Giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại địa bàn hà nội (Trang 89 - 104)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về thu hút vốn đầu tư nước

4.2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách

4.2.3.1. Chính sách về đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện tốt cho các dự án FDI triển khai hoạt động

Tiếp tục phát triển các khu công nghiệp và cụm công nghiệp để tạo mặt bằng cho sản xuất kinh doanh.

- Đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng các khu công nghiệp đang khai thác sử dụng. Có kế hoạch xây dựng khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào danh mục các khu công nghiệp ưu tiên.

- Đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại các huyện để khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Ngoài hạ tầng trực tiếp sản xuất cần chú ý tới hạ tầng xã hội như đầu tư khu vui chơi, giải trí, xây dựng nhà ở cho chuyên gia, cho người lao động, phát triển hệ thống bệnh viện, trạm y tế để khám, chữa bệnh, đầu tư trường dạy nghề để cung cấp lao động có chất lượng cho các khu công nhiệp. Khuyến khích thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và sức thu hút với nhà đầu tư nước ngoài.

- Rà soát chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng để xác định hợp lý giá cho thuê đất trong các khu công nghiệp để tránh tình trạng đẩy giá cho thuê đất lên cao làm tăng chi phí đầu tư các các doanh nghiệp. Tăng cường vận động xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp.

- Thành phố nên áp dụng mô hình khu công nghiệp với quy mô khác nhau, chú trọng các khu công nghiệp vừa và nhỏ, các cụm công nghiệp tại các vùng nông thôn để phục vụ nông nghiệp, nông thôn, vừa chú trọng lấp đầy các khu công nghiệp còn chậm triển khai, vừa có phương án sử dụng đất một cách tiết kiệm ở các khu công nghiệp có tỉ lệ cho thuê đất cao.

- Xây dựng tách riêng việc cho thuê đất nguyên thô với việc kinh doanh cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp để ngăn chặn tình

trạng đầu cơ đất. Thành phố cần hoàn thiện các văn bản hướng dẫn việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp để tạo thuận lợi cho việc thế chấp, cầm cố giá trị quyền sử dụng đất và tài sản trên đất để vay ngân hàng.

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy chế về khu công nghiệp phù hợp với tình hình mới theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư; thu hẹp khoảng cách và tiến tới thống nhất cơ chế, chính sách đối với nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp. Thực hiện tốt hơn nữa việc xây dựng và cải thiện kết cấu hạ tầng đến chân hàng rào công trình.

- Đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện để nhà đầu tư triển khai dự án, như: hệ thống giao thông, điện, nước, viễn thông… thực tế hiện nay việc triển khai chậm các dự án FDI một phần cũng do nguyên nhân này.

- Thành Phố cần bảo đảm hỗ trợ các công trình hạ tầng kỹ thuật (điện, nước, hông tin liên lạc) đến tận hàng rào các khu công nghiệp; ưu đãi ở mức cao nhất các dự án phát triển hạ tầng xã hội đồng bộ với khu công nghiệp (nhà ở cho công nhân, trường học, trường dạy nghề, các cơ sở khám chữa bệnh, thương mại và các dịch vụ đời sống). Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng tiến trình hội nhập. Vấn đề con người là vấn đề then chốt để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cần chú trọng công tác cán bộ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đủ mạnh cả về số lựng và chất lượng. Đây là giải pháp mang tính chất lâu dài, phải có chiến lược cụ thể, cho từng loại đối tượng. Cụ thể là áp dụng các biện pháp sau:

Tiếp tục thu hút nguồn vốn (ngân sách địa phương và trung ương, doanh nghiệp, tư nhân...) đầu tư xây dựng hạ tầng cho phát triển du lịch, các ngành dịch vụ, vui chơi giải trí tạo điều kiện cơ sở hạ tầng tốt cùng với những điều kiện sinh hoạt đảm bảo cho các nhà đầu tư sinh hoạt và làm việc trên địa

bàn (giao thông, nhà hàng, khách sạn, vui chơi, giải trí,…). Thông qua các hoạt động dịch vụ, sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư có điều kiện tìm hiểu về môi trường đầu tư, góp phần thu hút các nhà đầu tư. Xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị đáp ứng nhu cầu luân chuyển và tiêu thụ hàng hóa.

4.2.3.2. Chính sách về tài chính

Để thu hút nhanh chóng và sử dụng có hiệu quả cả vốn trong nước và vốn nước ngoài thì một điều cần thiết là phải tạo ra được một thị trường vốn ổn định, một hệ thống ngân hàng hoàn chỉnh. Muốn vậy, Nhà nước phải nhanh chóng phát huy vai trò của thị trường chứng khoán, lành mạnh hóa hệ thống tài chính góp phần chu chuyển vốn từ nước ngoài vào trong nước và ngược lại được thuận tiện. Như vậy, Nhà nước cần phải soạn thảo và đưa ra luật thị trường chứng khoán, đào tạo con người có đủ khả năng và trình độ hoạt động tốt trên thị trường và hệ thống tài chính, nhanh chóng có biện pháp đẩy nhanh cổ phần hóa các doanh nghiệp. Ngoài ra Chính phủ không nên để hình thức đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động chỉ trên cơ sở công ty trách nhiệm hữu hạn mà nên để các công ty này tự lựa chọn hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn mà nên để các công ty này tự lựa chọn hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hay theo hình thức công ty cổ phần. Như vậy vừa tạo điều kiện tốt cho thị trường chứng khoán ra đời, vừa tăng thêm vốn bổ sung của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia đóng gops cổ phần, đồng thời tạo thuận lợi và mở rộng thêm một kênh nữa cho thu hút FDI. Bởi nếu tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài bị khống chế khi mua cổ phần thì thứ nhất nó sẽ hạn chế nguồn đầu tư của họ, và thứ hai là hình thức này chỉ được coi là đầu tư gián tiếp. Còn nếu tỷ lệ sở hữu vốn của họ trong các Công ty cổ phần đạt mức khống chế thì họ sẽ trở thành nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài và quyền lợi, trách nhiệm của họ có thể được thi hành theo luật đầu tư trực tiếo nước ngoài. Như vậy, mức độ ổn

định của đồng vốn có thể sẽ cao hơn, đồng thời đây cũng là một giải pháp biến các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước trở thành một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài một cách nhanh chóng. Như vậy thì dòng FDI đổ vào trong nước lại có nhiều thuận tiện hơn, ít thủ tục rườm rà hơn do họ được đầu tư qua kênh thị trường chứng khoán – một kênh đầu tư có nhiều triển vọng thuận lợi, nhanh chóng hơn cách làm “truyền thống”. Bởi các nhà đầu tư sẽ không phải bận tâm nhiều đến các thủ tục thành lập Công ty, thuê đất, giải phóng mặt bằng,… những thủ tục mà hiện được coi là gây lãng phí khá nhiều tiền bạc và thời gian của các nhà đầu tư. Không những thế nó còn ảnh hưởng đến hình ảnh về môi trường đầu tư của Việt Nam và gây ức chế cho các nhà đầu tư. Điều này chắc chắn sẽ không có lợi cho Việt Nam nếu tiếp tục kéo dài. Về mặt tài chính Việt Nam cần có biện pháp để các nhà đầu tư tiếp cận một cách dễ dàng với nguồn ngoại hối hơn vì ngoại hối chính là dòng máu nuôi sống hoạt động đầu tư mà một khi khó khăn trong việc tiếp cận sẽ làm cho dự án không thể hoạt động trong thời gian lâu dài được.

Thêm vào đó là cần xóa bỏ những quy định về việc trả lương cho lao động Việt Nam bằng ngoại tệ điều đó sẽ làm cho nhà đầu tư giảm được chi phí, khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề sử dụng nhiều lao động. Từ khủng hoảng kinh tế khu vực đã cho thấy cần phải thực hiện một chính sách về tỷ giá hối đoái sao cho có hiệu quả.

Về chính sách tín dụng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã đưa ra những chính sách hỗ trợ về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND ở mức 9% đối với nhu cầu vốn trong 5 lĩnh vực sau: phục vụ nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

“Chính sách về ưu đãi thuế: Để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp FDI một cách có hiệu quả và hạn chế “kẽ hở” mà các doanh nghiệp FDI lợi dụng

chuyển giá để trốn thuế, trên cơ sở học tập kinh nghiệm của các nước, chính sách thuế TNDN cần được hoàn thiện theo hướng: Xoá bỏ hầu hết các ưu đãi thuế và đi liền với nó là thực hiện chính sách khuyến khích tổng thể nền kinh tế bằng việc hạ thấp thuế suất phổ thông. Cụ thể:

Một là, cần xóa bỏ hầu hết các ưu đãi thuế đối với hoạt động đầu tư

theo lộ trình. Chỉ áp dụng các ưu đãi thuế một cách chọn lọc. Điều này sẽ làm cho Luật Thuế TNDN trở nên đơn giản, dễ hiểu, tiết kiệm chi phí quản lý, thúc đẩy tích lỹ của DN. Đặc biệt, do chỉ áp dụng các ưu đãi thuế một cách chọn lọc sẽ có tác dụng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng hiệu quả, tránh được tính tràn lan trong chính sách ưu đãi thuế, nên hiện tượng lợi dụng chính sách miễn, giảm thuế để chuyển giá trốn thuế sẽ được hạn chế đáng kể.

Theo lộ trình đến năm 2018, chỉ áp dụng chính sách ưu đãi thuế đối với: Các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao đồng thời là công nghệ mới; Các dự án đầu tư tại các vùng đặc biệt khó khăn ở vùng sâu, vùng xa theo Danh mục do Chính phủ quy định.

Hai là, hạ thuế suất phổ thông xuống một mức tối ưu. Việt Nam đã có

những bước thay đổi, giảm thuế suất thuế TNDN xuống còn 22% (từ năm 2014) và 20% (từ năm 2016) tương đương với mức trung bình của các quốc gia châu Á hiện nay. Tuy nhiên, nếu so với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ - nơi có nhiều DN FDI đến đầu tư vào Việt Nam (như: Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Ma-cao, Thái Lan, Nga…) thì với mức thuế suất thuế TNDN hiện hành của Việt Nam (22%) hay với mức 20% (từ năm 2016) vẫn còn khá cao, đã tạo ra động lực thúc đẩy các doanh nghiệp FDI chuyển lợi nhuận cho công ty mẹ ở nước ngoài, thông qua cơ chế chuyển giá.

Thực tế này đặt ra là cần giảm thêm một mức thuế suất thuế TNDN để tăng tính cạnh tranh quốc gia trong thu hút đầu tư nước ngoài, giảm bớt “động

cơ” chuyển giá của các doanh nghiệp FDI. Vấn đề quan trọng là chúng ta phải xác định được mức thuế suất tối ưu cho Việt Nam.

Để xác định mức thuế suất tối ưu, tác giả đã sử dụng Mô hình hồi quy tuyến tính với chuỗi số liệu cụ thể và ước lượng bằng phương pháp OLS. Từ kết quả ước lượng có thể rút ra kết luận yếu tố nào tác động tới tổng số thu thuế TNDN trung bình theo năm. Trên cơ sở đó tìm ra thuế suất tối ưu xấp xỉ mức 18,5%.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, trong thời gian tới, Việt Nam nên giảm thuế suất xuống mức 18,5%, bởi lẽ:

- Giảm thuế suất thuế TNDN xuống mức 18,5% không chỉ làm giảm đi tổng số thuế TNDN mà còn làm cho tổng số thu thuế tăng lên. Bởi, việc giảm thuế sẽ làm giảm số thu thuế trong ngắn hạn nhưng làm tăng tích lũy, tăng đầu tư, giảm sự gian lận thuế, trốn thuế bằng nhiều hình thức.

- Việt Nam là quốc gia cần vốn cho đầu tư phát triển, việc giảm thuế suất thuế TNDN sẽ tạo ra môi trường kinh doanh năng động, hiệu quả thu hút thêm nguồn lực đầu tư nước ngoài.

- Giảm thuế là một biện pháp hạn chế động cơ chuyển giá. Quan sát các nước có cùng mức phát triển trong khu vực và trên thế giới thì với mức thuế suất thấp (18,5%) sẽ làm giảm tối đa động cơ “chuyển giá” nhằm trốn thuế của doanh nghiệp FDI.

Theo quan điểm của tác giả, việc giảm thuế TNDN xuống mức 18,5% cần thực hiện theo lộ trình: Từ năm 2016 giảm xuống mức 20%; Từ năm 2018 trở đi sẽ giảm xuống còn 18,5%.

Tóm lại, biện pháp giải quyết xoá bỏ hầu hết các ưu đãi thuế và đi liền với nó là thực hiện chính sách khuyến khích tổng thể nền kinh tế bằng việc hạ thấp thuế suất phổ thông sẽ làm cho Luật Thuế TNDN đơn giản, dễ hiểu, thúc đẩy tích lũy của DN tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, hạn chế động cơ trốn thuế

của các DN.”

4.2.3.3. Chính sách về thương mại

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư: Các cơ quan quản lý Nhà nước phải coi xúc tiến đầu tư là chức năng đầu tiên của mình. Xúc tiến đầu tư là một trong những giải pháp quan trọng để thu hút vốn FDI. Công tác xúc tiến đầu tư trong mấy năm qua chưa có kết quả và nhiều tồn tại, như: Chương trình vận động đầu tư còn thụ động, nặng về tuyên tuyền pháp luật, thiếu sự chỉ đạo, phối hợp của các cơ quan đầu mối ở cấp trung ương; Nội dung và phưng pháp tổ chức vận động đầu tư còn đơn giản, chưa theo từng đối tác, lĩnh vực, dự án cụ thể; thông tin về kinh tế, cơ hội đầu tư chưa đầy đủ và độ tin cậy còn thấp; tính chuyên nghiệp chưa cao và thiếu kinh phí hoạt động. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt để thu hút đầu tư hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài là những người có quyền lựa chọn địa bàn đầu tư mà họ cho là có lợi nhất. Vì vậy, Hà Nội cần phải chủ động tìm đến các đối tác nước ngoài. cần xác định xúc tiến đầu tư là nhiệm vụ của các Sở, ngành, Ban quản lý khu công nghiệp tại địa phương. Nhận biết được điều đó, tôi xin đề xuất biện pháp xúc tiến đầu tư trong thời gian tới tại Hà Nội như sau:

- Phân loại các đối tượng đầu tư: Cần chia các nhà đầu tư thành 3 đối tượng: nhà đầu tư đã có dự án, nhà đầu tư chuẩn bị tiến hành đầu tư và nhà đầu tư tiềm năng.

+ Đối với nhà đầu tư đã có dự án đầu tư, đây là giai đoạn triển khai sau khi được cấp phép, công việc xúc tiến đầu tư chủ yếu do Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp thực hiện bằng việc hỗ trợ nhà đầu tư như: giải phóng mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật, xử lý các tồn tại vướng mắc khi triển khai dự án… Việc làm này có ý nghĩa rất quan trọng trong cúc tiến đầu tư, nếu nhà đầu tư triển khai sau giấy phép thuận lợi thì môi trường đầu tư sẽ được nâng cao, lôi kéo được nhiều nhà đầu tư mới. Ngược lại môi trường đầu

tư sẽ xấu đi, hình ảnh địa phương sẽ giảm sút nghiêm trọng.

+ Đối với nhà đầu tư đang chuẩn bị tiến hành đầu tư, đây là giai đoạn trước cấp giấy chứng nhận đầu tư. Nhà đầu tư sẽ bỏ đi vì những thủ tục rườm rà và do chúng ta cung cấp thông tin không chuẩn xác khi xúc tiến đầu tư. Do vây, cần phải thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết khi xúc tiến kêu gọi đầu tư, không gây nhũng nhiễu thông qua các thủ tục hành chính.

+ Đối với nhà đầu tư tiềm năng, là những nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, hoặc tổ chức những đoàn công tác ra nước ngoài tiếp xúc trực tiếp với các nhà đầu tư, phải chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết đảm bảo những thông tin này phải trung thực cho dù nó tồn tại yếu tố bất lợi. Việc tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại địa bàn hà nội (Trang 89 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)