Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨ CỞ VIỆT NAM
2.1. Sự cần thiết phát triển kinh tế tri thứ cở Việt Nam
2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế tri thứ cở Việt
Việt Nam
Đảng ta đã xác định nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ là phát triển lực lƣợng sản xuất, là công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã quyết định phải đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá để đến khoảng năm 2020 nƣớc ta về cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ, “tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nƣớc ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc theo định hƣớng XHCN gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế
tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Muốn đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhất thiết phải nắm bắt và vận dụng tri thức khoa học công nghệ hiện đại, cách thức hoạt động của nền kinh tế tri thức, bỏ qua nhiều bƣớc phát triển công nghệ trƣớc đây mà các nƣớc đi trƣớc đã phải trải qua, có nghĩa là chúng ta sẽ phải “đi tắt, đón đầu” muốn thực hiện đƣợc chúng ta phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ cực kỳ lớn lao: chuyển biến từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Hai nhiệm vụ ấy phải thực hiện đồng thời, lồng ghép vào nhau, hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau; khi hoàn thành công nghiệp hóa thì cũng là lúc đó phát triển kinh tế tri thức. Mô hình công nghiệp hóa đi tắt này chƣa hề có tiền lệ vì vậy chúng ta phải biết tận dụng mọi điều kiện tranh thủ mọi thời cơ và khắc phục mọi khó khăn để có thể thực hiện đƣợc.
Những thuận lợi của chúng ta là: Nƣớc ta đi theo định hƣớng XHCN có một thể chế chính trị công bằng và dân chủ, chế độ xã hội luôn hƣớng tới kinh tế tri thức, tạo môi trƣờng thuận lợi cho kinh tế tri thức phát triển. Ngƣời dân Việt Nam có một truyền thống văn hóa là cần cù, sáng tạo năng lực trí tuệ của ngƣời Việt nam không thua kém so với các nƣớc điều đó đã đƣợc chứng minh thông qua các kỳ thi quốc tế. Những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua đó tạo ra thế và lực để chúng ta bƣớc vào một thời kỳ phát triển mới. Với chính sách đối ngoại đa phƣơng hóa, đa dạng hóa và xu thế toàn cầu hóa hiện nay quan hệ nƣớc ta với các nƣớc trên thế giới ngày càng đƣợc mở rộng. Môi trƣờng hòa bình, sự hợp tác, liên kết quốc quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tạo điều kiện để chúng ta tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực - nguồn vốn, công nghệ mới, kinh nghiệp quản lý mở rộng thị trƣờng ở những nƣớc đi trƣớc.
Bên cạnh những thuận lợi nƣớc ta cũng còn có những khó khăn và thử thách nhƣ:
Lực lƣợng lao động của Việt Nam khá dồi dào nhƣng chất lƣợng thấp, nền giáo dục còn nhiều bất cập nên chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu về nguồn nhân lực chất
lƣợng cao cho đất nƣớc. Cơ chế quản lý còn mang nhiều tàn dƣ của chế độ quản lý cũ, chƣa năng động nhạy bén với nền kinh tế thị trƣờng chúng ta cũng đã thực hiện đƣờng lối đổi mới nhƣng do nhiều nguyên nhân nên sự chậm trễ trong đổi mới tƣ duy và nhận thức chƣa theo kịp sự phát triển của thời đại, về cơ bản Việt Nam còn thiếu vắng một chiến lƣợc quốc gia tổng thể về xây dựng và phát triển kinh tế tri thức làm chỗ dựa. Ngoài ra các điều kiện vật chất - kỹ thuật để phát triển kinh tế tri thức vẫn còn thiếu và yếu trên nhiều phƣơng diện.
Trong thiên niên kỷ mới, cơ hội để Việt Nam phát triển lên trình độ kinh tế tri thức là rất lớn, chúng ta vững tin rằng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với truyền thống kiên cƣờng bất khuất và thông minh sáng tạo, luôn biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chúng ta nhất định sẽ chiến thắng đƣợc nghèo nàn lạc hậu, sánh vai cùng các nƣớc trên thế giới trong nhịp bƣớc khẩn trƣơng của thời đại.