Sử dụng nguồn nhân lực phải đảm bảo tạo điều kiện để nguồn nhân lực phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 91)

Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨ CỞ VIỆT NAM

3.2. Các giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế tri thứ cở Việt Nam

3.2.5. Sử dụng nguồn nhân lực phải đảm bảo tạo điều kiện để nguồn nhân lực phát

nhân lực phát huy được tính linh hoạt và khả năng sáng tạo

Chất lƣợng nguồn nhân lực nói chung, tính linh hoạt và khả năng sáng tạo của nguồn nhân lực nói riêng không chỉ phụ thuộc vào quá trình giáo dục - đào tạo, mà còn phụ thuộc vào quá trình sử dụng nguồn nhân lực. Việc sử dụng nguồn nhân lực sao có hiệu quả và ngày càng phát triển theo chiều hƣớng tích cực là đòi hỏi phải có một quy trình quản lý khoa học, linh hoạt, không thể sử dụng dƣới hình thức áp đặt. Chính vì vậy, việc khai thác và sử dụng không hề đơn giản, phải biết tìm kiếm những mô hình, cách thức về tổ chức, quản lý sản xuất, những cải tiến về công nghệ, chế độ tiền lƣơng, tiền thƣởng... một cách hữu hiệu, thì việc sử dụng nguồn nhân lực mới đạt hiệu quả cao.

* Phải xây dựng một môi trƣờng dân chủ, họ có quyền phát huy ý tƣởng, sáng kiến của mình trong công việc, đó là điều kiện tốt để phát huy tính linh hoạt và khả năng sáng tạo, tiếp tục phát triển trình độ và năng lực của mình trong mọi không gian và thời gian. Đại hội X của Đảng chỉ rõ “khuyến khích những ngƣời năng động, sáng tạo, có sáng kiến, có ý tƣởng mới”. Sinh thời đồng chí Cố Tổng bí thƣ Nguyễn Văn Linh từng căn dặn “Phải có một đội ngũ cán bộ mới, có tƣ duy mới, phong cách mới”.

* Có chính sách đãi ngộ hợp lý, tôn vinh xứng đáng, trao tặng các giải thƣởng, danh hiệu cao quý, khen thƣởng kịp thời, cho các tổ chức cá nhân đã có những thành quả đóng góp đối với xã hội nhất là đội ngũ những nhà khoa học.

* Cải cách hệ thống tiền lƣơng, bảng lƣơng trên cơ sở phân định tích chất đặc điểm công việc, trách chủ nghĩa bình quân cào bằng trong phân phối thu nhập, tạo động lực mạnh mẽ để thúc đẩy hoạt động sáng tạo.

* Ở Việt Nam, vấn đề coi trọng ngƣời tài từ lâu đã đƣợc đặc biệt coi trọng. “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nƣớc mạnh mà hƣng thịnh, nguyên khi suy thì thế nƣớc yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vƣơng thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết...”. Phát huy những tƣ

tƣởng của các vị tiền bối hiện nay chính sách của Đảng và Nhà nƣớc là quan tâm đầu tƣ đãi ngộ về điều kiện vật chất thỏa đáng nhằm bảo vệ và phát huy nguồn nhân lực quý giá này. Ngoài ra phải tạo ra một môi trƣờng làm việc đầy đủ thuận lợi nhất để họ tự khẳng định và thực hiện nhân cách, phát huy tài năng của mình.

* Có chính sách ƣu đãi để thu hút trí thức Việt kiều về nƣớc phục vụ đất nƣớc. Hiện nay số ngƣời Việt Nam định cƣ, công tác, làm việc ở nƣớc ngoài tƣơng đối lớn trong đó nhiều ngƣời có trình độ cao, nắm giữ những vị trí quan trọng trong các tổ chức khoa học, các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu có uy tín ở rất nhiều nƣớc. Đây là một nguồn lực có giá trị đối với sự phát triển của đất nƣớc, bởi lẽ họ đƣợc đào tạo một cách cơ bản ở những trƣờng danh tiếng, lại có điều kiện làm việc trong những môi trƣờng có nền khoa học công nghệ phát triển, mặt bằng dân trí cao. Để những lực lƣợng này về phục vụ đất nƣớc đòi hỏi Đảng và nhà nƣớc phải có cách thức, biện pháp,chính sách hấp dẫn. Đối những nhà khoa học Việt kiều thì sự hấp dẫn không phải là lƣơng cao là có thể thu hút họ về nƣớc mà là môi trƣờng làm việc thuận lợi, sự tôn trọng, tôn vinh của Đảng và Nhà nƣớc, xã hội đối với họ. Khi đã thu hút đƣợc trí thức Việt kiều thì có thể thu hút đƣợc đội ngũ nhà khoa học nƣớc ngoài vào làm việc tại Việt Nam. Một số giải pháp về sử dụng đội ngũ trí thức Việt kiều và ngƣời nƣớc ngoài nhƣ:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào và ngƣời nƣớc ngoài định cƣ ở Việt Nam.

- Bố trí nhà ở, sắp xếp công việc thuận lợi cho vợ (chồng) con cái họ có cuộc sống ổn định ở trong nƣớc.

- Có thể giao giữ một số chức vụ quản lý khoa học, kinh tế nếu thấy cần thiết.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các Việt kiều vay vốn, thuê đất, đầu tƣ áp dụng công nghệ vào trong nƣớc.

Đại hội Đảng lần thứ X đã nhấn mạnh “Có chính sách khuyến khích và có hình thức thu hút các nhà khoa học, công nghệ ở trong nƣớc và ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài tham gia xây dựng đất nƣớc... tôn vinh các nhà khoa học thực sự có tài,

có đóng góp cho đất nƣớc”. “Đối với trí thức, phát huy trí tuệ và năng lực, mở rộng thông tinh phát huy dân chủ, trọng dụng nhân tài. Khuyến khích trí thức và các nhà khoa học phát minh sáng tạo. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đãi ngộ xứng đáng những cống hiến của tri thức cho công cuộc phát triển đất nƣớc” 8, tr.119.

* Phải đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ gắn liền với bố trí và sử dụng cán bộ, tránh lãng phí nguồn nhân lực. Phải bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý đúng tầm (sức trẻ, sức sáng tạo) nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả nhất chất xám của đội ngũ cán bộ đó, tạo điều kiện để họ khẳng định đƣợc mình nhƣ quy định của Hội nghị Trung ƣơng 3 khóa VIII “Việc bố trí và sử dụng cán bộ phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn phù hợp với sở trƣờng. Đề bạt cán bộ phải đúng lúc, đúng ngƣời, đúng việc” cố Tổng bí thƣ Lê Duẩn cho rằng “nếu ngay bây giờ không mạnh dạn đƣa những ngƣời trẻ tuổi lên thì năm ba năm nữa lấy ai thay thế, cáng đáng công việc”. Chính vì vậy để xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý vừa có tâm vừa có tầm thì những cán bộ chủ chốt đƣơng chức phải có trách nhiệm cao trong việc đào tạo ngƣời thay thế, sẵn sàng nhƣờng vị trí khi họ trƣởng thành, tiếp tục truyền thụ những kinh nghiệm của mình cho họ, để ngƣời thay thế tiếp tục phát huy cái tâm đối với thế hệ tiếp theo.

3.2.6. Tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ

Thiết lập và củng cố một hệ thống sở hữu trí tuệ đầy đủ và có hiệu quả là một đòi hỏi của quá trình hội nhập và công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nƣớc. Xu thế chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức càng đòi hỏi phải nhanh chúng thực hiện các mục tiêu liên quan đến sở hữu trí tuệ. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, để đảm bảo sở hữu trí tuệ, cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, để tìm kiếm các nguồn lực cho phát triển, Chính phủ cần có các

biện pháp hữu hiệu trong việc chống sản xuất kinh doanh hàng giả, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của mọi chủ thể, nghiêm cấm và nghiêm khắc xử lý các hành vi giả mạo, đánh cắp, chiếm đoạt kết quả đầu tƣ sáng tạo.

Nền sản xuất hàng nhái hàng giả chứa đựng nhiều nguy cơ và hậu quả xấu (trƣớc hết là tạo ra và làm trầm trọng thêm căn bệnh dối trá, cƣớp giật, lừa đảo

trong kinh doanh; tiếp theo là bóp nghẹt các nỗ lực sáng tạo ở trong nƣớc và làm nản chí các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài; từ đó gây phƣơng hại toàn diện đến lợi ích vật chất, tinh thần của ngƣời tiêu dùng và xã hội, kể cả của chính những ngƣời tham gia nền công nghiệp hàng giả...). Mặt khác, điều kiện quốc tế mới với khuynh hƣớng toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng các hoạt động kinh tế, thƣơng mại, cũng nhƣ khuynh hƣớng ngày càng chú trọng hơn đến vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ, không cho phép một nền kinh tế có thể dễ dàng chọn lựa cách xuất phát bằng công nghiệp hàng giả. vì thế, Nhà nƣớc ta chủ trƣơng ngăn chặn việc sản xuất và lƣu thông hàng giả và coi đó là một tệ nạn có tác động phá hoại các nỗ lực công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Thứ hai, cần đƣa ra các chính sách khuyến khích đầu tƣ cho sáng tạo công

nghệ và sáng tạo trong kinh doanh không chỉ chú trọng về phƣơng diện tinh thần mà cần phải bảo đảm các điều kiện cần thiết về pháp lý thông qua hệ thống các quy phạm pháp luật để ngƣời đó đầu tƣ có khả năng khai thác các thành quả.

Đây là vấn đề có tính chất nguyên tắc có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển hệ thống bảo hộ sở hữu công nghiệp.

Thứ ba, trong khi chú trọng bảo đảm lợi ích cho ngƣời có công sáng tạo, cần

phải đồng thời chú trọng bảo đảm lợi ích của xã hội, núi cách khác phải tạo ra một trạng thái cân bằng tƣơng đối giữa lợi ích của xã hội và lợi ích của ngƣời sở hữu các thành quả sáng tạo.

Nói chung, dù cơ chế nào cũng phải hƣớng vào mục đích phục vụ cho sự phát triển của xã hội, vì vậy luôn luôn phải tính đến lợi ích của xã hội. Việc bảo đảm các lợi ích của ngƣời sáng tạo nhiều khi hạn chế hoặc làm thiệt hại đến lợi ích của ngƣời khác, vì thế, trong khi thiết lập các quy phạm pháp luật để bảo đảm quyền về sở hữu công nghiệp, Nhà nƣớc luôn coi trọng việc bảo đảm lợi ích của toàn xã hội. Để thực hiện đƣợc việc đó, dƣờng nhƣ luôn luôn ngƣời đƣợc hƣởng lợi ích phải bảo đảm các điều kiện nhất định nào đó - hay nói cách khác - phải đánh đổi với xã hội những lợi ích nhất định.

Thứ tư, song song với việc bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, cần phải có các

biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn nguy cơ lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ. Dƣờng nhƣ lạm dụng chế độ bảo hộ sở hữu trí tuệ là căn bệnh phát sinh của mọi hệ thống sở hữu trí tuệ mà điển hình nhất là tình trạng sử dụng quyền sở hữu trớ tuệ để khống chế sự phát triển sáng tạo của ngƣời khác, gây sức ép với các nƣớc kém phát triển, cản trở việc thực hiện các mục tiêu dân sinh của họ. Những cuộc đe doạ sử dụng các biện pháp trừng phạt thƣơng mại với lý do không bảo đảm các điều kiện bảo hộ thoả đáng quyền sở hữu trí tuệ xảy ra trong thập kỷ vừa qua đó chứng tỏ rằng, bên cạnh vai trò tích cực nhƣ đã nhận thức đƣợc, cơ chế toàn cầu hoá về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng chứa đựng những cạm bẫy cần phải tỉnh táo để phòng tránh và đối phó.

Thứ năm, việc phát triển sở hữu công nghiệp trƣớc hết là phục vụ cho nhu

cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, do đó phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nƣớc đồng thời phải phù hợp với đòi hỏi của quá trình hội nhập. Rõ ràng, những năm gần đây vấn đề sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng của thế giới đã phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lƣợng. Điều kiện của Việt Nam chƣa đòi hỏi và chƣa cho phép ngay một lúc hệ thống sở hữu công nghiệp của mình có trình độ ngang hàng với trình độ chung của thế giới. Vì vậy, phát triển hoạt động này phải đƣợc coi là một quá trình gồm nhiều bƣớc, trong đó mỗi bƣớc đƣợc xác định bởi nhu cầu và khả năng của thực tiễn để tiến tới xây dựng một hệ thống sở hữu công nghiệp toàn diện, có trình độ tƣơng xứng với khu vực và thế giới.

KẾT LUẬN

Từ hoàn cảnh thế giới, khu vực và đất nƣớc hiện nay, chúng ta đều nhận thấy xu hƣớng xây dựng và phát triển tri thức là xu hƣớng tất yếu của lịch sử, không riêng gì chủ nghĩa tƣ bản. Vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công

bằng dân chủ, văn minh" Việt Nam không thể đi ngƣợc xu hƣớng đó. Nƣớc ta đã

nắm bắt đƣợc rất nhiều cơ hội và từ đó có thể phát triển nền tri thức, theo kịp nền kinh tế của các nƣớc phát triển. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn mà chúng ta phải vƣợt qua. Chặng đƣờng phía trƣớc còn nhiều chông gai, đòi hỏi nƣớc ta phải vận dụng những điều kiện thuận lợi để đẩy lùi nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tiến vào thời kỳ công nhiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, tăng cƣờng mở rộng các mối quan hệ ngoại giao, tìm hiểu kinh nghiệm của các nƣớc tiên tiến. Và một điều quan trọng nữa để xây dựng và phát triển một cách có hiệu quả nền kinh tế tri thức là phải chăm lo đến cải cách giáo dục về con ngƣời và vật chất nƣớc nhà.

Trong tầm nhìn dài hạn, có thể nói rằng phát triển kinh tế tri thức phải đƣợc coi là nhiệm vụ mang tính sống còn đối với tƣơng lai của nƣớc ta.

Nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra, đề tài nghiên cứu đã:

- Phân tích cơ sở lý luận của kinh tế tri thức; những bài học kinh nghiệm phát triển của một số nƣớc đối với quá trình xây dựng và phát triển KTTT ở Việt Nam.

- Đi sâu vào phân tích và đánh giá cơ hội và thách thức, những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong quá trình tiếp cận và phát triển KTTT.

- Tác giả đã đƣa ra một số quan điểm và giải pháp trong việc phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam.

1. Đinh Văn Ân (chủ biên - 2005), Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế, xã

hội tốc độ nhanh, bền vững, chất lượng cao ở Việt Nam, Nxb. Thống kê, Hà

Nội.

2. Lê Xuân Bá (chủ biên - 2004), Hội nhập kinh tế quốc tế: Áp lực cạnh tranh

trên thị trường và đối sách của một số nước, Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2000), Chiến lược phát triển kinh tế 2001 - 2010. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2005), Báo cáo kết quả đánh giá 5 năm thực hiện kế

hoạch khoa học - công nghệ giai đoạn 2001-2005.

5. Vũ Đình Cự (2008), "Xu thế chủ yếu của sự phát triển khoa học, công nghệ,

sự hình thành và vai trò của kinh tế tri thức trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Đề tài KX.08.02.

6. Ngô Doãn Vịnh (6/2009), “Một số vấn đề đổi mới tƣ duy đối với chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (11).

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đổi mới cơ chế quản lý khoa học công nghệ ở Việt Nam (2003), Nxb. Khoa

học Kỹ thuật, Hà Nội.

10. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Thành phố Hà Nội (2002), Mã số 01X-

07/03-2002-1.

11. Đặng Hữu (2001), “Phát triển kinh tế tri thức: rút ngắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

12. Đặng Hữu (2005), “Công nghệ thông tin - mũi nhọn đột phá đƣa loài ngƣời vào thời đại kinh tế trí thức”,WebSite Viện Những vấn đề phát triển.

13. Đặng Hữu (2005), “Đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa rút ngắn dựa trên tri thức, WebSite Viện Những vấn đề phát triển.

14. Kỷ yếu hội thảo khoa học (2000), Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra với

Việt Nam, Hà Nội.

15. Kỷ yếu hội thảo khoa học (2002), Kinh tế tri thức với đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, Hà Nội.

16. Đặng Mộng Lân (2002), Kinh tế tri thức: Những khái niệm và vấn đề cơ bản, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.

17. Vũ Trọng Lâm (2004), Kinh tế tri thức ở Việt Nam quan điểm và giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)