Kiến nghị với Nhà nước và Tổng cục Du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh tây ninh trong bối cảnh việt nam kinh tế quốc tế (Trang 108 - 114)

Trước hết, cần có sự hòan thiện cơ chế chính sách của Nhà nước. Để

khai thác những tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, tỉnh Tây Ninh đề nghị Chính phủ quan tâm tăng nguồn vốn đầu tư hạ tầng du lịch; đề nghị Bộ Văn

hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu đề xuất Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi bổ sung Luật Du lịch cho phù hợp với tình hình phát triển du lịch hiện nay. Tỉnh mong muốn các nhà đầu tư trong nước và quốc tế quan tâm nghiên cứu, tham gia đầu tư phát triển các loại hình kinh doanh du lịch. Tỉnh cam kết sẽ tiếp tục ban hành những cơ chế, chính sách ưu đãi và luôn đồng hành cùng nhà đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn.

Hiện nay, tuy đã có một số chính sách có liên quan đến phát triển du lịch đặc thù của địa phương được ban hành như Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng đặc dụng; Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quản lý các hoạt động du lịch đặc thù của địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, dẫn tới dự quản lý và tổ chức nghèo nàn không hiệu quả của các hoạt động du lịch đặc thù của địa phương và bảo tồn thiên nhiên.

Để du lịch đặc thù của địa phương phát triển bền vững, sớm hội nhập thị trường khu vực và thế giới, cần có một số cơ chế chính sách như Chính sách đầu tư về cơ sở hạ tầng phục phụ phát triển du lịch đặc thù của địa phương. Việc đầu tư này phải phù hợp với quy hoạch được duyệt và quy định của Luật doanh nghiệp, Luật bảo vệ và Phát triển rừng, không được làm thay đổi cảnh quan của khu rừng.

Cần có những chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực phát triển du lịch đặc thù của địa phương với các đối tượng: cán bộ quản lý hoạt động, hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ, nhân dân sống hợp pháp tại vùng đệm. Trên thực tế, nhiều sinh viên được đào tạo bài bản về chuyên ngành du lịch nhưng khi làm hướng dẫn viên du lịch sinh thái không khỏi bỡ ngỡ, vẫn cần sự giúp đỡ của các cán bộ có kinh nghiệm trong khai thác du lịch đặc thù của địa phương. Hướng dẫn du lịch đặc thù của địa phương khó hơn du lịch thông thường bởi phải hiểu biết tường tận về quy luật tự nhiên, phải là người diễn giải môi trường, giải thích về thiên nhiên cho du khách…

Thứ hai, Để thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển du lịch Tây Ninh,

trong thời gian tới Tỉnh cần đẩy mạnh đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, Tây Ninh còn khó khăn về nguồn tài chính, do đó, đề nghị Nhà nước quan tâm, đầu tư hạ tầng theo hướng sau:

-Đối với hạng mục đường giao thông: Nhà nước chịu trách nhiệm đầu tư 100% vốn cho các trục đường chính và cầu. Các nhà đầu tư chịu trách nhiệm đầu tư đường vào và các đường nội bộ trong các khâu chức năng.

-Điện: Ngành điện chịu trách nhiệm đầu tư đường dây trung thế vào các khu chức năng. Các nhà đầu tư chịu 100% vốn đầu tư các tuyến hạ thế.

-Cấp nước: Huy động vốn của các thành phần kinh tế để đầu tư.

-Thoát nước: Ngân sách nhà nước chịu 100% vốn đầu tư xây dựng hệ thống cống chung. Phần còn lại thuộc trách nhiệm các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, kết hợp với kêu gọi đầu tư. Thực hiện theo mô hình một nhà quản lý nhiều nhà đầu tư. Xây dựng chủ trương quy hoạch để kêu gọi đầu tư. Số nhà đầu tư nên được hạn chế theo quy mô đầu tư và cần có nhà đầu tư chủ lực.

-Nếu có một nhà đầu tư: cần thực hiện công tác đánh giá dự án do nhà đầu tư đưa ra, thẩm định năng lực, tài chính và kinh nghiệm của nhà đầu tư thông qua các chuyên gia đầu ngành.

-Nếu có từ hai nhà đầu tư trở lên: cần thực hiện đấu thầu các dự án (kể cả khâu thiết kế) theo các tiêu chí phù hợp với quy hoạch, có tính khả thi cao, các hạng mục đầu tư hấp dẫn; vốn đầu tư lớn, năng lực tài chính và uy tín; thời gian đầu tư ngắn; có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh du lịch.

Các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế khi tham gia đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng du lịch đều phải thực hiện theo đúng quy hoạch, định hướng phát triển du lịch của hồ và pháp luật của nhà nước. Nhà đầu tư phải thực hiện tất cả các trình tự quy định đầu tư theo luật đầu tư, cam kết thực hiện đúng các nội dung trong dự án đầu tư đã được phê duyệt.

Các chính sách đãi ngộ dành cho các nhà đầu tư vào ngành du lịch Tây Ninh:

Tất cả các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều được hưởng các chính sách đãi ngộ ngang nhau khi tham gia đầu tư vào ngành du lịch Tây Ninh:

* Tiền thuê đất: Áp dụng khung giá đất thuộc xã miền núi có mức cho thuê tối thiểu là 0,01 USD/năm và mức tối đa là 0,06 USD/năm. Cụ thể như sau:

- Đơn giá cho thuê đất: 100 USD/ha/năm.

- Đơn giá cho thuê mặt nước: 75 USD/ha/năm (khung 75 – 525USD/ha/năm).

- Riêng đối với công trình kiến trúc xây dựng trên mặt nước, đơn giá cho thuê được áp dụng như cho thuê đất.

- Được miễn tiền thuê đất phải trả trong 10 năm kể từ khi hoàn thành việc xây dựng cơ bản và đưa công trình vào sử dụng.

* Thuế thu nhập doanh nghiệp:

- Áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian nhà đầu tư thực hiện dự án.

- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi các nhà đầu tư có lãi và 50% trong 4 năm tiếp theo.

4.3.2. Kiến nghị với Chính quyền địa phương

Cơ sở hạ tầng yếu kém là nguyên nhân chính khiến Tây Ninh không thể thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Chính vì thế, du lịch Tây Ninh chưa bứt phá để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Vừa qua, UBND tỉnh Tây Ninh đã Tây Ninh đã ban hành danh mục các dự án đầu tư cần thiết cho sự phát triển của hoạt động du lịch, làm cơ sở xây dựng và thực hiện chính sách thúc đẩy đầu tư, nhất là về cơ sở hạ tầng. Để quyết định nêu trên được triển khai có hiệu quả, Tỉnh nên khẩn trương chỉ đạo tập trung đầu tư xây dựng các khu, cụm du lịch như: cụm Thành phố Tây Ninh - núi Bà Ðen, cụm Thiện Ngôn- Căn cứ Trung ương Cục miền nam. Kêu gọi đầu tư, phát triển mở rộng một số khu du lịch đã được quy hoạch như Khu du lịch Ma Thiên Lãnh - Núi Bà Ðen, khu vực hồ Dầu Tiếng….

Về phía UBND tỉnh, việc hoàn thiện chính sách về sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh doanh phát triển du lịch đặc thù của địa phương cũng cần được quan tâm. 25% lợi nhuận thu được sẽ được đầu tư phát triển rừng đặc dụng, 75% còn lại hỗ trợ tăng lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên, hỗ trợ hoạt động phát triển cộng đồng dân cư vùng đệm, chi cho hoạt động tái đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch đặc thù của địa phương.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tham mưu một cách cụ thể cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030” trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030”. Trong đó, đã xác định rõ nhiệm vụ những năm tới là: Đầu tư khai thác và phát huy các tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch nhanh, bền vững; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch. Tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; ưu tiên phát triển các loại hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng gắn với du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, thể thao giải trí tại Khu du lịch quốc gia điểm hồ Dầu Tiếng và Điểm du lịch quốc gia núi Bà Đen. Phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch hấp dẫn, hình thành hệ thống các tour, tuyến, điểm du lịch liên vùng, mở rộng hợp tác phát triển du lịch Tây Ninh gắn với các tỉnh trong khu vực đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Tăng cường quản lý nhà nước, đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến du lịch; ưu tiên đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh.

Bên cạnh đó, chính sách góp vốn đầu tư liên doanh liên kết để phát triển cũng rất quan trọng. Mặc dù đã có một số chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân có thể tham gia đầu tư và quản lý hoạt động du lịch đặc thù của địa phương, nhưng cho đến nay hoạt động du lịch đặc thù của địa phương chủ yếu vẫn do các điểm du lịch này tự tổ chức, vận hành. Do vậy lợi ích từ hoạt động du lịch đặc thù của địa phương vẫn chưa đến với những cộng đồng địa phương; Chính sách về giá thuê môi trường rừng để phát triển du

lịch đặc thù của địa phương, theo đó giá thuê môi trường rừng được điều chỉnh năm năm một lần, thời gian thuê không quá 50 năm…

Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng, thu hút khách du lịch đến với Tây Ninh, cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, tỉnh cần tập trung chú trọng phát triển các tuyến du lịch trọng điểm, xây dựng sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng của địa phương theo hướng chủ đạo là du lịch tâm linh, về nguồn và du lịch sinh thái. Đồng thời Tỉnh nên sớm thành lập Hiệp hội du lịch của tỉnh làm đầu mối xây dựng thương hiệu du lịch cho tỉnh, kết nối với các tỉnh, thành phố tới các điểm đến trong tỉnh và thông tuyến lữ hành quốc tế sang Campuchia và các nước ASEAN khác chứ không để các doanh nghiệp mạnh ai nấy làm như hiện nay.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh tây ninh trong bối cảnh việt nam kinh tế quốc tế (Trang 108 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)