CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành Luận văn lấy phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm cơ sở phƣơng pháp luận nghiên cứu. Đồng thời sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, dự báo…nhằm bảo đảm việc xử lý, phân tích, nghiên cứu các vấn đề về phát triển công nghiệp một cách hợp lý và có hiệu quả.
- Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phƣơng pháp quan sát khoa học: Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã trực tiếp quan sát thực trạng phát triển công nghiệp tại các làng nghề từ đó đƣa ra những nhận định về điều kiện phát triển công nghiệp tại các làng nghề, những thuận lợi và khó khăn.
+ Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: với phƣơng pháp này đƣợc tác giả tập trung nghiên cứu, xem xét trên cơ sở các thực trạng phát triển làng nghề và công nghiệp làng nghề trong giai đoạn 2010 – 2015, từ đó đƣa ra những giải pháp khắc phục những khó khăn tồn tại với mục đích tăng tỷ trọng công nghiệp trong phát triển làng nghề nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng.
- Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết:
Sau khi thu thập các tài liệu, nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau, nhƣ sách, giáo trình, tạp chí, các bài báo và công trình khoa học đã đƣợc công bố, tác giả đã phân tích và tìm hiểu sâu sắc về đối tƣợng nghiên cứu là phát triển công nghiệp tại các làng nghề. Từ đó tác giả tổng hợp và phân tích thông tin theo hệ thống tƣ duy lôgic, để tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về phát triển công nghiệp tại các làng nghề.
Ngoài ra tác giả còn sử dụng kết hợp với các phƣơng pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, tham khảo ý kiến các chuyên gia và các nhà chuyên môn đang công tác trong lĩnh vực này để có cái nhìn đầy đủ nhất, sau đó phân tích đánh giá thực trạng từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển công nghiệp tại các làng nghề một cách hiệu quả.