và văn hóa doanh nghiệp bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình xây dựng và phát triển phát triển của doanh nghiệp.
1.4. Tác động của văn hóa doanh nghiệp tới sự phát triển của doanh nghiệp doanh nghiệp
1.4.1. Văn hoá doanh nghiệp tạo nên phong thái của doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp chứa đựng trong nó rất nhiều bộ phận và yếu tố như kiến trúc, sản phẩm, tập tục, nghi lễ, thói quen, cách họp hành, chiến lược kinh doanh, logo, ấn phẩm điển hình, giai thoại về người sáng lập doanh nghiệp… Và chính những yếu tố đó đã làm nên một phong thái, một nét riêng, đặc trưng của doanh nghiệp đó mà không doanh nghiệp nào khác có thể bị lẫn vào. Những yếu tố này có ảnh hưởng cực lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác bởi những nét văn hoá đặc trưng của doanh nghiệp đó. Và nó cũng gây ấn tượng mạnh cho người ngoài, là niềm tự hào của các thành viên trong doanh nghiệp.
Để nhận ra phong thái của một doanh nghiệp không phải là quá khó khăn. Đặc biệt là một doanh nghiệp thành công, bởi ấn tượng của doanh nghiệp đó với công chúng là hết sức mạnh và nó trở thành niềm tự hào của các thành viên trong doanh nghiệp. Và phong thái riêng của mỗi doanh nghiệp làm nên sự khác biệt của mỗi doanh nghiệp.
1.4.2. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên lực hƣớng tâm chung cho toàn doanh nghiệp
Một doanh nghiệp có nền văn hoá tốt ắt sẽ thu hút được nhân tài và củng cố lòng tin của công chúng, lòng trung thành của các thành viên trong doanh nghiệp. Đây là điều hết sức quan trọng mà không dễ đánh đổi bằng các
giá trị vật chất bình thường. Để có được một văn hóa doanh nghiệp đi vào lòng công chúng là cả một quá trình với sự nỗ lực của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp đó.
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng cao. Các nhu cầu giờ đây không đơn giản chỉ là ăn no, mặc ấm mà còn là ăn ngon, mặc đẹp. Người lao động làm việc không chỉ vì tiền mà còn những nhu cầu khác nữa. Theo Maslow, hệ thống nhu cầu của con người gồm năm loại nhu cầu xếp theo thứ tự từ thấp đến cao: Nhu cầu sinh lý; Nhu cầu an ninh; Nhu cầu xã hội – giao tiếp; Nhu cầu được kính trọng; Nhu cầu tự khẳng định để tiến bộ. Năm nhu cầu trên là những cung bậc khác nhau của sự ham muốn có tính khách quan ở mỗi cá nhân.
Vì vậy, doanh nghiệp mà nắm bắt được các nhu cầu khác nhau của người lao động thì sẽ có được nhân tài cho doanh nghiệp mình. Bởi con người luôn là trung tâm của mọi việc, là yếu tố quan trọng làm nên thành công của doanh nghiệp. Và mỗi một cá nhân trong doanh nghiệp mang trong mình nét văn hoá riêng góp phần tạo nên nét văn hoá chung cho toàn doanh nghiệp đó. Trong một nền văn hóa doanh nghiệp chất lượng, các thành viên nhận thức rõ ràng về vai trò của bản thân trong toàn bộ tổng thể, họ làm việc vì mục đích và mục tiêu chung.
1.4.3. Văn hóa doanh nghiệp khích lệ quá trình đổi mới và sáng tạo
Ở những doanh nghiệp mà có môi trường văn hoá ngự trị mạnh mẽ sẽ nảy sinh sự tự lập đích thực ở mức độ cao nhất, nghĩa là các nhân viên được khuyến khích để tách biệt ra, hoạt động độc lập và đưa ra sáng kiến, kể cả các nhân viên cấp cơ sở. Sự khích lệ này sẽ góp phần phát huy tính năng động, khởi nguồn cho những sáng tạo của các thành viên, nhiều khi là những sáng tạo mang tính đột phá, đem lại những lợi ích không những trước mắt mà cả về lâu dài cho công ty. Từ đó tạo cơ sở cho quá trình xây dựng và
phát triển của công ty. Mặt khác, những thành công của nhân viên trong công việc sẽ tạo động lực gắn bó họ với công ty lâu dài và tích cực hơn. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn cho chiến lược nhân sự, là gốc của sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
1.4.4. Tạo môi trƣờng làm việc
Thân thiện, hiệu quả, tạo sự gắn kết, thống nhất ý chí; kiểm soát, định hướng thái độ và hành vi của các thành viên, làm tăng sự ổn định của doanh nghiệp.
1.4.5. Góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ tạo bầu không khí và tác phong làm việc tích cực, khích lệ quá trình đổi mới và sáng chế, thu hút nhân tài và nâng cao lòng trung thành của nhân viên, nâng cao đạo đức kinh doanh, làm phong phú thêm các dịch vụ cho khách hàng và mang lại hình ảnh đẹp của doanh nghiệp trong lòng khách hàng.
1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng, tác động tới quá trình hình thành, phát triển của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam bao gồm cả những yếu tố khách quan và chủ quan, thuộc môi trường bên trong và môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Là một bộ phận cấu thành văn hóa kinh doanh, là biểu hiện cụ thể của văn hóa kinh doanh ở cấp độ công ty nên văn hóa doanh nghiệp là một quá trình phát triển văn hóa có sự đóng góp của các yếu tố tác động đến văn hóa kinh doanh nói chung như: yếu tố tự nhiên, lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; chịu ảnh hưởng, tác động chung của con người và văn hóa Việt Nam, nhưng đồng thời nó có những cái riêng, cái đặc thù do nghề nghiệp và môi trường hoạt động quy định. Phần dưới đây chúng ta cùng xem xét các yếu tố khách quan đang ảnh hưởng, tác động trực tiếp và thường xuyên tới văn hóa doanh
nghiệp của doanh nghiệp nước ta hiện nay.
1.5.1. Điều kiện tự nhiên và phƣơng thức sản xuất của quốc gia
Văn hóa bao gồm cả văn hóa doanh nghiệp trước hết là sản phẩm của con người trong quá trình thích ứng và tận dụng giới tự nhiên. Việt Nam có địa hình và thổ nhưỡng, thời tiết và khí hậu, v.v. đa dạng, phong phú và phức tạp. Trong nhiều sự kiện của tự nhiên luôn có hiện diện của nước nên từ lâu nước đã trở thành biểu tượng cho văn hóa của người Việt. Người Việt Nam linh hoạt và thích ứng nhanh như dòng nước chảy. Nhưng nước cũng đứng đầu trong các thiên tai gây ra lũ lụt khủng khiếp làm cuộc sống mất yên bình, nên dân tộc ta có tâm thức cầu trời-đất cho mưa thuận gió hòa. Tâm lý thích sự quân bình, yên ổn hài hòa và ghét sự cực đoan trong hành xử đã nhập vào trong văn hóa doanh nghiệp đất Việt.
Để thích nghi và sinh tồn với điều kiện tự nhiên kể trên, hoạt động kinh tế của dân tộc ta xuất phát từ nghề trồng lúa nước, kết hợp với đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Từ xưa đến nay, hàng ngàn năm đã trôi qua với nhiều thời đại nối tiếp nhau, nhưng phương thức sản xuất của dân tộc Việt Nam về cơ bản vẫn là văn minh nông nghiệp, là nền kinh tế tiểu nông; cho đến đầu năm 2010, gần 73% dân số nước ta vẫn sống ở nông thôn; quan hệ sản xuất cơ bản trong nông nghiệp vẫn là mô hình kinh tế hộ gia đình nông dân đã được tổng kết trong ca dao dân gian; những thách thức và nguồn lực lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn là vấn đề “tam nông”: nông nghiệp, nông dân, và nông thôn; lâm nghiệp, ngư nghiệp vẫn không tách khỏi được nông nghiệp. Bên cạnh đó, trình độ và công cụ sản xuất lạc hậu, dẫn đến năng suất và hiệu quả sản xuất thấp; kinh tế mang nặng đặc tính “tự sản tự tiêu”, “tự cung tự cấp”, yếu tố về tính kinh doanh. Vì vậy, mặc dù lao động cần cù, chi tiêu nhìn chung là căn cơ, tiết kiệm, cộng với kinh nghiệm làm nông-ngư nghiệp rất nhiều đời nhưng nông dân Việt Nam vẫn là một cộng đồng xã hội
đông đảo nhất và có mức sống thấp nhất trong các giai tầng xã hội.
Mặt tích cực dễ thấy là điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển
kinh tế trong một số năm, cho một số địa phương và đa số người sớm biệt tận dụng để tồn tại. Mặt tiêu cực khó thấy là tâm lý, tư duy kinh tế ỷ lại, dựa dẫm quá nhiều vào khai thác, bóc lột tài nguyên thiên nhiên dẫn đến một nền kinh tế thiên về sản xuất nguyên liệu, sản phẩm thô, ít giá trị gia tăng, hiệu quả thấp, kém bền vững. Như vậy tâm lý kinh tế nhỏ (chủ yếu là tiểu nông) và phương thức sản xuất còn nhiêu lạc hậu là những yếu tố mang tính khách quan, phổ biến ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp.
Vị trí địa lý của nước ta có một tầm quan trọng đặc biệt đối với sự hình thành và phát triển của dân tộc. Nằm giữa hai trục giao thông, là “ngã tư giữa các nền văn minh” nối liền bắc-nam và đông-tây của Châu Á, biển rộng và bờ biển dài hơn 3200km với nhiều đảo, quần đảo và lãnh hải bao quanh rất thuận lợi cho giao thương hàng hải với các nước trong khu vực và thế giới. Do vị trí chiến lược như vậy nên đất nước ta luôn bị các thế lực bên ngoài có mưu đồ thôn tính, đồng hóa. Lịch sử dài là các cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước đã in đậm trong tâm trí người làm kinh doanh là làm ăn kiểu du kích, muốn giữ bí mật, “đánh nhanh thắng nhanh”, trong quan hệ với giới quyền lực thì thích luồn lách, “đi đêm, chạy cửa sau” cho dễ được lợi đầu. Điều này đã ảnh hưởng phần nào tới văn hóa doanh nghiệp khi hình thành doanh nghiệp.
1.5.2. Xã hội truyền thống và quá trình giao lƣu văn hóa
Xã hội Việt Nam luôn bị ảnh hưởng, chi phối bởi một di sản văn hóa truyền thống rất mạnh mẽ và sâu đậm, được tích tụ và truyền nối nhiều ngàn năm lịch sử; được hình thành trên một cơ sở hạ tầng của một nền nông nghiệp truyền thống và các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Đời sống cá nhân, tâm lý hành vi của giới kinh doanh nước ta hiện nay không thể không chịu ảnh
hưởng của các thiết chế và giá trị xã hội từ thời kỳ đầu lập quốc mà nhiều văn hóa học gọi là “lớp cơ tầng văn hóa bản địa”, trước hết là bộ 3: nhà-làng- nước.
Nhà (gia đình, họ hàng, gia tộc): Là giá trị văn hóa trung tâm, là hệ
điều tiết trực tiếp và mạnh mẽ nhất hành vi, là mô hình tổ chức cộng đồng đối với mọi người Việt. Lối sống trọng tình hơn lý quan hệ hữu cơ, nhân quả với phương thức sản xuất xã hội kiểu gia đình; tổ chức nhân sự theo mô hình hộ gia đình-gia trưởng có hiệu quả trong lao động nông nghiệp và trong hoạt động thương mại, công nghiệp nhỏ. Nhưng khi đi vào làm sản xuất lớn, kinh doanh lớn thì đã lộ nhiều bất cập hoặc không thực hiện được sự ưu việt của nó, dẫn đến có xu hướng tìm cách mở rộng, lôi kéo các bạn làm ăn, thậm chí cả đối thủ cạnh tranh vào trong cái phạm trù gia đình-“an hem người nhà cả”. Tâm lý này hàm chứa sự phân biệt đối xử giữa “bên trong” và “bên ngoài” mà niềm tin và sự ưu tiên dành bên trong, còn gây rào cản dành bên ngoài. Đó là thế phòng thủ tiêu cực ngược đối với tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế.
Làng: Là một thiết chế xã hội và văn hóa truyền thống còn có ảnh
hưởng sâu nặng đến lối sống cá nhân và cách thức tổ chức cộng đồng trong các doanh nghiệp nước ta hiện nay. Lối sống làng xã đề cao tính cộng đồng và tình nghĩa, sự sẻ chia, “tối lửa tắt đèn có nhau”, “tình xóm gần hơn tình thân xa”... Tổ chức cộng đồng này vừa có tính tự quản, tự trị vừa có tính dân chủ sơ khai nên hầu hết được dân ta chấp nhận. Tuy nhiên mặt trái của kiểu tổ chức này trong kinh doanh, làm kinh tế là dẫn đến lợi ích cục bộ, phe nhóm, đồng hương, địa phương... và dễ che lấp lợi ích dân tộc, quốc gia. Các ngành hàng, hiệp hội doanh nhân, bộ ngành, tỉnh thành hiện nay cũng còn lối ứng xử như là thuộc các cộng đồng làng xã, kém tính liên minh liên kết. Trong doanh nghiệp lớn, quan hệ giữa các phòng ban, các đơn vị thành viên cũng như các
làng khác nhau, khó có tiếng nói chung và khó hợp tác chặt chẽ. Đó là điểm yếu của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập với thế giới.
Nước: Đất nước có nguồn gốc từ sự liên kết từ nhiều bộ tộc, làng xã mà
thành. Người Việt Nam có tinh thần, chủ nghĩa yêu nước cao độ. Vì yêu Tổ quốc, yêu đồng bào nên nhiều quan lại đã không ngại làm kinh doanh mà không có động cơ làm giàu cho bản thân, nên trong tiến trình lịch sử của nước nhà không thấy vai trò nổi bật của giới doanh nhân. Sự danh giá và giàu sang đến từ hoàng tộc, quan lại và đến nay quan niệm này vẫn còn rất sâu sắc. Mối quan hệ giữa giới cầm quyền với giới thương nhân (nếu có) diễn ra rất kín đáo và khó nhận biết. Thời kỳ phong kiến nước ta chịu ảnh hưởng tư tưởng lớn từ Trung Quốc về sự phân chia xã hội thành 4 hạng từ cao xuống thấp: sỹ, nông, công, thương. Nhà nước không có chính sách khuyến khích phát triển kinh doanh, không coi trọng người kinh doanh. Do vậy mà giới kinh doanh trong nước luôn phải luồn lách để tồn tại.
Cuộc giao lưu văn hóa với Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á chủ yếu
bằng phương thức giao thương hòa bình, ngoại giao, khiến cho dân tộc ta được mở mang bờ cõi và làm phong phú vốn văn hóa của mình. Hiện nay các triết lý nhân sinh của Phất giáo vẫn có ảnh hưởng sâu sắc đến phần lớn những người làm kinh doanh nước ta.
Cuộc giao lưu, tiếp biến văn hóa với Trung Quốc chủ yếu diễn ra thông
qua các cuộc chiến tranh xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc. Nước ta đã tiếp nhận văn tự, thể chế chính trị và các tư tưởng triết học-tôn giáo bao gồm cả cái hay lẫn phần cái hạn chế, cái dở không tránh khỏi của nó. Tư tưởng “ức thương”, tâm lý coi thường và ghét thương nhân cũng được du nhập từ đây. Do hoàn cảnh chiến tranh diễn ra liên tục, nên phương thức làm ăn, kinh doanh của người Việt Nam cũng mang nặng tính thời chiến, lối đánh du kích. Đây là một lý do tầng lớp làm kinh doanh chuyên nghiệp không được
xã hội thừa nhận quyền bình đẳng chính trị so với các giai tầng xã hội khác.
Cuộc giao lưu tiếp biến với văn hóa phương Tây tư bản chủ nghĩa.
Những yếu tố mới của một xã hội hiện đại: kinh tế thị trường, pháp quyền nhà nước và tư tưởng bảo vệ quyền sở hữu cá nhân, tự do kinh doanh... đã được đem vào nước ta. Khởi đầu cuộc giao lưu này đã xuất hiện một bộ phận mà sau đó hình thành một tầng lớp kinh doanh chuyên nghiệp, có ảnh hưởng nhất định đối với tầng lớp cầm quyền và đời sống xã hội. Tuy vậy so với các mẫu hình nhân cách như quan chức và quân nhân thì nhân cách của người làm kinh doanh chưa được đánh giá uy tín cao. Một bộ phận tư sản mại bản trở thành kẻ thù của nhân dân và của cuộc đấu tránh giải phóng dân tộc.
Cuộc giao lưu với Chủ nghĩa cộng sản phương Tây đã mang về nước ta
Chủ nghĩa Mác-Lênin và Chủ nghĩa xã hội qua lý luận và thực tế xây dựng ở Liên Xô, Đông Âu và Trung Quốc, đồng thời đoạn tuyệt và đối lập với những thứ đồng loại từ các nước tư bản chủ nghĩa. Trong mô hình chủ nghĩa xã hội