Giá trị sử dụng và bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân loại tông nhược hùng (argostemmateae), họ cà phê (rubiaceae juss ) ở việt nam​ (Trang 66 - 68)

D2 Mycetia hirta Hutch – Khuẩn quả lông cứng

3.5. Giá trị sử dụng và bảo tồn

3.5.1. Giá trị sử dụng

Dựa trên nghiên cứu tài liệu cây thuốc trên “Danh lục Cây thuốc điện tử” của cố Cử Nhân Ngô Văn Trại kết hợp với điều tra từ người dân. Trong 20 loài thuộc tông Nhược Hùng có 4 loài giá trị làm thuốc chiếm 20% tổng số loài, đặc biệt chi Mycetia có 7 loài thì có đến đến 3 loài có vai trò làm thuốc, cụ thể như sau:

Mycetia balansae Drake (Lấu quả balansa, Khuẩn quả balansa), có vai trò trong việc thanh nhiệt giải độc (dùng cành lá sắc nước uống có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chữa viêm miệng, viêm lưỡi. Còn được dùng thay vị cam thảo đất (Scoparia dulcis)).

Mycetia effusa (Pit.) Razafim. & B. Bremer (Vạn kinh tràn, Nhọ mạ tu). Chữa bệnh đau đầu ở phụ nữ sau khi sinh đẻ (cả cây sắc uống). Chữa lở sơn: người có cơ địa mẫn cảm, hay dị ứng với chất lạ khi tiếp xúc với sơn ta hoặc ngửi mùi sơn ta dễ bị ngứa, vùng da tiếp xúc trực tiếp với sơn ta sẽ phồng rộp, mặt mũi sưng, cơ thể mệt mỏi thì lấy lá Mycetia tonkinensis giã lấy nước bôi (Kinh nghiệm của người dân xã Khuôn Hà, huyện Nà Hang, tỉnh Tuyên Quang).

Mycetia tonkinensis (Pit.) Razafim. & B. Bremer (Vạn kinh Bắc bộ). Làm sạch máu hư sau khi đẻ. Chữa lở sơn (người có cơ địa mẫn cảm, hay dị ứng với chất lạ khi tiếp xúc với sơn ta hoặc ngửi mùi sơn ta dễ bị ngứa, vùng da tiếp xúc trực tiếp với sơn ta sẽ phồng rộp, mặt mũi sưng, cơ thể mệt mỏi thì lấy lá Mycetia tonkinensis giã lấy nước bôi). Đau đầu chóng mặt (lá giã đắp).

Neohymenopogon parasiticus (Wallich) Bennet (Vân mạc) có vai trò trong việc làm lành các viết thương do gãy xương.

3.5.2. Giá trị bảo tồn

Qua nghiên cứu tông Nhược hùng ở Việt Nam, chúng tôi có ghi nhận 10 loài đặc hữu của Việt Nam trong tổng số 20 loài Nhược hùng đã được ghi nhận, chiếm đến 50% tổng số loài, trong đó chi Argostemma gồm 5/9 loài chiếm 25%,

1. Argostemma glabra Joongku Lee, T. B. Tran & R. K. Choudhary Nhược hùng nhẵn

2. Argostemma cordatum Nuraliev. – Nhược hùng lá hình tim 3. Argostemma bariense Pierre ex Pit. – Nhược hùng bà rịa 4. Argostemma bachmaense T.V. Do.– Nhược hùng bạch mã

5. Argostemma vietnamicum B.H. Quang, Joongku Lee & R.K. Choudhary. – Nhược hùng Việt Nam

6. Mouretia tonkinensis Pitard.Mua rê bắc bộ, Mu rê 7. Mouretia vietnamensis Tange. Mua rê việt nam

8. Mycetia balansae Drake. – Khuẩn quả balansa, Lấu cỏ balansa 9. Mycetia effusa (Pit.) Razafim. & B. Bremer. – Vạn kinh tràn

10. Mycetia pubifolia (Pit.) Razafim. & B. Bremer. – Vạn kinh lá có lông.

Trong đó, loài đặc hữu hẹp của miền bắc Việt Nam, Mua rê bắc bộ (Mouretia tonkinensis Pitard) được đưa vào Sách đỏ của liên minh bảo tồn thế giới IUCN (2020): thuộc tình trạng loài sắp nguy cấp (VU).

Như vậy, hơn nửa số loài thuộc tông Nhược Hùng có giá trị bảo tồn cao (loài đặc hữu và loài nguy cấp), đây đều là nguồn gen qúy, hiếm và độc đáo, do vậy cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, điều tra thêm nơi phân bố, tình trạng bảo tồn và giá trị sử dụng của các loài đặc hữu, từ đó đề ra các giải pháp bảo tồn hiệu quả nguồn gen quý hiếm này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân loại tông nhược hùng (argostemmateae), họ cà phê (rubiaceae juss ) ở việt nam​ (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)