Giá trị sử dụng và bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân loại tông nhược hùng (argostemmateae), họ cà phê (rubiaceae juss ) ở việt nam​ (Trang 66)

3.5.1. Giá trị sử dụng

Dựa trên nghiên cứu tài liệu cây thuốc trên “Danh lục Cây thuốc điện tử” của cố Cử Nhân Ngô Văn Trại kết hợp với điều tra từ người dân. Trong 20 loài thuộc tông Nhược Hùng có 4 loài giá trị làm thuốc chiếm 20% tổng số loài, đặc biệt chi Mycetia có 7 loài thì có đến đến 3 loài có vai trò làm thuốc, cụ thể như sau:

Mycetia balansae Drake (Lấu quả balansa, Khuẩn quả balansa), có vai trò trong việc thanh nhiệt giải độc (dùng cành lá sắc nước uống có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chữa viêm miệng, viêm lưỡi. Còn được dùng thay vị cam thảo đất (Scoparia dulcis)).

Mycetia effusa (Pit.) Razafim. & B. Bremer (Vạn kinh tràn, Nhọ mạ tu). Chữa bệnh đau đầu ở phụ nữ sau khi sinh đẻ (cả cây sắc uống). Chữa lở sơn: người có cơ địa mẫn cảm, hay dị ứng với chất lạ khi tiếp xúc với sơn ta hoặc ngửi mùi sơn ta dễ bị ngứa, vùng da tiếp xúc trực tiếp với sơn ta sẽ phồng rộp, mặt mũi sưng, cơ thể mệt mỏi thì lấy lá Mycetia tonkinensis giã lấy nước bôi (Kinh nghiệm của người dân xã Khuôn Hà, huyện Nà Hang, tỉnh Tuyên Quang).

Mycetia tonkinensis (Pit.) Razafim. & B. Bremer (Vạn kinh Bắc bộ). Làm sạch máu hư sau khi đẻ. Chữa lở sơn (người có cơ địa mẫn cảm, hay dị ứng với chất lạ khi tiếp xúc với sơn ta hoặc ngửi mùi sơn ta dễ bị ngứa, vùng da tiếp xúc trực tiếp với sơn ta sẽ phồng rộp, mặt mũi sưng, cơ thể mệt mỏi thì lấy lá Mycetia tonkinensis giã lấy nước bôi). Đau đầu chóng mặt (lá giã đắp).

Neohymenopogon parasiticus (Wallich) Bennet (Vân mạc) có vai trò trong việc làm lành các viết thương do gãy xương.

3.5.2. Giá trị bảo tồn

Qua nghiên cứu tông Nhược hùng ở Việt Nam, chúng tôi có ghi nhận 10 loài đặc hữu của Việt Nam trong tổng số 20 loài Nhược hùng đã được ghi nhận, chiếm đến 50% tổng số loài, trong đó chi Argostemma gồm 5/9 loài chiếm 25%,

1. Argostemma glabra Joongku Lee, T. B. Tran & R. K. Choudhary Nhược hùng nhẵn

2. Argostemma cordatum Nuraliev. – Nhược hùng lá hình tim 3. Argostemma bariense Pierre ex Pit. – Nhược hùng bà rịa 4. Argostemma bachmaense T.V. Do.– Nhược hùng bạch mã

5. Argostemma vietnamicum B.H. Quang, Joongku Lee & R.K. Choudhary. – Nhược hùng Việt Nam

6. Mouretia tonkinensis Pitard.Mua rê bắc bộ, Mu rê 7. Mouretia vietnamensis Tange. Mua rê việt nam

8. Mycetia balansae Drake. – Khuẩn quả balansa, Lấu cỏ balansa 9. Mycetia effusa (Pit.) Razafim. & B. Bremer. – Vạn kinh tràn

10. Mycetia pubifolia (Pit.) Razafim. & B. Bremer. – Vạn kinh lá có lông.

Trong đó, loài đặc hữu hẹp của miền bắc Việt Nam, Mua rê bắc bộ (Mouretia tonkinensis Pitard) được đưa vào Sách đỏ của liên minh bảo tồn thế giới IUCN (2020): thuộc tình trạng loài sắp nguy cấp (VU).

Như vậy, hơn nửa số loài thuộc tông Nhược Hùng có giá trị bảo tồn cao (loài đặc hữu và loài nguy cấp), đây đều là nguồn gen qúy, hiếm và độc đáo, do vậy cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, điều tra thêm nơi phân bố, tình trạng bảo tồn và giá trị sử dụng của các loài đặc hữu, từ đó đề ra các giải pháp bảo tồn hiệu quả nguồn gen quý hiếm này.

CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

1. Đã lựa chọn hệ thống phân loại của Ginter & al. (2015) cho việc sắp xếp các taxa thuộc tông Nhược Hùng ở Việt Nam. Theo hệ thống này, tông Nhược Hùng bao gồm 4 chi (Argostemma, Mouretia, Mycetia, và Neohymenopogon) với 20 loài. Trong đó, bổ sung 1 loài Nhược hùng (Argostemma pictum) cho hệ thực vật Việt Nam.

2. Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các đặc điểm hình thái, chúng tôi đã xây dựng được khóa định loại cho các taxon thuộc tông Nhược Hùng ở Việt Nam.

3. Chỉnh lý danh pháp và mô tả đặc điểm hình thái của tông, các chi, và loài. Đối với loài, ngoài đặc điểm hình thái còn chỉ ra mẫu chuẩn (type), sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu và giá trị sử dụng và bảo tồn (nếu có).

4. Về giá trị sử dụng, bốn loài trong tông Nhược Hùng (Mycetia balansae,

Mycetia effuse, Mycetia tonkinensis, Neohymenopogon parasiticus) được sử dụng làm thuốc chiếm 20% tổng số loài trong tông.

Về giá trị bảo tồn, đã ghi nhận 10 loài trong tổng số 20 loài trong tông Nhược Hùng là loài đặc hữu của Việt Nam, chiếm 50%; và loài Mouretia tonkinensis nằm trong sách đỏ của IUCN (2020), thuộc tình trạng loài sắp nguy cấp (VU).

4.2. Kiến nghị

Tiếp tục điều tra thêm vùng phân bố, tình trạng bảo tồn và giá trị sử dụng của các loài đặc hữu, từ đó đề ra các giải pháp bảo tồn hiệu quả nguồn gen quý hiếm này.

MỘT SỐ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

2. Bản thảo bài báo đã đăng ký gửi đăng trong “Kỷ yếu của hội nghị toàn quốc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Phạm Hoàng Hộ, (1972), Cây cỏ Miền Nam Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Trung tâm Học liệu, 2: 468 - 469.

2. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, tập 3, Nxb. Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.

3. Bùi Hồng Quang (2017), “Đặc điểm hình thái và phân loại chi Argostemma Wall. (Argostemmateae-Rubiaceae) ở Việt Nam”.

4. Trần Ngọc Ninh (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập 3, Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội.

Tài liệu nước ngoài

5. Andersson L. & Persson C., (1991), “Circumscription of the tribe Cinchoneae (Rubiaceae) - a cladistic approach”, Plant Systematics and Evolution, 178: 65–94.

6. Andersson L. & Rova J. H., (1999), “The rps16 intron and the phylogeny of the Rubioideae (Rubiaceae)”, Plant Systematics and Evolution, 214: 161-186. 7. Ginter A., Sylvain G. Razafimandimbison & Bremer B., (2015), “Phylogenetic affinities of Myrioneuron and Cyanoneuron, generic limits of the tribe Argostemmateae and description of a new Asian tribe, Cyanoneuroneae (Rubiaceae)”, Taxon, 64 (2): 286-298.

8. Bakhuizen van den Brink R.C., (1975), “A synoptical key to the genera of Rubiaceae of Thailand”, Thai Forest Bulletin (Botany), 9: 15–35.

9. Bentham C. & Hooker J. D., (1873), “Genera Plantarum, Lovell Reeve & Co”, pp. 114.

10. Bremer B., (1989), “The Genus Argostemma (Rubiaceae- Argostemmateae) in Borneo”, Annals of the Missouri Botanical Garden, 76(1): 7- 49.

11. Bremekamp C.E.B., (1952), “The African species of Oldenlandia L. sensu Hiern et K. Schumann”, C Verb. Kon. Ned. Akad. Wetensch., Afd. Naturk., Tweede Sect, 48 (2): 1-298.

12. Bremekamp C.E.B., (1966), “Remarks on the position, the delimitation and the subdivison of the Rubiaceae”. Acta Botanica Neerlandica 15: 1-33. 13. Bremer B., (1984). “The genus Steenisia (Rubiaceae) and its taxonomic position. Nordic Journal of Botany”, 4: 333- 345.

14. Bremer B., (1987), “The sister group of the paleotropical tribe Argostemmateae: A redefined neotropical tribe Hamelieae (RubiaceaeRubioideae)”, Cladistics 3: 35–51.

15. Bremer B. & Manen, J.F, (2000), “Phylogeny and classification of the subfamily Rubioideae (Rubiaceae)”, Plant Systematics and Evolution,225:43-72 16. Bremer B. & Eriksson T., (2009), “Timetree of Rubiaceae - phylogeny and dating the family, subfamilies and tribes”, International Journal of Plant Sciences

170: 766–793.

17. Christian Tange, (2008), Nordic Journal of Botany, Nord.J.Bot.17:123-13 18. Chen T., (2011), Flora of China, 19: 75-247. 2011

19. Deb D. B., (1986), “Taxonomic revision of Mycetie Reinw. (Rubiaceae) in Indian subcontinent”, Vol28, Nos.1-4pp114-132.198.

20. Deb D.B., (2001), “Studies on the tribal position of the genus Clarkella

(Rubiaceae). J. Econ”, Taxon. Bot, 19: 209–214.

21. Jussieu A. L., (1789). Genera plantarum, pp. 196-208.

22. Hooker J.D., (1882), “Rubiaceae. Pp. 17–210 in: Hooker, J.D. (ed.)”, The flora of British India, vol. 3. London: Reeve.

23. Kainulainen K., Razafimandimbison S.G. & Bremer B, (2013), “Phylogenetic relationships and new tribal delimitations in subfamily Ixoroideae (Rubiaceae)”, Botanical Journal of the Linnean Society,173: 387–406

24. Linnaeus C., (1753), Species Plantarum, London, pp.110. 25. Loureiro J.de., (1790), Flora Cochinchinensis, vol. 1. & 2.

26. Lo H. S. (1999), Flora Reipublicae Popularis Sinicae, Vol. 71-1.

27. Melchior H (1964). A Engler's Syllabus der Pflanzenfamilien (12th ed.). Stuttgart: Schweizerbart.

28. Merrill E.D., (1935), “A Commentary on Loureiro's "Flora Cochinchinensis”, Transactions of the American Philosophical Society, New Series, Vol. 24, No. 2, pp. 1-445.

29. Nuraliev M. S., (2017), “Argostemma cordatum (Rubiaceae), a new species from Vietnam”, Phytotaxa 317: 42-52.

30. Pitard J., (1923), Argostemma. In: Lecomte, M. H. (ed.), Flore Génerale de l'Indo-Chine. Vol. 3, Masson, Paris, pp. 20–82.

31. Puff C., Chayamarit K. & Chamchumroon V., (2005), “Rubiaceae of Thailand. A pictorial guide to indigenous and cultivated genera”, The Forest Herbarium, National Park, Wildlife and Plant Conservation Department, Bangkok, 205 pp.

32. Quang B. H. et al., (2019), “Argostemma vietnamicum “(Rubiaceae), a new species from Vietnam”, Annales botanici Fennici. 56: 27–31

33. Ratthachak C., (2010), Pollination Ecology of Selected Argostemma spp. (Rubiaceae).

34. Robbrecht E., (1988), “Tropical woody Rubiaceae”. Opera Bot. Belg. 1: 1-271.

35. Rydin C., Razafimandimbison S.G., Khodabandeh A. & Bremer B., (2009), “Evolutionary relationships in the Spermacoceae Alliance (Rubiaceae) using information from six molecular loci: Insights into systematic affinities of

Neohymenopogon and Mouretia”, Taxon 58: 793–810.

36. Schumann K., Engler A., & Prantl K., (1891), Die naturlichen Pflanzenfamilien, 4 (4), pp. 1-156.

37. Sridith K., (1999), “A synopsis of the genus Argostemma Wall. (Rubiaceae) in Thailand”, Thai Forest Bulletin (Botany) 27. 86-137. Pp. 86-127. 38. Sridith K. & Puff, C., (2000), “Distribution of Argostemma Wall. (Rubiaceae) with special reference to Thailand and surrounding areas”, Thai Forest Bulletin, Botany, 28: 123-137.

39. Sridith K., 2007, “Notes on the genus Argostemma (Rubiaceae) of the Malay peninsula and peninsular Thailand”, Blumea. 52: 367-377.

40. Takhtajan A., 2009, Flowering Plants, Springer Science, 751 pp

41. Van Steenis C.G.G.J., (1987), Checklist of generic names in Malesian Botany (Spermatophytes), Leiden: Flora Malesiana Foundation.

42. Verdcourt B., (1958), “Remarks on the classification of the Rubiaceae”,

Bulletin du Jardin Botanique National de Belgique, 28: 209-290.

Một số trang web 1. https://www.tropicos.org 2. https://science.mnhn.fr/taxon/species 3. https://plants.jstor.org 4. http://apps.kew.org 5. http://www.efloras.org 6. http://tracuuduoclieu.vn

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

ẢNH MINH HỌA MỘT SỐ LOÀI TÔNG NHƯỢC HÙNG Ở VIỆT NAM

Ảnh 01. Nhược hùng tán dầy Argostemma pictum

(A. Đoạn thân mang lá, cụm hoa; B. Mặt dưới lá; C Cụm hoa (Ảnh Đỗ Văn Trường)

A B

Ảnh 02. Nhược hùng Việt Nam – Argostemma vietnamicum

(A. Thân, lá; B. Hoa; C. Đoạn thân mang cụm hoa) (Ảnh Đỗ Văn Trường)

A

A B

Ảnh 03. Nhược hùng Bạch Mã – Argostemma bachmaense

(A. Đoạn thân mang hoa; B. Lá, hoa; C. Hoa) (Ảnh Đỗ Văn Trường)

A B

Ảnh 04. Nhược hùng Bà Rịa – Argostemma bariense

(A. Dạng sống; B. Đài hoa; C. Cụm hoa; D. Thân mang lá, cụm hoa) (Ảnh Đỗ Văn Trường)

A

D B

Ảnh 05.Nhược hùng nhẵnArgostemma glabra.

(A. Dạng sống; B. Hoa; C. Cụm hoa; D. Mặt sau của lá) (Ảnh Đỗ Văn Trường)

A B

Ảnh 06. Nhược hùng một hoa – Argostemma uniflorum

(A. Dạng sống; B. Hoa; C. Đoạn thân mang hoa; D. Mặt sau của lá) (Ảnh Đỗ Văn Trường)

A B

Ảnh 07. Mua rê Bắc bộ – Mouretia tonkinensis

(A. Dạng sống; B. Đoạn cành; C. Đoạn mang cụm hoa và lá; D. Cụm hoa) (Ảnh Đỗ Văn Trường)

A B

Ảnh 08. Khuẩn quả Balansa – Mycetia balansae

A

Ảnh 09. Khuẩn quà lá dài – Mycetia longifolia

(A. Cụm hoa; B. Hoa) (Ảnh Đỗ Văn Trường)

A

Ảnh 10. Vạn kinh tràn – Mycetia effusa

Ảnh 11.Vạn kinh lá có lông– Mycetia pubifolia.

(A. Cụm hoa; B. Cụm quả; C. Qủa) (Ảnh Đỗ Văn Trường)

A B

Ảnh 12. Vạn kinh Bắc bộ – Mycetia tonkinensis

(A. Đoạn thân; B. Lá; C. Hoa) (Ảnh Đỗ Văn Trường)

A B

Ảnh 13. Khuẩn quả lông cứng – Mycetia hirta

(A. Dạng sống; B. Cụm hoa; C. Hoa; D. Qủa). (Ảnh Nguyễn Quốc Bình).

A B

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân loại tông nhược hùng (argostemmateae), họ cà phê (rubiaceae juss ) ở việt nam​ (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)