Công cụ đãi ngộ phi tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đãi ngộ và ảnh hưởng của nó đến động cơ làm việc của giảng viên trường đại học lao động xã hội (Trang 32 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Chính sách đãi ngộ và sự ảnh hƣởng của nó đến động cơ làm viê ̣c làm việc

1.3.2.2. Công cụ đãi ngộ phi tài chính

Bản thân công việc:

Công việc bao gồm tất cả những hoạt động mà tổ chức giao cho người lao động và họ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ hoàn thành nó. Công việc mà người lao động sẽ làm luôn gắn liền với mục đích và động cơ của họ. Nội dung, tính chất và những tiêu chuẩn, chuẩn mực quy định của công việc có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực hiện công việc đó của người lao động. Chính vì vậy, để có một công việc tạo được động cơ cho người lao động thì công việc đó phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Trước hết công việc đó phải mang lại một khoản thu nhập xứng đáng cho người lao động, phù hợp với năng lực và công sức mà họ đã bỏ ra.

+ Công việc đó phải phù hợp với trình độ chuyên môn và tay nghề của người lao động.

+ Trong quá trình thực hiện công việc thì sức khoẻ và tính mạng của người lao động phải được đảm bảo.

+ Phải có những biện pháp làm giàu công việc, tăng tính hấp dẫn của công việc, tạo ra được sự hứng thú, say mê cho người lao động, tránh sự nhàm chán, trùng lắp và gây ra những ức chế về mặt tâm lý.

+ Công việc phải mang lại cho người lao động những cơ hội thăng tiến, được khẳng định mình và được phát triển.

+ Công việc là dịp để người lao động khẳng định mình, cơ hội để được cấp trên nhìn thấy năng lực của mình.

- Ảnh hưởng của yếu tố bản thân công việc đến động cơ làm việc của giảng viên:

chức đều có thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu đó do nguồn lực luôn có hạn, vì vậy tổ chức chỉ có thể làm cho người lao động thoả mãn được những nhu cầu căn bản về công việc một cách tốt nhất trong khả năng của mình có thể.

Môi trƣờng làm việc:

Chúng ta thường biết người có khả năng thực sự thường có sức sáng tạo cao. Nhà quản trị nhân lực tốt phải biết tạo cho họ sự vui vẻ, say mê khi làm việc để họ không ngừng suy nghĩ, sáng tạo trong công việc. Nếu không tạo được môi trường làm việc tốt và không được nâng đỡ ủng hộ khi cần thiết, nhân viên của bạn sẽ mất đi động lực làm việc và dần đánh mất năng lực tiềm tàng của bản thân họ. Nhân viên sẽ hăng hái làm việc nếu có các điều kiện sau:

+ Tổ chức có một kiểu văn hoá đặc trưng, phù hợp với lĩnh vực hoạt động. + Chính sách hợp lý.

+ Được đối xử công bằng, khuyến khích trong công việc. + Đồng nghiệp hợp tính.

+ Biểu tượng địa vị phù hợp. + Điều kiện làm việc thoải mái. + Giờ làm việc uyển chuyển. + Chia sẻ công việc.

+ Lựa chọn loại phúc lợi.

- Ảnh hưởng của yếu tố môi trường công việc đến động lực làm việc của giảng viên:

Môi trường công việc cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến động lực làm việc của mỗi người giảng viên. Điều kiện làm việc, thái độ của cấp trên, của đồng nghiệp trong công việc sẽ tạo ra sự thoải mái hay căng thẳng trong công việc của mỗi người. Vì vậy các nhà quản lý trường học cũng không thể không lưu tâm đến vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đãi ngộ và ảnh hưởng của nó đến động cơ làm việc của giảng viên trường đại học lao động xã hội (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)