Đánh giá kiểm tra chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ lạng sơn đến năm 2020 (Trang 70 - 100)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN

3.6. Tổ chức đánh giá và kiểm tra chiến lược

3.6.2. Đánh giá kiểm tra chất lượng

3.6.2.1. Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch chiến lược

Quá trình thực hiện chiến lược, mà cụ thể trong giai đoạn triển khai thực hiện các kế hoạch thường niên, cần kiểm tra lại việc xác lập những cơ hội, môi trường, yếu tố nội tại của Trung tâm cùng với việc xác lập các nhân tố then chốt để quyết định lựa chọn phương án và các mục tiêu chiến lược đề ra xem có diễn biến thay đổi so với việc xác định ban đầu hay không. Trên cơ sở

71

kết quả kiểm tra nghiên cứu điều chỉnh và xác định trọng tâm vấn đề then chốt trong giai đoạn triển khai chiến lược.

3.6.2.2. Kiểm tra các tiền đề

Kiểm tra xem xét những tiền đề, dự đoán và dự tiến triển của môi trường trong quá trình thực hiện chiến lược. Đây là hình thức kiểm tra năng động thích hợp với bản chất chiến lược, bởi lẽ dù cho chiến lược xây dựng tốt bao nhiêu chăng nữa cũng sẽ mất đi tính thích ứng. Nếu các điều kiện khách quan và chủ quan thay đổi đặc biệt là các giả thuyết, dự báo về môi trường không phù hợp trong thực tế. Do vậy cần tiến hành kiểm tra theo định kỳ, đánh giá lại hoặc điều chỉnh phương tiện hay mục tiêu.

KẾT LUẬN

Với vị trí là đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của tỉnh Lạng Sơn, Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN có nhiệm vụ và trách nhiệm to lớn trong việc thúc đẩy ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Để xây dựng Trung tâm ngày càng phát triển lớn mạnh, đủ năng lực để hoàn thành trọng trách được giao phó, cần nhìn nhận, đánh giá đúng thực trạng của tổ chức về mọi mặt: quy mô, bộ máy, đội ngũ nhân viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ chế quản

72

lý,....; xác định rõ các thế mạnh, điểm yếu và các tác động khách quan đến tổ chức để đề ra chiến lược nhằm phát triển Trung tâm,. Để góp phần giải quyết vấn đề nêu trên, đề tài đã nghiên cứu và đề xuất chiến lược phát triển cho Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN Lạng Sơn, các vấn đề nghiên cứu trong đề tài là:

+ Cơ sở lý thuyết của hoạch định chiến lược.

+ Môi trường bên ngoài, bên trong của Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN Lạng Sơn.

+ Các giải pháp chiến lược nhằm phát triển Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN Lạng Sơn trở thành tổ chức lớn mạnh về quy mô, tổ chức, hoạt động, có khả năng thúc đẩy và tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc ứng dụng các tiến bộ KHCN vào phục vụ sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn.

Với khả năng nghiên cứu có hạn, lĩnh vực nghiên cứu liên quan và chịu ảnh hưởng của nhiều vấn đề lớn, do vậy, đề tài không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế để đề tài được hoàn thiện hơn, đem lại giá trị ứng dụng thực tế để tác giả có thể vận dụng vào thực tiễn công tác của mình, đóng góp công sức nhỏ bé vào phục vụ phát triển địa phương.

73

A. Tiếng Việt

1. Fred R.David (2006), Khái luận về quản trị chiến lược, Nxb. Thống kê.

2. Hoàng Văn Hải (2010), Quản trị chiến lược, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Đào Duy Huân(2010),Quản trị chiến lược trong toàn cầu hoá kinh tế - NXB. Thống kê.

4. W. Chan Kim, Renee Mauborgne (Phương Thúy dịch) (2007), Chiến lược đại dương xanh, Nxb Tri thức, Hà Nội.

5. Porter M.E (Nguyễn Ngọc Toàn dịch) (2009), Chiến lược cạnh tranh, Nxb trẻ, Thành Phố Hồ Chí Minh. 6. Porter M.E ( Nguyễn Phúc Hoàng dịch) (2009), Lợi

thế cạnh tranh, Nxb trẻ, Thành Phố Hồ Chí Minh. 7. Philippe Lasserre, Joseph Puttin (1996), Chiến lược

quản lý và kinh doanh, Tập I, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Raymond Alain-Thiestsart (1999), Chiến lược doanh nghiệp, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

9. Chính phủ (2004), Đề án đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, Quyết định số 171/2004/Q Đ-TTg.

74

10.Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2010), Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020. 11. Sở Khoa học và Công nghệ Lạng Sơn (2013), Báo

cáo hoạt động KHCN phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn từ 2005 - 2013.

12.Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN (2010), Báo cáo tổng kết hoạt động giai đoạn 2006 - 2010.

13.Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN (2013), Báo cáo kết quả hoạt động giai đoạn 2010 - 2013.

14.Tỉnh ủy Lạng Sơn (2011), Tài liệu học tập Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XV.

B. Tiếng Anh

1. Hill W. L. Ch. & Jones R. G. (1995), Strategic Management, Houghton Mifflin Company

2. H. Minzberg, J. Lampel, J.B. Quin, S.Ghoshal (2003), The Strategy Process, Pearson Education Limited

3. Arthur A. Thompson, Jr, A. J. Stricland III (1997),

Strategic Management: Concepts and Cases, Mc Gray Hill

75

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài.

Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN tỉnh Lạng Sơn được thành lập từ cuối năm 2003. Trung tâm là đơn vị duy nhất trong tỉnh thực hiện chức năng nghiên cứu, triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu, các tiến bộ KHCN vào sản xuất và đời sống trên địa bàn tỉnh. Trước những đòi hỏi về việc tăng cường thúc đẩy ứng dụng tiến bộ KHCN vào phục vụ sản xuất và đời sống theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN Lạng Sơn cần tìm ra được những giải pháp hữu hiệu để xây dựng và phát triển để tổ chức ngày

76

càng lớn mạnh về mọi mặt, đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn sắp tới.

2. Tình hình nghiên cứu:

Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước về chiến lược và hoạch định chiến lược.

Hiện nay Trung tâm chưa có chiến lược phát triển tổng thể của đơn vị. Hàng năm, Trung tâm hoạt động theo Kế hoạch do đơn vị xây dựng, đề xuất và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3. Mục đích và nhiệm vụnghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu, hệ thống hoá những lý luận cơ bản

về chiến lược phát triển để làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển cho Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN Lạng Sơn.

Nhiệm vụ nghiên cứu gồm: (i) Cơ sở lý thuyết của hoạch định chiến lược; (ii) Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng, tác động đến hoạt động của Trung tâm. Xác định cơ hội và thách thức; Phân tích những vấn đề nội tại của chính Trung tâm, xác định điểm mạnh và điểm yếu của đơn vị; (iii) Đề ra chiến lược phù hợp và các giải pháp, điều kiện để thực hiện chiến lược đó.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là chiến lược phát triển của Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN Lạng Sơn. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được giới hạn trong lĩnh vực ứng dụng tiến bộ KHCN tại Lạng Sơn.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu định tính là phương pháp chính được sử dụng, trong đó có sử dụng các mô hình phân tích như: Phương pháp phân tích môi trường qua mô hình PEST; Phân tích nội bộ; Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Trung tâm qua ma trận SWOT.

77

Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ hơn việc áp dụng lý thuyết về chiến lược phát triển đối với việc xây dựng chiến lược phát triển cho một loại hình tổ chức trong điều kiện và bối cảnh cụ thể.

Kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng vào thực tiễn, là tài liệu để cơ quan quản lý KHCN tham khảo, cũng như chính Trung tâm sử dụng để đưa vào thực hiện.

7. Bố cục của luận văn

Nội dung của luận văn ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, tài liệu tham khảo, gồm những chương sau: (i) Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển; (ii) Chương 2: Phân tích thực trạng chiến lược của Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN Lạng Sơn; (iii) Chương 3: Đề xuất chiến lược phát triển của Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN Lạng Sơn.

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN

1.1. Khái niệm về chiến lƣợc và quản trị chiến lƣợc

1.1.1. Khái niệm về chiến lược

Chiến lược của một tổ chức là một kế hoạch được xây dựng một cách có ý thức nhằm đem lại cho tổ chức một lợi thế nổi bật trong môi trường hoạt động. Chiến lược là kế hoạch kiểm soát và sử dụng nguồn lực như con người, tài sản, tài chính… nhằm mục đích nâng cao và bảo đảm những quyền lợi thiết yếu và đảm bảo sự thành công của tổ chức.

78

1.1.2. Khái niệm về quản trị chiến lược và các giai đoạn quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược là hệ thống các quyết định và hành động nhằm đạt được thành công lâu dài của tổ chức. Quản trị chiến lược được phân chia thành ba giai đoạn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đó là: hoạch định chiến lược; thực thi chiến lược; kiểm soát chiến lược.

Hoạch định chiến lược là một quá trình tư duy nhằm tạo lập chiến lược trên cơ sở nghiên cứu và dự báo thông tin cơ bản. Thực thi chiến lược nhằm triển khai các hoạt động để đạt mục tiêu chiến lược. Kiểm soát chiến lược nhằm đưa ra các điều chỉnh cần thiết để giữ đúng định hướng chiến lược, đảm bảo chiến lược được thực thi đến cùng và tạo ra thành công thực sự.

1.1.3. Lợi ích của quản trị chiến lược

Chiến lược giúp tổ chức nhận rõ những cơ hội và thách thức từ môi trường đối với các hoạt động của tổ chức, tìm ra giải pháp chiến lược đúng đắn nhằm khắc phục được sự chênh lệch về nguồn lực và giúp kẻ yếu vẫn có thể chiến thắng đối thủ mạnh.

1.2. Quy trình xây dựng chiến lƣợc

1.2.1. Xác định sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của tổ chức

Việc xác định sứ mệnh chỉ ra lý do tồn tại và đích hướng tới của tổ chức. Sứ mệnh của tổ chức là cơ sở để xây dựng chính sách, chiến lược cho từng giai đoạn của tổ chức. Mục tiêu chiến lược là điều thiết yếu giúp duy trì hoạt động và bền vững lâu dài cho tổ chức. Xác định mục tiêu chiến lược là việc chuyển sứ mệnh tổ chức thành những cột mốc thành tích về hoạt động chiến lược.

1.2.2. Phân tích môi trường bên ngoài và môi trường ngành

79

Mục tiêu của phân tích môi trường bên ngoài là để xác định các cơ hội và những đe dọa mang tính chiến lược trong một môi trường hoạt động của tổ chức.

Michael Porter đã đưa ra nhận định về các áp lực cạnh tranh trong mọi ngành sản xuất. Các yếu tố tạo ra áp lực đó là: Political (thể chế - luật pháp) – Economic (kinh tế) – Sociocultural (Văn hóa – xã hội) – Technological (công nghệ).

Biến động của môi trường chính trị - pháp lý: Khi phân tích các tác động từ môi trường chính trị - pháp lý, cần chú ý phân tích các yếu tố sau: Sự ổn định chính trị ; Chính sách thuế; Chính sách thương mại; Chính sách phân phối của cải xã hội; Luật Bảo vệ môi trường; Luật cạnh tranh và hạn chế độc quyền.

Biến động của môi trường kinh tế: Các yếu tố cần tập trung phân tích khi xác định các ảnh hưởng từ môi trường kinh tế gồm: Chu kỳ kinh doanh; Tăng trưởng kinh tế; Tỷ lệ lãi suất; Cung tiền; Lạm phát; Thất nghiệp; Tiền lương; Chi phí năng lượng.

Môi trường văn hóa – xã hội: Các yếu tố cần phân tích là: Tốc độ tăng dân số; Phân phối thu nhập; Ổn định xã hội; Thay đổi lối sống; Trình độ giáo dục; Tiêu dùng; Tuổi thọ.

Môi trường công nghệ: Khi phân tích cần chú ý các yếu tố: Ngân sách khoa học công nghệ; Ngân sách của ngành dành cho nghiên cứu và phát triển; Tốc độ chuyển giao công nghệ; Phát minh mới.

1.2.2.2. Phân tích môi trường vi mô, môi trường ngành

Phân tích ngành nhằm vào các nội dung chính: Các đặc tính kinh tế chủ đạo của ngành; Các lực lượng cạnh tranh đang hoạt động trong ngành; Động lực của sự thay đổi trong ngành và tác động của những thay đổi; Các động thái cạnh tranh tiếp theo; Các nhân tố chủ yếu sẽ quyết định thành công hay thất bại; Độ hấp dẫn của ngành.

80

Các loại nhân tố cần xem xét khi xác định nội lực cũng như điểm yếu của công ty là:

- Sức mạnh tiềm năng bên trong, gồm: Các năng lực cơ bản tại các khu vực then chốt; Các nguồn tài chính thích hợp; Sự tôn trọng của người mua; Người chỉ đạo thị trường có uy tín; Các chiến lược chức năng vùng được hình thành tốt; Lối thoát vào các nền kinh tế có quy mô; Được bảo vệ ở một mức độ nào đó khỏi các áp lực cạnh tranh mạnh; Công nghệ độc quyền; Các ưu thế chi phí; Các chiến dịch quảng cáo tốt hơn; Các kỹ năng đổi mới sản phẩm; Ban quản trị đã được thử thách; Đi đầu về kinh nghiệm; Năng lực sản xuất tốt hơn; Các siêu kỹ năng công nghệ và các yếu tố khác

- Các cơ hội tiềm năng bên ngoài: Khả năng phục vụ các nhóm khách hàng bổ sung hay mở rộng vào các thị trường, khu vực thị trường mới; Các cách thức mở rộng tuyến hàng hóa nhằm đáp ứng các nhu cầu lớn hơn của khách hàng; Khả năng chuyển các kỹ năng hay bí quyết công nghệ thành các sản phẩm hay áp dụng chúng vào kinh doanh; Liên kết tiến hay liên kết lùi; Sự sụp đổ của các rào chắn thương mại trong các thị trường cuốn hút nước ngoài; Sự tự mãn trong các công ty cạnh tranh; Khả năng phát triển nhanh nhờ nhu cầu thị trường tăng mạnh; Các công nghệ mới xuất hiện.

- Yếu kém tiềm năng bên trong: Không có phương hướng chiến lược rõ ràng; Thiết bị lạc hậu; Lời lãi cân bằng; Thiếu chiều sâu và năng lực quản trị; Không có một số kỹ năng hay năng lực then chốt; Ghi chép sơ sài khi thực hiện chiến lược; Gặp khó khăn với những vấn đề hiện hành bên trong; Thụt lùi trong nghiên cứu và phát triển; Tuyến hàng quá hẹp; Hình ảnh thị trường kém; Mạng lưới phân phối kém; Các kỹ năng tiếp thị dưới mức trung bình; Không có khả năng chi tiêu tài chính cho các thay đổi chiến lược cần thiết; Chi phí tổng thể cao hơn co với đối thủ cạnh tranh cơ bản; Các vấn đề khác.

81

- Các mối đe dọa tiềm năng bên ngoài: Sự xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh bên ngoài có chi phí thấp; Tăng bán các hàng hóa thay thế; Sự gia tăng thị trường thấp; Thay đổi đảo nghịch trong trao đổi ngoại tệ và trong các chính sách thương mại của các chính phủ nước ngoài; Các điều chỉnh đòi hỏi chi phí lớn; Dễ bị tổn hại bới các suy thoái kinh tế tạm thời hay chu kỳ kinh doanh; Khả năng đàm phán của khách hàng hay người cung ứng tăng; Nhu cầu và thị hiếu của khách hàng đã thay đổi; Dân số giảm; Các vấn đề khác.

Có thể lựa chọn mô hình phân tích SWOT trong phân tích hoạch định chiến lược. Bảng phân tích SWOT được trình bày như sau.

Bảng 1.1. Ma trận SWOT

SWOT CƠ HỘI (O) NGUY CƠ (T)

ĐIỂM MẠNH (S) (S/O) Tận dụng cơ hội bằng cách kết hợp điểm mạnh, định hướng hoạt động (S/T) Kết hợp điểm mạnh để hạn chế né tránh nguy cơ ĐIỂM YẾU (W) (W/O) Kết hợp cơ hội để khắc phục điểm yếu (W/T) Khắc phục khó khăn bên trong và cần chuẩn bị tốt để vượt qua thách thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ lạng sơn đến năm 2020 (Trang 70 - 100)