Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra một cách nhanh và rộng khắp trên thế giới. Đây là xu thế phát triẻn tất yếu mà mọi quốc gia dù ở những giai đoạn phát triển khác nhau buộc phải tham gia vào. Bên cạnh những thời cơ, những điều kiện thuận lợi, quá trình toàn cầu hoá cũng đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu, xem xét đặc biệt là những vấn đề kinh tế vĩ mô trong đó có chính sách tiền tệ. Việc nhận diện đƣợc bối cảnh mới của nền kinh tế Việt nam từ đó đƣa ra những cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế để hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế.
Trong hơn hai thập kỷ qua, tốc độ tăng trƣởng thƣơng mại thế giới đã cao hơn nhiều so với mức độ tăng trƣởng sản lƣợng và tốc độ chu chuyển vốn còn ở mức cao hơn nữa. Xu hƣớng nền kinh tế thế giới hiện nay là xu hƣớng mở cửa và đƣợc chứng minh ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Những hệ quả mà quá trình toàn cầu hoá đƣa lại cho một nền kinh tế là nền kinh tế đó gánh chịu những cú sốc từ bên ngoài. Trong xu thế toàn cầu hoá nhanh các hoạt động kinh tế, thƣơng mại, đầu tƣ, dịch vụ... để tránh đƣợc nguy cơ tụt hậu, Việt nam cần nhanh chóng hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Quá trình hội nhập giúp Việt nam thu hút nhiều hơn nữa vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, thúc đẩy tăng trƣởng xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, lao động và quan trọng hơn là chuyển đổi nhanh hơn nền kinh tế, đẩy nhanh cải cách hệ thống ngân hàng, hệ thống doanh nghiệp, loại bỏ những yếu kém, lạc hậu.
Việt nam đã tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) với một lộ trình đƣợc “ƣu tiên” do trình độ phát triển kinh tế ở mức thấp so với phần lớn các nƣớc trong khu vực. Thế nhƣng nền kinh tế Việt nam đã bắt đầu gặp phải những trở ngại đáng kể trong quá trình hội nhập: năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn rất yếu kém trên tất cả các lĩnh vực do tiềm lực tài chính, trình độ công nghệ và kỹ năng quản lý còn thấp. Khu vực kinh tế quốc doanh, theo định hƣớng đổi mới kinh tế, đang giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, nhƣng còn nhiều tồn tại và cần có hƣớng giải quyết nhanh chóng và triệt để.
Khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc có tỷ lệ số doanh nghiệp có lãi cao hơn và số doanh nghiệp bị lỗ cũng thấp hơn, tỷ lệ tổng mức lỗ so với tổng mức lãi cũng thấp hơn các khu vực khác (tỷ lệ doanh nghiệp lãi từ 78,8% năm 2000, lên 83,0% năm 2002, doanh nghiệp lỗ từ 17,5% năm 2000 còn 14,7% năm 2002). [Nguồn: báo cáo của Bộ Kế hoạch đầu tƣ, năm 2003]
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh quy mô nhỏ, phần lớn mới thành lập nên số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lỗ chiếm 20,4% tổng số doanh nghiệp của khu vực này (11292 doanh nghiệp) và chiếm 85,4% số doanh nghiệp lỗ của toàn quốc, nhƣng tổng mức lỗ chỉ bằng 14,0% tổng mức lỗ chung toàn doanh nghiệp. [Nguồn: báo cáo của Bộ Kế hoạch đầu tƣ, năm 2003]
Hiệu quả hoạt động tài chính của các doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc nâng lên rõ rệt hơn so với khu vực ngoài quốc doanh, nguyên nhân là do tác động tích cực của việc sắp xếp và sự cố gắng vƣơn lên của các doanh nghiệp nhà nƣớc, mặt khác do doanh nghiệp nhà nƣớc có những yếu tố thuận lợi hơn doanh nghiệp của các khu vực khác là đƣợc vay vốn ƣu đãi nhiều hơn (chiếm 82,5% tổng vốn vay ƣu đãi cho doanh nghiệp trong năm 2002), đƣợc ngân sách nhà nƣớc cấp bổ sung
vốn, một số ít ngành còn thế độc quyền trong sản xuất kinh doanh nhƣ: Điện, Xăng dầu, Bƣu chính viễn thông...
Những hạn chế và bất cập hiện nay của doanh nghiệp
Mặc dù có tăng trƣởng, chuyển dịch cơ cấu và hiệu quả sản xuất kinh doanh ở một số mặt đƣợc nâng lên, để chủ động hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế, thì doanh nghiệp Việt nam cần khắc phục những yếu kém bất cập nhƣ sau:
(1) Doanh nghiệp phát triển còn mang nặng tính tự phát, chƣa có quy hoạch định hƣớng rõràng. Trong số 62.908 doanh nghiệp hiện đang hoạt động ở thời điểm 1/1/2003, thì chủ yếu tập trung trong các ngành thƣơng nghiệp chiếm 39,4%, Khách sạn, nhà hàng 4,5%, Công nghiệp thực phẩm đồ uống 6,3%, Dệt may, da giầy chiếm 2,6%, chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ lâm sản chiếm 2,6%, lắp ráp và sản xuất hàng tiêu dùng thông thƣờng chiếm 3,1%, kinh doanh bất động sản và hoạt động tƣ vấn chiếm 5,1%... [Nguồn: báo cáo của Bộ Kế hoạch đầu tƣ, năm 2003]
Những doanh nghiệp hoạt động ở các ngành trên cũng đồng nghĩa với những ngành cần vốn đầu tƣ ít, vào kinh doanh nhanh và chuyển đổi cũng nhanh có lãi suất cao và độ rủi ro thấp; còn những ngành nhƣ: Chế biến nông sản xuất khẩu, sản xuất nguyên liệu thay thế nhập khẩu và một số ngành có hàm lƣợng công nghệ cao nhƣ sản xuất kỹ thuật điện, điện tử, thiết bị chính xác... rất cần tăng thêm năng lực sản xuất, nhƣng ít đƣợc chú ý đầu tƣ, số doanh nghiệp ít, quy mô nhỏ, kỹ thuật công nghệ thấp.
Khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài phát triển ổn định và có định hƣớng rõ ràng hơn, nhƣng doanh nghiệp có quy mô từ 500 lao động trở lên chỉ có 17,5% và doanh nghiệp có từ 200 tỷ đồng (tuơng đƣơng 13 triệu USD) chỉ có 9%; đặc biệt là chƣa có một tập đoàn kinh tế mạnh
trong những ngành kinh tế mũi nhọn ở nƣớc ta. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 87,8% tổng số doanh nghiệp, trong đó hầu hết là quy mô nhỏ, phần lớn đƣợc thành lập từ năm 2000 trở lại đây. [Nguồn: báo cáo của Bộ Kế hoạch đầu tƣ, năm 2003]
(2) Số lƣợng doanh nghiệp nhiều, nhƣng quy mô nhỏ phân tán đi kèm với công nghệ lạc hậu. Tại thời điểm 1/1/2003, bình quân 1 doanh nghiệp chỉ có 74 lao động và 22,9 tỷ đồng tiền vốn, so với năm 2000 là 83 ngƣời và 26 tỷ đồng vốn. Nhƣ vậy xu hƣớng quy mô nhỏ càng tăng trong 3 năm qua, bởi khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng rất nhanh, nhƣng phần lớn đều là doanh nghiệp nhỏ. Nếu theo quy mô vốn thì số doanh nghiệp dƣới 10 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 645 ngàn USD) chiếm 86,2% (trong đó dƣới 5 tỷ đồng chiếm 79,0%), từ 10 - dƣới 50 tỷ đồng chiếm 9,2%, từ 50 - 200 tỷ đồng chiếm 3,4%, trên 200 tỷ đồng chiếm 1,2%. [Nguồn: báo cáo của Bộ Kế hoạch đầu tƣ, năm 2003]
Trong 3 khu vực thì doanh nghiệp nhà nƣớc có quy mô lớn nhất, bình quân 1 doanh nghiệp có 421 lao động và 167 tỷ đồng vốn, tiếp đó là khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, bình quân 1 doanh nghiệp có 299 lao động và 134 tỷ đồng vốn, cả 2 khu vực trên có xu hƣớng tăng quy mô cả về lao động và tiền vốn. Khu vực ngoài quốc doanh bình quân 1 doanh nghiệp chỉ có 31 lao động và 4 tỷ đồng vốn, bằng 7,4% về lao động và 2,4% về vốn của doanh nghiệp nhà nƣớc và bằng 10,3% về lao động và 2,9% về vốn của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, đây là khu vực tập trung chủ yếu các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ. [Nguồn: báo cáo của Bộ Kế hoạch đầu tƣ, năm 2003]
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt nam không cao, mới thể hiện đƣợc trong một số ít ngành nghề nhƣ: Dệt, may, da giầy, sản xuất đồ gỗ, gốm sứ mỹ nghệ... Còn phần lớn sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá dịch vụ chƣa đạt
đƣợc sức cạnh tranh thắng thế ngay cả trên thị trƣờng trong nƣớc. Đây chính là nguy cơ tiềm ẩn cho nền kinh tế nói chung và chính cho hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt nam nói riêng. Về phía nền kinh tế, với lộ trình cắt giảm thuế trong việc Việt nam tham gia AFTA, WTO... ngân sách Nhà nƣớc sẽ giảm đi một nguồn thu đáng kể, hàng hoá Việt nam chiếm một thị phần rất nhỏ không chỉ ở thị trƣờng quốc tế mà ngay cả trên thị trƣờng nội địa do năng lực cạnh tranh thấp. Về phía ngân hàng thƣơng mại, việc hàng loạt doanh nghiệp ngoài quốc doanh ra đời thúc đẩy hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt nam càng phát triển để thoả mãn các dịch vụ tài chính, ngân hàng của những đối tƣợng khách hàng này. Trong điều kiện thị trƣờng chứng khoán Việt nam chƣa đƣợc công chúng đầu tƣ quan tâm thì đây là một sức ép công việc rất lớn. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp này có quy mô vốn nhỏ, các sản phẩm có ít khả năng cạnh tranh nền cũng gây cho ngân hàng thƣơng mại những rủi ro tiềm ẩn.
Hệ thống tài chính ngân hàng không nằm ngoài quá trình hội nhập. Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 2, hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt nam đang bộc lộ những tồn tại lớn cần phải nhanh chóng cải tổ kịp thời. Hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt nam đang gặp phải một sự cạnh tranh mới trong việc huy động vốn và cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng không chỉ từ các đối thủ cạnh tranh nƣớc ngoài mà ngay cả trong hệ thống tài chính nội địa: các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tƣ, thị trƣờng chứng khoán đang phát triển, công ty dịch vụ tiết kiệm bƣu điện...
3.1.2.Cơ hội và thách thức của ngân hàng thương mại Việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế là một hƣớng đi đúng đắn và quan trọng tạo tiền đề cho việc khẳng định vị thế của nền kinh tế Việt nam trên trƣờng quốc tế từ đó tạo ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Tuy nhiên, quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra cho hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt nam trƣớc những thách thức lớn.
3.1.2.1. Những thách thức đối với Ngân hàng thƣơng mại Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Năm 2003, Việt nam đã phải giảm thuế nhập khẩu của các mặt hàng chỉ còn từ 0- 5% và đến năm 2006 mức thuế suất này còn 0% theo lộ trình đã cam kết trong khu vực thƣơng mại tự do ASEAN (AFTA). Bên cạnh đó, Hiệp định thƣơng mại Việt nam-Hoa kỳ đòi hỏi Việt nam phải tạo lập một hệ thống pháp luật, chính sách nhằm nâng cao sức cạnh tranh và quan trọng hơn là giảm sự bảo hộ của Nhà nƣớc. Việc cắt giảm thuế quan và xoá bỏ chính sách bảo hộ của Nhà nƣớc sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh của các chủ thể trên thị trƣờng Việt nam. Các cam kết giảm thuế và bảo hộ mậu dịch sẽ tăng tính cạnh tranh của hàng hoá đến từ các quốc gia khác trên thị trƣờng Việt nam. Trên thực tế, những doanh nghiệp sản xuất và cung cấp các dịch vụ (thực hiện theo các cam kết cắt giảm thuế và bảo hộ mậu dịch) đang là những khách hàng lớn, quan trọng của ngân hàng thƣơng mại Việt nam cũng bị tác động bởi các cam kết này. Hiệp định thƣơng mại Việt nam – Hoa Kỳ đã có hiệu lực mặc dù một số lĩnh vực nhƣ: tài chính – ngân hàng, bƣu chính viễn thông Việt nam đang đựơc kéo dài thời gian để hội nhập. Trong nhiều nội dung, điều khoản Việt nam phải thi hành các cam kết về lĩnh vực ngân hàng: đến năm 2008, Việt nam phải dỡ bỏ các quy định hạn chế về hoạt động bằng đồng Việt nam đối với các ngân hàng nƣớc ngoài, đến năm 2010 phải dỡ bỏ hoàn toàn các quy định ngăn trở đối với hoạt động của ngân hàng nƣớc ngoài trên lãnh thổ Việt nam. Bên cạnh đó, Việt nam cũng đang trên đƣờng gia nhập Tổ chức thuơng mại thế giới (WTO), nơi mà những thách thức còn lớn hơn nhiều so với các hiệp định thƣơng mại song phƣơng. Điều gì sẽ xẩy ra nếu đến
tại thời điểm đó nền kinh tế Việt nam nói chung và hệ thống ngân hàng Việt nam nói riêng không kịp thời cải tổ hoặc cải tổ không đúng hƣớng?.
Trong khi đó các Ngân hàng thƣơng mại Việt nam đang chủ yếu là đầu tƣ nhiều vào các ngành: chế biến nông sản, công nghiệp nặng dựa vào nguồn tài nguyên…là những ngành mà các doanh nghiệp Việt nam không có lợi thế cạnh tranh. Vì thế, hội nhập quốc tế đặt hệ thống ngân hàng thƣong mại và doanh nghiệp Việt nam vào những thách thức cực lớn và có nguy cơ đổ vỡ cao. Ngoài ra, để đáp ứng đƣợc các yêu cầu hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nƣớc sẽ đƣợc đẩy mạnh quá cổ phần hoá hoặc sắp xếp lại nhanh hơn nữa, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ đƣợc ƣu tiên phát triển cả về quy mô lẫn số lƣợng. Điều này đặt ra cho ngân hàng thƣơng mại một nhiệm vụ khá nặng nền trong việc đáp ứng các nhu câù về vốn và các dịch vụ tài chính khác cho các doanh nghiệp khi mà thị trƣờng chứng khoán Việt nam chƣa phát triển kịp và hầu hết các doanh nghiệp Việt nam chƣa đủ điều kiện hoặc chƣa muốn tham gia voà thị trƣờng chứng khoán.
*. Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thƣơng mại Việt nam.
Thời gian qua, Ngân hàng thƣơng mại Việt nam đã có nhiều đổi mới nhƣng vẫn còn chƣa thể đáp ứng đƣợc bối cảnh mới của nền kinh tế, năng lực tài chính còn yếu, nợ quá hạn còn quá cao, ẩn chứa nhiều rủi ro đổ vỡ. Nhóm Ngân hàng thƣơng mại quốc doanh tuy chiếm gần 70% tổng nguồn vốn huy động và 80% thị phần tín dụng nhƣng tổng số vốn tự có chƣa đạt 1 tỷ đô la Mỹ; khối ngân hàng Thƣơng mại cổ phần chiến 11% tổng nguồn vốn huy động và 10% thị phần tín dụng; nhóm chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và ngân hàng liên doanh có tiềm lực khá mạnh với khoảng 30% vốn sở hữu trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại đang hoạt động tại Việt nam nhƣng họ chiếm ƣu thế hơn các ngân hàng
thƣơng mại Việt nam về công nghệ, loại hình dịch vụ, chiến lƣợc khách hàng, hiệu quả hoạt động và và chất lƣợng tài sản. Hơn nữa, dịch vụ của ngân hàng thƣơng mại Việt nam còn đơn điệu, nghèo nàn, tính tiện ích chƣa cao, chƣa tạo thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng. Nguồn thu từ tín dụng vẫn là nguồn thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng, các dịch vụ mới hầu nhƣ chƣa đƣợc chú trọng phá triển. Cho vay theo chỉ định của Chính phủ vẫn còn là hiện tƣợng phổ biến của các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh. Bên cạnh đó, phần lớn các ngân hàng thƣơng mại Việt nam thiếu chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả và bền vững. Hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ còn yếu thiếu tính độc lập, hệ thống thông tin, báo cáo tài chính chƣa đạt chuẩn mực quốc tế. Đội ngũ cán bộ ngân hàng khá đông nhƣng trình độ chuyên môn chƣa đáp ứng đƣợc các yếu cầu của quá trình hội nhập, chƣa có các chính sách kịp thời để thu hút nhân tài và áp dụng công nghệ hiện đại...
*. Xu thế cạnh tranh giữa các ngân hàng nƣớc ngoài và hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt nam.
Những thách thức lớn cho hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt nam không chỉ trong việc định hƣớng hoạt động ra thị trƣờng bên ngoài mà còn chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng nƣớc ngoài ngay chính trên “sân nhà”.
Về thị trƣờng tín dụng: cạnh tranh về cho vay sẽ trở nên gay gắt hơn khi các ngân hàng nƣớc ngoài đã hiểu rõ hơn về thị trƣờng Việt nam và môi trƣờng phát lý Việt nam không còn phân biệt đối xử. Có thể nói, ngân hàng nƣớc ngoài đang có mặt ở Việt nam đang “tạm ngủ” để chờ thời cơ kinh doanh.
Về giao dịch thanh toán, chuyển tiền lĩnh vực có ƣu thế của ngân hàng nƣớc