Một số hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 68 - 76)

2.3. Đánh giá chung về giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở

2.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hạn chế chủ yếu

Quá trình THĐ nông nghiệp thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động tại huyện Hoài Đức bên cạnh những thành tựu nêu trên còn tồn tại một số hạn chế cơ bản sau:

- Số lao động thiếu việc làm còn cao và có xu hướng tăng lên.

Số lượng lao động thiếu việc làm tăng nhanh trong 2 năm 2008 và 2009. Nếu so với năm 2007 thì số lao động thiếu việc làm năm 2008 tăng gấp 4 lần. Số lao động thiếu việc làm năm 2008 chiếm 2,3% lực lượng lao động. Tình trạng thiếu việc làm của lao động nông thôn bị thu hồi đất nông nghiệp còn cao hơn rất nhiều. Theo điều tra của phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện, số lao động không có việc làm chiếm 41,16% số lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, số lao động chuyển đổi ngành nghề tại địa phương chiếm 47%, hầu hết là lao động tự do, công việc không ổn định. Theo điều tra của tác giả thì trong số lao động được điều tra, số lao động không có việc làm chiếm 61,7%, số lao động chuyển đổi sang phi nông nghiệp tại địa phương chiếm 52,6%, công việc của họ là đi chợ, buôn bán nhỏ, làm thợ mộc, thợ xây, may mặc…

Từ các số liệu trên có thể thấy đây là áp lực lớn đối với người dân và chính quyền địa phương trong việc tìm ra nhiều ngành nghề mới nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là khi quá trình đô thị hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở huyện như một xu thế tất yếu không thể ngăn cản được.

- Khả năng tạo mở việc làm từ các dự án cho lao động mất đất rất thấp

Thời gian qua ở huyện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phục vụ cho cụm công nghiệp, đô thị, đất dịch vụ ngoài một số dự án đang trong quá trình triển khai thực hiện, chưa tạo ra chỗ làm mới cho các lao động mất đất, thì một số dự án đã thu hút lao động vào làm việc ở đây còn hạn chế. Các doanh nghiệp lấy đất khi đi vào hoạt động không thực hiện như cam kết ban đầu. Do vậy số lượng lao động bị mất đất nông nghiệp vào làm các cụm, điểm công nghiệp, đô thị là rất thấp. Theo số liệu thống kê của phòng LĐTB&XH huyện trong 12 xã điều tra có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng các cụm, điểm công nghiệp, khu đô thị và cơ sở hạ tầng thì số lao động được vào làm ở khu công nghiệp chỉ chiếm 5,1% số lao động bị thu hồi đất.

- Số lao động tự tạo việc làm và chuyển đổi được việc làm chưa nhiều

Sau khi bị thu hồi đất, đối với những làng không có nghề thì việc thu hồi đất nông nghiệp sẽ làm cho các hộ gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi ngành nghề. Trong số 10.224 lao động bị mất đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 15% chuyển đổi được ngành nghề tại địa phương, 18,1% đi tìm việc ở bên ngoài, số lao động đi xuất khẩu lao động chỉ chiếm 0,4%. Còn lại là 61,7% lao động sau khi bị thu hồi đất không có việc làm.

2.3.2.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân từ phía chính quyền địa phương

- Công tác quy hoạch không tính đến giải quyết việc làm, chỉ quan tâm đến thu hồi đất. Việc quy hoạch đất trong quá trình CNH - ĐTH từ cấp Trung

ương đến tỉnh, đến huyện không toàn diện, thiếu đồng bộ, chủ yếu thực hiện việc lấy đất, xây dựng khu đô thị mới, khu, cụm công nghiệp và cơ sở hạ tầng còn quy hoạch lao động, giải quyết việc làm thiếu tính cụ thể, chi tiết và thiếu tính khả thi.

- Việc xây dựng quy hoạch người dân không được tham gia và cũng không được công bố rộng rãi. Từ chỗ người dân không nắm được quy hoạch phát triển và tiến độ mở rộng đô thị và các khu, cụm công nghiệp nên người dân rơi vào tình thế bị động khi Nhà nước thu hồi đất, chưa kịp chuyển đổi sang ngành nghề mới. Do đó, khi bị thu hồi đất nông nghiệp, nhiều người đó rơi vào tình trạng không có việc làm, bị thất nghiệp.

-Chính sách đền bù chưa thỏa đáng: Giá đền bù chưa thỏa đáng dù nằm trong khung chuẩn của Nhà nước quy định nhưng nhìn chung mức giá đền bù còn thấp hơn nhiều so với giá thực tế, nhiều nơi có điều kiện ngang nhau nhưng mức giá đền bù khác nhau, nhất là thời điểm trước hợp nhất giữa Hà Tây và Hà Nội, các vùng giáp ranh giá đền bù khi Nhà nước thu hồi đất của Hà Tây thấp hơn nhiều so với Hà Nội. Chính vì vậy, một bộ phận người dân phản đối, không chịu nhận tiền đền bù, không chịu bàn giao mặt bằng làm ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Ngoài ra, lý do mà người dân không chịu giao đất đó là họ không chịu chấp nhận đất dịch vụ với giá cao. Đất dịch vụ là khu đất mà Nhà nước giao để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Theo Nghị định 17/2006/NĐ-CP và Nghị định số 84/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp trong trường hợp không được Nhà nước bồi thường bằng đất nông nghiệp tương ứng mà không có nguyện vọng nhận tiền bồi thường bằng đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp thì được bồi thường bằng đất ở có thu tiền sử

dụng đất tại khu tái định cư hoặc tại vị trí trong khu dân cư phù hợp. Mức đất được giao cho UBND tỉnh quy định. Giá đất ở được giao bằng loại đất nông nghiệp tương ứng đã thu hồi cộng thêm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư nhưng không cao hơn giá đất ở điều kiện tương ứng tại thời điểm đất thu hồi được UBND cấp tỉnh quy định và công bố”. Theo quy định này thì muốn có được 10% đất làm dịch vụ thì người dân phải bỏ cả tiền chi phí giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng. Do vậy, số tiền bỏ ra có được 10% đất làm dịch vụ là rất lớn, cho dù người dân nhận được tiền đền bù từ mất đất nông nghiệp cũng không đủ tiền để có được 10% đất bị thu hồi làm dịch vụ. Theo số liệu khảo sát ở xã An Khánh thì hộ có 5 sào đất nông nghiệp, bị thu hồi 100% thì được đền bù 135 triệu đồng không đủ mua một lô đất dịch vụ 150m2 với giá 180 triệu đồng (1,2 triệu đồng/m2, trong khi đó Nhà nước thu hồi đền bù 54.000đ/m2). Như vậy, tiền đền bù mất 100% đất nông nghiệp (5 sào đất) không đủ để mua 150m2

đất dịch vụ. Nếu hộ có 2 sào đất nông nghiệp bị thu hồi đất không đủ để mua 50m2

đất dịch vụ. Không những thế, đất dịch vụ được bố trí ở vị trí không thuận lợi, không biết có thể kinh doanh được gì. Đây là tình trạng diễn ra ở hầu hết các địa phương có đất nông nghiệp bị thu hồi. Với giá đất dịch vụ cao như vậy nên người dân khó chấp nhận giao đất theo đúng kế hoạch và tiến độ.

- Chính sách đào tạo nghề còn nhiều bất cập, chưa gắn với nhu cầu sử dụng thực tế. Nhiều khi việc đưa người đi học chỉ mang tính hình thức, chi cho hết tiền mà không quan tâm đến hiệu quả của hoạt động học nghề có giúp người lao động hình thành các kỹ năng và tiếp tục kinh doanh từ nghề đã học không. Mặt khác, việc quan tâm mở lớp đào tạo, dạy nghề cho người dân cũng chưa đủ và đúng mức.

Qua điều tra 91 hộ dân về tình hỉnh mở lớp dạy nghề cho người dân bị THĐ cho thấy: số người cho rằng có sự quan tâm đến đào tạo, dạy nghề

thường xuyên là 0%, số hộ cho rằng có nhưng không thường xuyên chiếm 45%, số hộ không trả lời chiếm 7,5%, còn 47,5% các hộ cho rằng địa phương không mở lớp dạy nghề. Đây chính là nguyên nhân làm cho người lao động khó thích nghi, chuyển đổi nghề nghiệp khi họ mất hết đất canh tác. Thêm vào đó, kinh phí đào tạo nghề cho lao động cũng thiếu, số hộ phải tự túc kinh phí đào tạo chiếm 75%. Như vậy, sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, các cấp chính quyền chưa thực sự quan tâm đến giải quyết việc làm, dẫn đến số lao động không có việc làm chiếm số lượng lớn.

- Chính quyền địa phương chưa có chế tài phù hợp đối với các doanh nghiệp. Trước khi thu hồi đất thì các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đều cam kết giải quyết việc làm cho lao động địa phương, nhưng khi đi vào hoạt động rất ít lao động của địa phương được tuyển dụng, thậm chí họ còn không thực hiện các cam kết ban đầu. Do đó, tỷ lệ thất nghiệp ở địa phương tăng lên sau khi phải bàn giao đất.

Nguyên nhân từ phía người dân

- Tỷ lệ lao động lớn tuổi cao. Đối với người dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở Hoài Đức hiện nay, số lượng lao động có độ tuổi 35 trở lên chiếm tỷ lệ cao, đó cũng là nguyên nhân khiến cho lao động khó tìm việc, chuyển đổi ngành nghề.

Theo số lượng điều tra năm 2011, số lao động có độ tuổi từ 35 trở lên chiếm tỷ lệ 49,83%, sau khi bị thu hồi đất số lao động này do tuổi cao nên sẽ gặp khó khăn trong đào tạo nghề và chuyển đổi sang ngành nghề mới, hầu hết các doanh nghiệp ở các cụm công nghiệp không có nhu cầu tuyển các lao động này. Chính vì vậy, số lao động không có việc làm ở độ tuổi này chiếm số lượng khá lớn.

- Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động thấp. Trình độ của lao động chủ yếu là tốt nghiệp THCS và không có trình độ

chuyên môn kỹ thuật, vì thế không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, xí nghiệp trong cụm công nghiệp. Vì thế, số lao động bị thu hồi đất nông nghiệp được tuyển vào các khu, cụm công nghiệp được xây dựng trên mảnh đất thu hồi của nông dân rất thấp

Qua điều tra trong số 281 lao động của ba địa phương thì có đến 4 người chưa biết chữ, 27 lao động chưa học hết tiểu học, 48 lao động mới chỉ tốt nghiệp tiểu học, chiếm tới 17,1%; số lao động tốt nghiệp THCS là 132, chiếm tỷ lệ 47,3%; số lao động tốt nghiệp THPT chỉ là 70, chiếm 24,5%; có 3 lao động tốt nghiệp CĐ - ĐH. Với trình độ học vấn của người lao động địa phương như vậy có thể thấy chất lượng lao động rất thấp, số lao động chưa qua đào tạo nghề là 226 người, chiếm 80,5% đã làm cho thu nhập của người lao động địa phương thấp, đời sống của họ khó khăn. Số lao động qua đào tạo nghề chỉ là 27 người chiếm 9,6%, tuy nhiên số lao động được thu hút vào làm việc trong các cụm công nghiệp rất thấp, chủ yếu làm nghề thủ công và các công việc khác. Tỷ lệ lao động tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp thấp (8,9% số lao động điều tra). Trình độ của lao động địa phương bị mất đất nông nghiệp quá thấp đã không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Do đó, nhiều doanh nghiệp đi vào sản xuất kinh doanh đã buộc phải thuê lao động từ địa phương khác, trong khi đó không giải quyết được việc làm cho lao động địa phương. Đây thực sự là vấn đề bất cập.

- Nông dân sử dụng tiền đền bù không hợp lý. Do nhận thức sai lệch của người dân dẫn đến việc sử dụng tiền đền bù không đúng mục đích. Đây là đặc điểm chung của hầu hết các hộ thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp ở tỉnh và theo điều tra dưới đây cũng phần nào phản ánh được tình hình này. Từ đó lý giải việc đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và giải quyết việc làm của số hộ dân này là không mấy khả quan.

số hộ gia đình đầu tư cho xây dựng, sửa chữa nhà ở, thậm chí có những hộ dùng toàn bộ tiền đền bù để xây nhà cửa. Khoảng 50% số hộ gia đình dùng tiền đền bù để mua sắm đồ dùng sinh hoạt. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng một phần tiền đền bù cho học nghề chỉ là 13,1%. Trong khi đó chỉ có 5% số hộ dùng tiền đền bù để đầu tư mở mang ngành nghề và mua sắm phương tiện vận tải cho sản xuất kinh doanh.

Rõ ràng, cơ cấu chi tiêu tiền đền bù của người dân như vậy là chưa hợp lý với mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất, do đó ảnh hưởng rất lớn tới công ăn việc làm của người lao động trong huyện. Đây cũng là nguyên nhân làm cho tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm của những người lao động sau khi chuyển giao đất nông nghiệp cho Nhà nước tăng hơn nhiều so với trước khi bàn giao. Ngoài ra, thái độ của người dân còn nặng nề về trông chờ, ỷ lại vào chính quyền địa phương, thụ động trong tìm kiếm việc làm, hướng nghiệp cho con cháu mình sau khi bị thu hồi đất.

- Thị trường lao động còn sơ khai, hệ thống dịch vụ việc làm kém phát triển. Trên địa bàn huyện hiện có 1 trung tâm dạy nghề giới thiệu việc làm do huyện quản lý với các chức năng dạy nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về lao động - việc làm, nhưng quy mô và phạm vi hoạt động rất hạn chế. Rất nhiều lao động có nhu cầu về dịch vụ việc làm nhưng khó có thể tiếp cận.

- Nhận thức của một số lãnh đạo từ huyện đến các xã còn hạn chế, cho rằng Hoài Đức chưa bức xúc về việc làm, do vậy không quan tâm đầy đủ đến lĩnh vực này. Chưa xây dựng được kế hoạch tổng thể về “ giải quyết việc làm” để làm cơ sở cho các ngành trong huyện xác định nhiệm vụ cụ thể của mình phải làm gì để giải quyết việc làm cho người lao động. Thông tin hướng nghiệp ở các trường phổ thông, phổ thông trung học còn rất hạn chế, phần lớn học sinh sau khi dời ghế nhà trường thường chọn con đường vào đại học, cao đẳng, khi

không đỗ mới vào các trường nghề nên tỷ lệ học nghề thấp, chất lượng đầu vào không cao. Chưa cung cấp thông tin đầy đủ về về thị trường lao động việc làm dẫn đến tình trạng thiếu thông tin, nhiều người cần việc không kiếm được việc làm, nhưng không hiếm trường hợp việc chờ người. Thu nhập tiền lương, tiền công của người lao động còn thấp từ 750.000 đồng đến 1.000.000 đồng/tháng chưa hấp dẫn người lao động. Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động theo bộ luật lao động cũng không được xử lý kịp thời, nghiêm túc.

- Hoạt động xuất khẩu lao động chưa được chú trọng. Công tác xuất khẩu lao động đối với khu vực nông thôn của huyện chưa được quan tâm cả từ phía người dân cũng như từ chính quyền địa phương. Số người đi xuất khẩu lao động rất ít, nhất là tại các điểm điều tra.

- Chưa phát huy được sức mạnh của toàn xã hội, các đoàn thể trong giải quyết việc làm. Thời gian qua, dù Đảng và Nhà nước ta đó có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp nhưng cần có sự cộng tác, giúp đỡ hơn nữa của các tổ chức, doanh nghiệp, đoàn thể và mọi người dân trong vấn đề giải

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)