3.2. Quan điểm giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất
3.2.3 Giải quyết việc làm cho người lao động cần tập trung vào hướng
cao chất lượng lao động, đa dạng hóa trình độ đào tạo và ngành nghề đào tạo của người lao động.
Chú trọng đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển công nghiệp đô thụ trên địa bàn trong những năm tới. Tăng cường mối liên kết giữa giáo dục và đào tạo nghề với thị trường lao động, với hệ thống dịch vụ và xúc tiến việc làm. Tập trung đào tạo nhân lực cho nông thôn nhằm trang bị cho nông dân các kiến thức cơ bản về ngành nghề thông qua các lớp khuyến nông, khuyến ngư, tạo điều kiện cho nông dân đa dạng hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và tư vấn, xúc tiến việc làm.
3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở huyện Hoài Đức
3.3.1 Hoàn thiện quy hoạch đất đai và quản lý tốt kinh phí đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Việc quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp cũng như các khu đô thị mới cần được thông qua một cách công khai sớm trước mọi người dân và cần chỉ rõ thời gian cần thu hồi, quy mô cần thu hồi để người dân có kế hoạch chủ động trong tìm kiếm việc làm, chuyển đổi ngành nghề cũng như có kế hoạch sản xuất phù hợp. Tuy nhiên, để tránh trường hợp người dân nắm được phương án quy hoạch sẽ tìm cách đối phó để lấy tiền đền bù cao như trồng cây lâu năm hay xây dựng công trình nhà ở… cần có những biên bản hoặc ảnh chụp về hiện trạng đất đai thuộc sự quản lý của người dân trong vùng giải tỏa.
Cần thực hiện nghiêm Nghị định 17 và Nghị định 84 của Chính phủ trong quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, đó là để lại 10% đất nông nghiệp bị mất để làm dịch vụ, diện tích đất để lại phải lựa chọn vị trí phù hợp, đáp ứng yêu cầu cho hoạt động dịch vụ.
Cần xác định rõ trách nhiệm của các chủ doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp về sử dụng lao động đối với người bị thu hồi đất. Các doanh nghiệp phải ưu tiên tuyển chọn lao động trong vùng bị thu hồi đất trước khi tuyển lao động ở những nơi khác. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần nêu rõ yêu cầu về lao động mà họ sẽ tuyển chọn khi dự án đi vào sản xuất để các đối tượng có cơ hội tuyển chọn có kế hoạch học nghề phù hợp.
Với những hộ mất đất lớn cần phải di dời chỗ ở nên có sự ưu tiên đặc biệt để họ nhanh chóng ổn định đời sống, phát triển sản xuất. Trước hết là ưu tiên trong việc nhận đất tái định cư, sau đó là ưu tiên trong việc nhận các khoản hỗ trợ, đền bù và sau đó là ưu tiên trong việc tuyển chọn vào làm việc cho các cơ sở trên đất thu hồi.
Cần quản lý chặt chẽ và hiệu quả kinh phí đền bù giải tỏa và hỗ trợ di dời, tránh hiện tượng trả toàn bộ tiền đền bù và hỗ trợ cho người dân. Theo điều tra chúng tôi thấy: có tới 90% số hộ đã dùng tiền đền bù vào việc xây dựng và sửa chữa nhà ở, 50% số hộ để mua sắm dụng cụ trong gia đình, có khoảng 30% có dùng để đi học nghề… Điều này chứng tỏ việc sử dụng tiền đền bù và hỗ trợ của người dân không đúng mục đích. Các xã và huyện cần phân loại đối tượng mất đất để xây dựng kế hoạch chi trả đền bù cho từng hộ sao cho hợp lý. Nếu các hộ chưa sử dụng tiền đền bù đó cho việc học nghề hoặc đầu tư cho chuyển hướng sản xuất thì có thể chi trả một phần để ổn định cuộc sống, số còn lại các cơ quan chức năng phải giữ lại để buộc người sử dụng phải sử dụng đúng mục đích, tránh trường hợp sau khi mất đất thì tiền cũng hết. Tuy nhiên, cần lưu ý khi giữ tiền của các hộ không nên để tiền chết mà phải đưa vào lưu thông lấy lãi cho các hộ.
3.3.2 Phát triển công nghiệp và dịch vụ nhằm thu hút lao động nông thôn, trước hết là những người bị thu hồi đất.
công nghiệp, dịch vụ để tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và phát triển du lịch. Tuy nhiên, khi áp dụng giải pháp này chúng ta cần phân loại các đối tượng mất đất theo các tỷ lệ khác nhau, các lứa tuổi khác nhau, vị trí khác nhau để áp dụng cho phù hợp. Căn cứ vào dự kiến cơ cấu kinh tế trong kế hoạch phát triển của Thành phố ta cần có những giải pháp cụ thể sau:
3.3.2.1 Đẩy mạnh sự phát triển các ngành nghề truyền thống
Tập trung phát triển những ngành nghề truyền thống như nghề dệt của làng dệt kim La Phù, làng mộc Sơn Đồng, làng chế biến lương thực, thực phẩm Dương Liễu… Đây là những xã có làng nghề phát triển hàng năm thu hút lượng lao động lớn trong Huyện và ngoài huyện tham gia sản xuất, góp phần giải quyết lượng lao động trên địa bàn
Để làm tốt vấn đề này cần có sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước, thể hiện việc hỗ trợ về vốn cho các đối tượng muốn phát triển làng nghề. Khuyến khích các hộ muốn đầu tư mở rộng sản xuất và đặc biệt có thu hút lao động ngoài lao động gia đình.
Việc phát triển các ngành nghề truyền thống có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tìm kiếm việc làm, chúng ta phải tìm mọi cách để họ có thu nhập chủ yếu từ các ngành này. Tuy nhiên, do đặc điểm lao động của các ngành này không dễ thích ứng như sản xuất nông nghiệp nên cần rất nhiều giải pháp phụ trợ. Bên cạnh đó, vẫn phải có các giải pháp về sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ thật phù hợp. Những hộ mất nhiều đất tập trung chủ yếu ở xã An Khánh, Vân Côn, Song Phương..Phần đất nông nghiệp còn lại quá ít nên các hộ có thể dành cho việc tự sản xuất những sản phẩm thiết yếu cho gia đình để đảm bảo tính chủ động trong tiêu dùng của các hộ gia đình, cũng có thể hướng các hộ dân sản xuất một số loại rau gia vị vừa đáp ứng nhu cầu thị trường, vừa có thu nhập cao và thu hút nhiều lao động.
3.3.2.2 Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của các hộ một phần đất canh tác
Đối tượng này nghề nghiệp của họ không có sự thay đổi nhưng có nhiều xáo trộn. Do đó, vấn đề cần làm là làm sao cho với số lượng đất ít ỏi còn lại mà họ vẫn có thể đảm bảo được việc làm, tăng thu nhập để đảm bảo cuộc sống. Điều này chỉ có thể thực hiện nếu tìm được những cây con cần đầu tư lượng lao động lớn, hiệu quả kinh tế cao cũng như tìm cách quay vòng ruộng đất nhiều hơn để tăng khối lượng sản phẩm và tăng giá trị của nó. Chú trọng những sản phẩm có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thị trường. Mặt khác cũng cần tìm những nghề thu hút nhiều lao động và ít ruộng đất hơn. Do đó cần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, đầu tư phát triển nông nghiệp sạch theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành các vùng sản xuất tập trung; chú trọng đầu tư phát triển chăn nuôi theo mô hình công nghiệp tập trung kiểu trang trại hoặc bán tập trung, đảm bảo vệ sinh an toàn cho người và gia súc, phát triển cây trồng theo hướng sản xuất nông nghiệp sạch, chú trọng sản xuất những cây đặc sản, hình thành những vùng sản xuất rau an toàn. Với việc chuyển dịch này sẽ giúp các hộ có thêm việc làm với phần đất hạn hẹp còn lại sau thu hồi. Trong trường hợp này, người lao động ở các lứa tuổi và cả những người không còn trong độ tuổi lao động đều có thể tham gia lao động mà không có trở ngại gì.
Một số địa phương có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất rau sạch như Tiền Yên, Song Phương..., nên có sự liên kết để cung cấp rau sạch cho các khách sạn, siêu thị để giữ uy tín cho sản phẩm, từ đó ổn định thị trường và ổn định giá cả.
Ổn định và phát triển nuôi bò sữa, bò thịt, dê... ở vùng đồng bãi. Mở rộng nuôi trồng thủy sản bằng việc nuôi cá ở những vùng đất trũng hoặc kết
hợp nuôi cá-lúa...
Để làm tốt việc này, chính quyền địa phương cần làm tốt công tác dịch vụ. Tăng cường liên kết làm cầu nối giữa những nhà sản xuất với các nhà khoa học, các cơ sở sản xuất giống, các cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm..., từ đó giúp người sản xuất có định hướng đúng và triển khai hợp lý.
3.3.2.3 Phát triển mạnh du lịch, dịch vụ.
Đây cũng là một trong những vấn đề cơ bản góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hoài Đức.
Hoài Đức có tiềm năng về nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, du lịch văn hóa lịch sử với nhiều di tích được xếp hạng, có di tích đặc biệt quan trọng như Đền Giá. Hoài Đức có nhiều lễ hội gắn với những truyền thuyết lịch sử và văn hóa của dân tộc, có nhiều điểm du lịch lễ hội như các đền chùa, miếu mạo.., với nhiều thắng cảnh đẹp. Nên tổ chức những chuyến du lịch thuận lợi để quảng cáo vẻ đẹp của huyện, đồng thời, nên có sự quản lý chặt các loại dịch vụ ăn theo để vừa phục vụ tốt khách du lịch, vừa tăng nguồn thu cho địa phương. Tuy nhiên, lao động thuộc ngành này đòi hỏi kiến thức khá sâu và rộng nên phải qua đào tạo. Cần tổ chức tuyển chọn những người có năng khiếu về dẫn chương trình, am hiểu về lịch sử, văn hóa, tìm hiểu kỹ hơn những truyền thuyết để đem đến cho du khách những món ăn tinh thần bổ ích. Cần khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch nâng cao chất lượng phục vụ và mở rộng mạng lưới phát triển để có thể cạnh tranh với những Công ty du lịch khác ngoài địa bàn Huyện.
Ngoài ra, với bộ phận những người hết tuổi lao động nhưng vẫn tích cực tham gia lao động từ trước đến khi bị thu hồi đất nên tạo cho họ cơ hội lao động chân chính bằng cách cho họ quyền sử dụng phần đất dôi dư do quy hoạch khu dân cư để lại để có thể kinh doanh các loại dịch vụ phục vụ khu đô
thị hoặc khu công nghiệp.
3.3.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho nông dân.
Nông dân Hoài Đức nói chung đều có trình độ chuyên môn thấp, tay nghề còn hạn chế, còn tùy tiện trong hoạt động sản xuất kinh doanh...nên chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế công nghiệp, sau khi thu hồi đất, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng nhận lại những lao động trong vùng giải tỏa làm công nhân của doanh nghịệp, do trình độ thấp không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp nên một bộ phận công nhân thường bị loại thải hoặc tự rút lui khỏi guồng máy sản xuất công nghiệp. Chính vì vậy, đào tạo nghề cho bà con nông dân là một việc không thể thiếu.
Để việc đào tạo nghề thực sự hữu hiệu cần rà soát lại hệ thống các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp, xem xét nhu cầu về lao động của họ để đào tạo, ngoài ra, cần làm tốt công tác tư vấn để người lao động có thể chọn nghề phù hợp với khả năng và sức khoẻ của họ. Địa phương cần thực hiện nghiêm túc các quyết định, thông tư, chỉ thị về dạy nghề cho nông dân như: Quyết định số 81/2005/QĐ - TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, Thông tư liên tịch số 06/2006/TTLT- BTC- BLĐTBXH ngày 19/01/2006 của liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.
Trong đào tạo nghề cần tập trung vào nhóm lao động nông thôn trong độ tuổi lao động chưa qua học nghề, có nhu cầu học nghề để họ có đủ điều kiện xét tuyển vào làm việc trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do kinh phí đào tạo có giới hạn nên Huyện cần ưu tiên đào tạo nghề cho các đối tượng là lao động thuộc các hộ bị thu hồi đất canh tác do đô thị hoá… có nhu cầu học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp; Lao động thuộc đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công theo quy định của pháp luật; Lao động thuộc các dân
tộc thiểu số, các xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Lao động nữ chưa có việc làm; Lao động thuộc các làng nghề nằm trong dự án khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống mà dự án không có khoản kinh phí riêng cho dạy nghề;
Sau đó, tùy điều kiện Huyện sẽ mở rộng đào tạo nghề cho các đối tượng khác như: Lao động thuộc vùng chuyên canh có nhu cầu chuyển đổi nghề, lao động nông thôn khác có nhu cầu học nghề.
Việc dạy nghề được tiến hành với những lao động trong độ tuổi theo như quy định, tuy nhiên, một điều rất đáng chú ý là trong nông thôn, một bộ phận đáng kể người nông dân tuy không còn trong độ tuổi lao động nhưng vẫn có những đóng góp khá quan trọng tạo ra một lượng sản phẩm khá dồi dào và họ tự nuôi sống bản thân mà chưa cần dựa vào con cái.
Để đào tạo nghề cho nông dân, cần chú ý quy hoạch đào tạo nghề, phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo đóng yêu cầu của cơ sở, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Việc đào tạo nghề cần gắn với nhu cầu sử dụng lao động. Để làm được như vậy cần có sự liên kết giữa các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động với cơ sở day nghề trong đó nhà nước đóng vai trò trung gian, là cầu nối.
Thành lập quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, dạy nghề cho người lao động
- Nguồn hình thành quỹ trên cơ sở lấy trong kinh phí nguồn thu từ đất được để lại trong đền bù giải phóng mặt bằng, đóng góp của các chủ dự án, doanh nghiệp sử dụng đất, hỗ trợ của thành phố...
- Đối tượng hỗ trợ là lao động sản xuất nông nghiệp đó bị thu hồi 30% diện tích đất nông nghiệp trở lên được giao theo nghị định 64CP của Chính phủ và các chính sách của nhà nước giao ruộng đất cho người nông dân.
động đó hết tuổi lao động (nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi); trợ cấp hàng tháng tương đương với mức hỗ trợ người nghèo của thành phố cho người già neo đơn không nơi nương tựa.
Hỗ trợ học văn hóa cho học sinh chưa học hết THPT được miễn tiền học phí và các khoản đóng góp khác của Thành phố trong thời gian 3 năm.
Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động bằng thẻ học nghề, người lao động có thể vào học các trường nghề trên địa bàn thành phố sau khi có chứng chỉ, bằng tốt nghiệp, được thanh toán tiền học phí trong suốt thời gian học theo quy định của nhà trường nhưng tiền hỗ trợ cho mỗi thẻ không quá 6 triệu đồng.
Thời gian quỹ hỗ trợ cho các đối tượng trên là 5 năm nhằm giúp cho người lao động sau khi bị thu hồi đất có thời gian ổn định cuộc sống.
3.3.4 Tăng cường các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất và giải quyết việc làm cho người bị THĐ.
Trong điều kiện hiện nay, nếu người nông dân không được sự hỗ trợ của Nhà nước sẽ rất khó khăn, vì vậy bất cứ sự trợ giúp nào cũng sẽ là tác