Đầu tư nước ngoài

Một phần của tài liệu Tác động của các yếu tố nước ngoài đến thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

2.2. Yếu tố nước ngoài ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam

2.2.5. Đầu tư nước ngoài

“Đầu tư nước ngoài (Foreign Investment) là khái niệm dùng để chỉ các khoản đầu tư của cư dân (cá nhân, cơng ty, định chế tài chính, chính phủ, tổ chức quốc tế) thuộc các nền kinh tế nước ngoài vào các nền kinh tế trong nước và của cư dân trong nước ra nước ngoài.” (Vietnamfinance, 2018)

Đầu tư nước ngồi phân thành hai loại chính: đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI)

và đầu tư gián tiếp nước ngoài.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là khoản đầu tư từ một bên ở một quốc gia này vào một công ty ở một quốc gia khác với nhu cầu lợi ích lâu dài. Đầu tư trực tiếp

vào một quốc gia có thể thơng qua hình thức: mở rộng kinh doanh sang nước ngồi thơng qua văn phịng đại diện hoặc trụ sở đặt tại quốc gia đó, tái đầu tư lợi nhuận từ hoạt động của quốc gia hoặc từ các khoản vay nội bộ cho các công ty con đặt tại quốc

gia đó, lấy quyền biểu quyết trong một cơng ty ở quốc gia đó nhờ mua cổ phiếu có quyền biểu quyết, thực hiện mua bán sáp nhập doanh nghiệp, liên doanh với các tập đoàn doanh nghiệp trong nước, mở cơng ty con tại quốc gia đó,... Trong Cán cân

thanh toán của IMF, “Chủ sở hữu từ 10% trở lên vốn của một công ty được coi là

nhà đầu tư trực tiếp”. FDI thường được chính phủ khuyến khích bởi lý do tạo cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng nguồn nhân lực, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tiếp cận công

nghệ hiện đại, chuyên môn quản lý, tăng nguồn thu ngân sách. Đồng thời, FDI cũng mang lại nhiều lợi ích cho bên đầu tư về đa dạng hóa thị trường, chi phí nhân cơng thấp, ưu đãi về thuế và trợ cấp.

Đầu tư gián tiếp nước ngồi, hay cịn gọi là Đầu tư danh mục nước ngoài (FPI

- Foreign Portfolio Investment) là việc các tập đồn, tổ chức tài chính và nhà đầu tư tư nhân nước ngồi mua chứng khốn của các cơng ty, tập đồn được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán của một quốc gia khác. Đầu tư gián tiếp không chỉ bao gồm các công cụ vốn như cổ phiếu mà cịn có cơng cụ nợ như trái phiếu. Hình thức

ngày càng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhờ tốc độ phát triển kinh tế nhanh và ổn định. Pháp luật cũng dần tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường bằng đơn giản hóa các thủ tục tham gia sàn chứng khoán hay thực hiện các hoạt động đầu tư dài hạn tại Việt Nam như mở công ty, thực hiện đấu thầu các dự án trong nước, ... Hình thức đầu tư trực tiếp (FDI) mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến giao dịch trên thị trường chứng khoán, nhưng gián tiếp ảnh hưởng đến tâm lý nhà

đầu tư, cả nội địa và nước ngồi, thơng qua những biến động trong các chính sách kinh tế vĩ mơ. Việt Nam hiện nay có trên 26,500 dự án FDI, từ 129 quốc gia với tổng vốn đăng ký trên 334 tỷ USD và tổng vốn thực hiện đạt trên 185 tỷ USD, chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư tồn xã hội và đóng góp 20% vào GDP Việt Nam. Nguồn vốn tác động tích cực đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc sử dụng các nguồn lực trong nước. Tuy nhiên, hình thức đầu tư gián tiếp (danh mục đầu tư nước

ngồi), lại có tác động mạnh đến giao dịch trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu

tư nước ngoài thường giao dịch các cổ phiếu trên VN30, là các cổ phiếu có khối lượng

giao dịch và giá trị giao dịch lớn trên thị trường. Khối lượng giao dịch thể hiện tính thanh khoản trên thị trường, đặc biệt, khối lượng giao dịch là thước đo quan trọng trong phân tích kỹ thuật, một trường phái mà hầu hết các nhà đầu tư Việt Nam đang áp dụng. Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đầu tư vào thị trường Việt Nam với phương pháp giao dịch tương tự và với khối lượng giao dịch lớn. Điều này ảnh hưởng khơng nhỏ tới khối lượng giao dịch chung trên tồn thị trường. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngồi đang có xu hướng thực hiện giao dịch cổ phiếu theo khối. Bên

cạnh khối lượng giao dịch (tổng số lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được giao dịch tính đến thời điểm hiện tại), nhà đầu tư còn dựa vào tổng giá trị giao dịch của cổ phiếu

trên thị trường để đặt lệnh giao dịch. Các tiêu chí này được lập nên căn cứ vào quy mô thị trường, quy mơ cơng ty và tính thanh khoản trên thị trường. Một trong các phương thức giao dịch khối là phương thức ngoài giờ, các giao dịch khối diễn ra sau khi thị trường đóng cửa, mức giá do thỏa thuận, lấy giá đóng cửa làm giá tham chiếu.

kinh tế vĩ mô trong và ngồi nước đều là các thơng tin các nhà đầu tư muốn biết trước

khi thực hiện giao dịch cổ phiếu nhằm đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp trong tương lai. Các yếu tố ổn định tiền tệ, ổn định chính trị, thị trường vốn phát triển, tăng

cường thoái vốn nhà nước trong các doanh nghiệp cũng tác động đến quyết định mua

bán cổ phiếu, trái phiếu của các nhà đầu tư nước ngồi. Ví dụ, lãi suất FED tăng, khiến các nhà đầu tư nước ngồi bán rịng cổ phiếu với khối lượng lớn, làm thị trường

Một phần của tài liệu Tác động của các yếu tố nước ngoài đến thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w