Nhận xét chung về thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của các yếu tố nước ngoài đến thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27)

Được thành lập gần 20 năm, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn mới khi so sánh với các thị trường phát triển như thị trường London (1801), New York (1817),... Cũng như các thị trường mới nổi khác như thị trường chứng khoán Ản Độ, Trung Quốc, Indonesia,. thị trường Việt Nam thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước với nhiều tiềm năng và lợi thế, đồng thời cũng tồn tại nhiều hạn chế về khung pháp lý, thông tin niêm yết,...

Các thị trường chứng khoán mới nổi, đặc biệt là các thị trường châu Á, có các ưu thế so với các thị trường lâu đời. Thứ nhất, thị trường được hưởng lợi thế từ triển vọng kinh tế của các nước đang phát triển, dẫn đến kỳ vọng cao của các nhà đầu tư nước ngoài. Thứ hai, kinh tế các nước châu Á vẫn còn nhiều biến động, đây là một trong những cơ hội sinh lời lớn đối với các nhà đầu tư ưa thích rủi ro.

Tuy nhiên, thị trường Việt Nam cũng có nhiều bất lợi với các nhà đầu tư. Thành phần tham gia thị trường phần lớn vẫn là các nhà đầu tư cá nhân với mục đích đầu tư sinh lời ngắn hạn, làm ảnh hưởng tiêu cực tới xu hướng chính của thị trường. Trong khi đó, bất cân xứng thông tin và khung pháp lý vẫn còn gây cản trở đến hoạt động của các nhà đầu tư. Chính các nhược điểm này làm thị trường Việt Nam chưa đạt đủ tiêu chuẩn chất lượng để tăng hạng trong bảng xếp hạng thị trường chứng khoán. Để khắc phục những hạn chế này cần sự phối hợp của các cơ quan quản lý, các tổ chức và nhà đầu tư trên thị trường.

2.2. Yeu tố nước ngoài ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam

Theo tiêu chuẩn phân hạng thị trường của FTSE Russell - công ty hàng đầu thế giới về lĩnh vực cung cấp tiêu chuẩn tham chiếu, phân tích dữ liệu, thị trường tài chính trên thế giới được chia thành ba loại: thị trường phát triển, thị trường mới nổi và thị trường cận biên. Trong đó, tình trạng hoạt động của các thị trường phát triển như Mỹ, châu Âu, thường có tác động mạnh đến giao dịch trên các thị trường mới nổi. Chính vì thế, tin tức của các nền kinh tế phát triển và có tầm ảnh hưởng luôn là mối quan tâm của các nhà đầu tư trên thế giới, tác động trực tiếp đến doanh thu các doanh nghiệp và sự kỳ vọng nhà đầu tư vào cổ phiếu công ty đó.

Trong những năm gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu thể hiện độ nhạy cảm với các yếu tố nước ngoài. Các tin tức quốc tế kinh tế vĩ mô đều có tác

động đến cả tình hình kinh doanh và tâm lý nhà đầu tư trong nước. Sự biến động của các chỉ số quan trọng như Dow Jones, S&P 500, Nasdaq, Han Seng, Nikkei 225, DAX, FTSE,...; giá dầu, giá ga và giá vàng thế giới; của các chính sách của Mỹ và các nước Châu Âu như tăng giảm lãi suất FED, tăng giảm của các khoản đầu tư từ nước ngoài lên ... là những thông tin các nhà đầu tư luôn quan tâm trước phiên giao dịch hàng ngày.

Theo các nghiên cứu của Lưu Tiến Thuận (2011), Võ Xuân Vinh (2014), Nguyễn Trí Minh (2017),. thì các yếu tố nước ngoài có ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường chứng khoán Việt Nam là chỉ số Dow Jones, giá ga, giá dầu thô, giá vàng thế giới và đầu tư nước ngoài (trực tiếp và gián tiếp).

2.2.1. Chỉ số giá chứng khoán nước ngoài

“Chỉ số giá chứng khoán là chỉ số hiển thị tình trạng và hoạt động động của chứng khoán. Qua các giá trị của chỉ số cũ và mới có thể đánh giá được thị trường, phản ứng sau các tin kinh tế và tin doanh nghiệp (sáp nhập, mua lại,).” (IFC Market).

Các chỉ số chứng khoán nổi tiếng nhất thể giới hiện nay là chỉ số công nghiệp Dow Jones (Hoa Kỳ), S&P 500 (Hoa Kỳ), Nasdaq (Hoa Kỳ), FTSE (Anh), Hang Seng Index (Hong Kong), DAX (Đức), Nikkei 225 (Nhật Bản),...

Các phương pháp tính chỉ số giá chứng khoán phổ biến hiện nay là phương pháp Passcher, phương pháp Laspeyres, chỉ số giá bình quân Fisher, phương pháp số bình quân giản đơn.

Phương pháp Passcher:

Phương pháp Passcher là phương pháp tính chỉ số chứng khoán thông dụng nhất, áp dụng với nhiều chỉ số như S&P 500 (Hoa Kỳ), FT-SE 100 (Anh), TOPIX (Nhật), Han Seng (Hong Kong), KOSPI (Hàn Quốc),. Chỉ số được phát triển bởi Herman Passche, một nhà kinh tế học Đức. Đặc điểm của chỉ số là đề cao được các cổ phiếu có khối lượng lớn trên thị trường, tức là những cố phiếu có tỷ trọng khối lượng càng lớn thì càng có sức ảnh hưởng đến chỉ số chung và ngược lại. Chỉ số Passcher còn được gọi là chỉ số giá bình quân gia quyền, được tính bằng tổng các giá trị giao dịch các cổ phiếu trong thời điểm hiện tại chia cho tổng giá trị giao dịch các cổ phiếu đó trong thời điểm cơ sở:

ιoo*∑!=1P1iQ1, ∑i=1Pθ,‰

Trong đó:

I: Chỉ số giá chứng khoán

P1i : Giá hiện hành của cổ phiếu i

P0i : Giá cổ phiếu i thời kỳ gốc

Q1 í : Khối lượng đang lưu hành của cổ phiếu i

Q0i : Khối lượng của cổ phiếu i tại thời điểm gốc

Phương pháp Laspeyres:

Chỉ số giá Laspeyres, hay còn gọi là phương pháp trọng số lượng năm cơ sở, được phát triển bởi nhà kinh tế học Đức Etienne Laspeyres, có nét tương đồng với chỉ số Passcher, nhưng kết quả tính sẽ phụ thuộc vào khối lượng thời kỳ gốc. Vì vậy, ưu điểm của phương pháp này là không phải theo dõi sự biến động của khối lượng cổ

phiếu, sự thay đổi của chỉ số hoàn toàn do thay đổi về giá cổ phiếu. Nhược điểm của phương pháp này cũng nằm ở sự cố định của khối lượng khi chỉ số không cập nhật được khối lượng trong quá trình giao dịch cổ phiếu. Các chỉ số chứng khoán áp dụng phương pháp tính này là FAZ, DAX (Đức).

_ 1OO*∑⅛1P1iQ oi ∑!i,1 Po1Qo1

Chỉ số giá bình quân Fisher

Chỉ số giá bình quân Fisher của nhà kinh tế Irvying Fisher được là sự kết hợp của cả hai chỉ số Passche và Laspeyres, giá trị chi số đều bị tác động bởi khối lượng cổ phiếu của thời điểm cơ sở và khối lượng cố phiếu thời điểm hiện tại.

IF = √IL * Ip

Trong đó:

IF : Chỉ số giá bình quân Fisher

IL : Chỉ số giá Laspeyres

Ip: Chỉ số giá Passche

Phương pháp số bình quân giản đơn:

Phương pháp tính chỉ số này được áp dụng rộng rãi vì cách tính đơn giản và dễ hiểu. Các chỉ số áp dụng cách tính này là Dow Jones (Hoa Kỳ), Nikkei 225 (Nhật Bản), MBI (Ý),... Đây là một phương pháp khá hiệu quả nếu các công ty niêm yết trong rổ đại diện có giá cổ phiếu đồng đều. Nhược điểm của cách tính này cũng nằm ở bản chất của công thức tính: trọng số mỗi cổ phiếu chưa chắc đã tỷ lệ thuận với giá trị của cổ phiếu đó và bỏ qua tỷ trọng vốn hóa. Chỉ số thay đổi phần lớn do sự thay đổi của các cổ phiếu có trọng số lớn. Đặc biệt, nhược điểm càng được thể hiện rõ hơn

qua chỉ số công nghiệp Dow Jones (DJIA), khi trong rổ đại diện chỉ có 30 công ty niêm yết.

∕=∑in

Trong đó:

I: chỉ số giá chứng khoán bình quân P: giá chứng khoán

n: số lượng chứng khoán đưa vào tính

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, phần lớn các nhà đầu tư đều chọn hình thức đầu tư ngắn hạn. Các thị trường chứng khoán mới nổi như Việt Nam luôn chịu tác động của chỉ số giá chứng khoán trên các thị trường chứng khoán phát triển. Các chỉ số giá chứng khoán phản ánh tình trạng chung của kinh tế một quốc gia

và giá cổ phiếu phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, sự biến động

của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân. Họ là những đối tượng không có ưu thế về mặt thông tin, mà chỉ cập nhật tình hình qua phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này thường mang tính tức thời và ngắn hạn, gây ra biến động tới chỉ số giá cổ phiếu trong nước, nhưng khó có thể thay đổi xu hướng thị trường lâu dài. (Ali và các cộng sự, 2018)

2.2.2. Giá dầu

Dầu thô (Dầu mỏ) là một nguồn nhiên liệu thiết yếu trong quy trình sản xuất điện, trong giao thông vận tải, trong công nghiệp hóa học, ... Tầm quan trọng của dầu mỏ là nguyên nhân gây ra các diễn biến, mâu thuẫn về chính trị và kinh tế giữa các quốc gia. Vì thế, sự biến động của giá dầu thô có tác động rất lớn tới sự phát triển

của nền kinh tế một quốc gia. Giá dầu thô còn tác động trực tiếp đến kết quả doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

(Vietnam Energy, 2018)

Dầu thô được phân loại dựa theo vị trí địa lí, nơi mà loại dầu thô đó được khai

thác, mỗi khu vực có những nhóm dầu với giá trị tương tự nhau. Tuy nhiên, có ba nhóm dầu đã trở thành tiêu chuẩn của dầu mỏ: dầu Brent (tiêu chuẩn cho thị trường châu Âu, châu Phi và khu vực Trung Cận Đông), dầu WTI (West Texas Intermediate)

- (tiêu chuẩn cho các nước ở Tây Bán cầu) và dầu thô Dubai (tiêu chuẩn cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương).

Hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến giá dầu là quan hệ cung - cầu, cầu tăng hoặc cung giảm dẫn đến giá hàng hóa đó tăng và độ nhạy cảm của thị trường. Thị trường dầu thô cũng bị ảnh hưởng bởi một số nguyên nhân khách quan khác, đó là can thiệp của chính phủ (thuế), quan hệ chính trị giữa các quốc gia, vị trí địa lí, thiên tai,.

Căn cứ vào các yếu tố trên, có thể thấy giá dầu rất nhạy cảm và dễ biến động. Vì thế, các nhà giao dịch luôn có nhu cầu phòng ngừa rủi ro về giá dầu tăng giảm. Công cụ phòng ngừa rủi ro là các hợp đồng giá dầu thô tương lai. Các nhà sản xuất

trong tương lai. Đồng thời, các nhà đầu cơ cũng dùng hợp đồng tương lai để kiếm lời qua biến động hàng ngày của giá dầu.

Giá dầu ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Giá dầu là giá nhiên liệu thiết yếu trong chuỗi sản xuất và phát triển của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp dầu khí như Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS), Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan dầu khí (PVD),... là những đối tượng bị tác động trực tiếp về kết quả doanh thu và lợi nhuận. Nguyên nhân do sự tăng giảm giá dầu sẽ làm thay đổi chính sách về

nhập khẩu dầu từ nước ngoài. Điều này tác động mạnh mẽ đến giá xăng dầu trong nước, khi các nhà máy lọc dầu khí ở Việt Nam mới chỉ đáp ứng đủ 30% nhu cầu sử dụng của nội địa, còn lại phải nhập khẩu dầu từ nước ngoài. Ngoài ra, giá xăng dầu tăng cũng ảnh hưởng tới mức chi tiêu của người dân và thay đổi nguồn vốn dùng cho

giao dịch chứng khoán.

2.2.3. Giá ga

Khí ga (Khí thiên nhiên) là hỗn hợp khí không màu, không mùi, dễ cháy, nặng

hơn không khí, không chứa độc nhưng có thể gây ngạt thở, chủ yếu được tạo ra từ các hydrocacbon, gồm metan, etan,...

Công dụng của khí ga rất phong phú, được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực: nhiên liệu đầu vào cho ngành chế biến hóa chất, ngành sản xuất xi măng, sản xuất gốm và gạch, sản xuất điện, luyện kim loại, ngành hóa dầu, chế biến thực phẩm, và các sinh hoạt hàng ngày của người dân như nấu nướng, sấy khô. Ở Việt Nam, khí ga chủ yếu được sử dụng để sản xuất điện và đạm. Trong khi hoạt động sản xuất phân

đạm có lượng tiêu thụ khí thiên nhiên khá ổn định, thì nhu cầu khí dùng trong sản xuất điện biến động khá lớn, do ảnh hưởng của cầu nhiên liệu than đá trong nước.

Khí thiên nhiên được chia thành ba loại chính dựa vào thành phần cấu tạo: Khí

chạy turbine phát điện, nấu nướng, đầu vào cho công nghiệp hóa chất. Tại Việt Nam, bồn chứa LPG đạt dung tích tiêu chuẩn là vấn đề lớn trong việc nhập khẩu LPG vào nước, chỉ có duy nhất PVGas của Việt Nam có kho với sức chứa lớn nhất (tối đa 7000

tấn). Theo báo cáo của FPTS, lượng khí thiên nhiên thiếu hụt nhất ở Việt Nam là LPG

với hơn 50% nhu cầu tiêu thụ, tương đương khoảng 778 nghìn tấn LPG phải nhậpKhí thiên nhiên hóa lỏng (LNG - Liquefied Natural Gas) chỉ chiếm 1/600 thể tích so với khí thiên nhiên ở điều kiện tiêu chuẩn, nên là sản phẩm thuận tiện cho việc

vận chuyển từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ thế giới (chủ yếu vận chuyển bằng tàu từ nơi sản xuất, sau đó được chuyển trở lại trạng thái khí để bơm vào đường ống vận chuyển đến các hộ tiêu thụ). Công dụng của LNG không da dạng như LPG, chủ yếu là nguyên liệu cho phương tiện vận tải và phục vụ cho các khu nhà máy và khu công nghiệp. LNG vẫn chưa được sử dụng phổ biến ở các nước đang phát triển do chi phí vận chuyển và chế biến cao, phần lớn được mua bán ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, các nước châu Âu và Bắc Mỹ,...Khí nén thiên nhiên (CNG - Compressed Natural Gas) là nhiên liệu thân thiên với môi trường do làm giảm đáng kể lượng CO2 và Hydrocacbon hơn so với các nhiên

liệu từ dầu và xăng, không gây thiệt hại nghiêm trọng như xăng và LPG trong trường hợp rò rỉ. Đồng thời, CNG không gây đóng cặn trong thiết bị đốt nên hiệu suất trong máy móc tốt hơn, nâng cao tuổi thọ các thiết bị. CNG cũng là một trong các nhiên liệu phổ biến để thay thế xăng, dầu.Biểu đồ 9-6: So sánh sự phát thải khí đốt cháy tự nhiên của CNG với các

nguyên liệu khác

Hai yếu tố quan trọng tác động đến giá ga là cạnh tranh về giá và biến động giá dầu mỏ. Sự cạnh tranh trong giá xuất phát từ chi phí khai thác chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí của khí, phụ thuộc phần lớn vào công nghệ khai thác và vị trí địa lý. Các

loại khí hóa lỏng phần lớn đều là sản phẩm của công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí. Qua đó, các thay đổi trong quá trình khai thác và chế biến dầu khí đều có thể

ảnh hưởng tới thị trường khí lỏng. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác tác động đến giá khí ga là tỷ giá hối đoái, chi phí vận chuyển, chính sách thuế, yếu tố mùa vụ,...

■Theo giá dầu

■ Chinh phù quy định ■ Giá khí cạnh tranhCó điều chình của ■ Thóa thuận mua bán

■ Chinh phù

(Nguồn: IGU, FPTS Research 2017)

“Tỷ suất lợi nhuận của ngành khí trong nước phân hóa rõ rệt theo chuỗi giá trị. Những doanh nghiệp ở thượng nguồn đạt tỷ suất lợi nhuận sau thuế khá cao trung

bình 12-15% mỗi năm, trong khi đó các nhóm doanh nghiệp hạ nguồn đạt tỷ suất lợi nhuận sau thuế thấp hơn, chỉ khoảng 3-5% mỗi năm.” (FPTS, 2017).

Giá ga mặc dù không biến động nhiều như giá dầu, nhưng nguồn cung - cầu của ga có ảnh hưởng lớn tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Khí ga được sử dụng nhiều trong hoạt động sản xuất điện và phân đạm trong nông nghiệp. Vì vậy, những biến động trong giá ga không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp thượng nguồn - các doanh nghiệp thực hiện hoạt động thăm dò và khai thác khí, mà còn tác động tới doanh thu và chi phí sản xuất của các doanh nghiệp hạ nguồn - những doanh

2.2.4. Giá vàng

Vàng là một kim loại mềm, dễ uốn, màu vàng sẫm, ánh đỏ, có tính dẫn nhiệt và điện tốt, không chịu tác động của không khí và hầu hết các hóa chất khác. Chính vì những ưu điểm trên, vàng không những được sử dụng nhiều trong chế tạo trang sức, ứng dụng y học,... mà còn đóng vai trò quan trọng trong đầu tư và trao đổi tiền tệ. Có ba loại vàng trên thị trường: vàng ta, vàng trắng và vàng tây. Trong đó, vàng ta 24K, hay còn gọi là vàng 9999 (hàm lượng vàng 99.99%) là loại vàng được giao

Một phần của tài liệu Tác động của các yếu tố nước ngoài đến thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w