Các nguồn tuyển dụng của tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự tại Trường Đại học Đông Á  (Trang 25 - 27)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ

1.3. Nội dung của tuyển dụng nhân sự trong tổ chức

1.3.1. Các nguồn tuyển dụng của tổ chức

a. Nguồn tuyển dụng bên trong

Nguồn bên trong là nguồn được giới hạn ở những người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhưng lại có nhu cầu thuyên chuyển đến công việc khác mà doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng.

Ƣu điểm:

Thứ nhất, nó cho phép doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả hơn nhân sự hiện có

Thứ hai, tuyển trực tiếp từ nhân viên đang làm trong doanh nghiệp sẽ tạo cơ hội thăng tiến cho mọi người. Vì vậy nếu doanh nghiệp tạo ra cơ hội thăng tiến cho mọi người sẽ làm cho họ nhiệt tình và yên tâm làm việc lâu dài cho doanh nghiệp.

Thứ ba, chi phí tuyển dụng thấp

Nhƣợc điểm:

Thứ nhất, hạn chế về số lượng cũng như chất lượng ứng viên

Thứ hai, gây xáo trộn trọng tuyển dụng. Vị trí đang ổn định có thể trở nên thiếu người do nhân sự chuyển sang công việc khác do vậy cần phải tuyển dụng tiếp tục. Hơn nữa có thể gây ra hiện tượng mất đoàn kết nội bộ do các nhân viên cạnh

tranh với nhau để vào được vị trí mới, ảnh hưởng đến bầu không khí doanh nghiệp.

Thứ ba, việc tuyển dụng nhân viên trong doanh nghiệp có thể gây ra hiện tượng xơ cứng do các nhân viên này đã quen với cách làm việc ở cương vị cũ, hạn chế khả năng sáng tạo. Họ dễ rập khuôn lại theo cách làm cũ, không tạo nên được bầu không khí thi đua mới.

Thứ tư, có thể gây bất hợp tác, mất đoàn kết, dễ chia bè phái ảnh hưởng tới chất lượng công việc.

b. Nguồn tuyển dụng bên ngoài

Là những người lao động hiện đang không làm việc trong doanh nghiệp có nhu cầu làm việc và mong muốn được làm việc phù hợp với khả năng của mình.

Ƣu điểm:

Thứ nhất, nguồn ứng viên phong phú, đa dạng về số lượng và chất lượng. Đây là những người được trang bị kiến thức tiên tiến và có hệ thống

Thứ hai, môi trường làm việc và công việc mới giúp cho người lao động thích thú, hăng say làm việc, thể hiện năng lực của bản thân trong công việc. Hơn nữa những người này thường có cách nhìn mới đối với tổ chức.

Thứ ba, không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố ràng buộc tiêu cực (nếu có) của doanh nghiệp nên người lao động hăng hái làm việc và có tinh thần đổi mới. Họ có khả năng thay đổi cách làm cũ của tổ chức mà không sợ những người trong tổ chức phản ứng

Nhƣợc điểm:

Thứ nhất, môi trường làm việc mới gây không ít khó khăn cho người lao động và người sử dụng lao động như chưa hiểu biết hoàn cảnh, khả năng chuyên sâu, thậm chí tính cách, cách ứng xử vì vậy có thể cản trở sự giao tiếp, khó khăn trong việc thực hiện hài hòa mục tiêu của người lao động và của doanh nghiệp.

Thứ hai, tuyển lao động từ nguồn bên ngoài làm cho doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí cao hơn và thời gian nhiều hơn cho việc tìm kiếm, tuyển chọn và hội nhập nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự tại Trường Đại học Đông Á  (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)