Chƣơng 2 : Tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007 đến nay
3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm kiềm chế vững chắc lạm phát ở Việt
3.2.1. Tích cực và chủ động tham gia hội nhập quốc tế
Sự tham gia đầy đủ của Việt Nam vào các hoạt động hợp tác của ASEAN, APEC, WTO nói riêng, và quá trình xúc tiến hội nhập với thế giới nói chung trong xu hướng tự do hoá và toàn cầu hoá là một nhân tố bên ngoài mới lạ, có tác động 2 chiều khá linh động và phức tạp đến động thái lạm phát ở nước ta trong tương lai.
Một mặt, dưới giác độ tích cực làm dịu lạm phát, nó cho phép chúng ta nhập được nguồn hàng rẻ, dồi dào từ bên ngoài, trực tiếp làm tăng tổng cung trên thị trường, điều hoà cân đối cung cầu. Nó cũng làm tăng động lực cạnh tranh và hoàn thiện các yếu tố thị trường, cũng như bổ xung các nguồn vốn, công nghệ, kỹ năng thị trường của nước ngoài trong toàn bộ nền kinh tế; đồng thời tạo ra những cơ hội kinh doanh mới, đa dạng hơn cho doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và quốc tế.
Mặt khác, nó cũng gây ra những thách thức lớn cho nền sản xuất nội địa vốn chưa phát triển. Nếu không có giải pháp thích đáng, không chỉ Việt Nam sẽ trở thành một ô đất trũng nhập và tiêu xài toàn hàng rẻ của ngoại, mà còn khiến nền sản xuất trong nước sẽ bị o ép, thu hẹp hơn, làm mất đi thực lực và nhân tố ổn định của nền kinh tế nói chung, của khả năng làm chủ và ổn định hoá giá cả xã hội của chúng ta nói riêng. Đồng thời, do tuân theo hệ thống cắt giảm thuế của chương trình AFTA, sẽ
làm giảm nguồn thu NSNN từ thuế quan mà hiện đang chiếm tỷ trọng đáng kể trong nguồn thu NSNN của Việt Nam. Các xung lực mất ổn định tiền tệ tăng lên, chiếc bẫy lạm phát gắn với tự do hoá ngoại thương sẽ khởi động và gia tăng tác động. Đó là chưa kể, do sự phát triển của các quan hệ kinh tế - tài chính đối ngoại, vai trò của các tổ chức ngân hàng và cơ quan chính phủ nước ta sẽ giảm xuống, đồng thời với sự gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế và khu vực, các tập đoàn kinh doanh lớn, siêu quốc gia, của các lực lượng thị trường bên ngoài rất mạnh mẽ và khó kiểm soát, kể cả sức mạnh to lớn của các hoạt động đầu cơ...nghĩa là các nhân tố bên ngoài gây mất ổn định tài chính - tiền tệ sẽ càng nhiều hơn, mạnh hơn bất chấp những mong muốn chủ quan và luôn có nguy cơ thách thức năng lực ngăn chặn, điều tiết vĩ mô của Chính phủ hiện có. Rõ ràng cả 2 thái độ và cách thức đều sai lầm nếu hoặc ta lo sợ, khép cửa chặt hơn, hoặc ta điếc không sợ súng cứ mở cửa toang, bất chấp tất cả, mặc cho các lực lượng thị trường khu vực và quốc tế xâu xé và lũng đoạn thị trường trong nước. Sự cần thiết ở đây là vừa phải tích cực đổi mới công nghệ, khơi thông các nguồn nội lực, phát triển lực lượng sản xuất trong nước, hoàn thiện cơ chế thị trường để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và môi trường trong nước, vừa phải tuân thủ các cam kết, thông lệ quốc tế trong một lộ trình mở cửa từng bước nghiêm ngặt và tối ưu, phù hợp với trình độ phát triển đồng đều trong nước. Điều quan trọng nổi bật là cần chủ động khai thông các nguồn vốn bên ngoài an toàn (FDI, ODA...), đồng thời với hạn chế các luồng vốn kém an toàn (vay thương mại, chứng khoán...) để giảm thiểu các cú sốc tài chính - tiền tệ do sự rút chạy hoặc đình hoãn các dự án có vốn đầu tư bên ngoài. Việc chống đầu cơ và buôn lậu có hiệu quả thực tế, cả bằng biện pháp kinh tế và hành chính, phải được coi là mũi nhọn trong các biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình mở cửa của đất nước.