Cải tổ, sắp xếp và nâng cao hiệu quả hoạt động khu vực DNNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp kiềm chế lạm phát ở việt nam từ khi gia nhập WTO đến nay (Trang 101 - 102)

Chƣơng 2 : Tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007 đến nay

3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm kiềm chế vững chắc lạm phát ở Việt

3.2.3. Cải tổ, sắp xếp và nâng cao hiệu quả hoạt động khu vực DNNN

Trong tương lai biến động của lạm phát ở Việt Nam tuỳ thuộc rất mạnh vào kết quả cải cách khu vực kinh tế nhà nước, nhất là các DNNN. Bởi lẽ, khu vực này đã và đang còn chiếm phần chủ yếu trong NSNN cả về các khoản thu lẫn các khoản chi (mà nhất là chi). Mặt khác, nó có liên quan mật thiết và mạnh mẽ với các vấn đề môi trường kinh doanh và xã hội của Việt Nam trong cả hiện tại lẫn tương lai.

Định hướng đẩy mạnh tốc độ cổ phần hoá các DNNN là hoàn toàn đúng đắn. Song, quá trình thanh lọc và cải cách các DNNN tới đây phải bảo đảm được 2 yêu cầu dưới giác độ của chính sách kiềm chế vững chắc lạm phát của nước ta:

- Thu nhỏ khu vực DNNN lại và giảm thiểu bao cấp NSNN cho chúng, để giành vốn chi NSNN cho những ưu tiên chiến lược và tăng hiệu quả sử dụng vốn xã hội.

- Tăng cường cơ chế quản lý thị trường và nhà nước pháp quyền cho các DNNN còn hoạt động.

Điều rất quan trọng là quá trình thu hẹp khu vực nhà nước phải được tiến hành đồng thời với quá trình khuyến khích phát triển khu vực phi nhà nước. Cho phép và hỗ trợ sự hình thành những tập đoàn kinh tế mạnh trong khu vực nhà nước lẫn cả trong khu vực phi nhà nước, sao cho chúng đủ sức trở thành đối tác bình đẳng với các công ty nước ngoài không chỉ trên thị trường nội địa, mà còn cả trên thị trường khu vực và quốc tế. Một loạt vấn đề quan trọng khác đang trở nên bức xúc như việc tạo lập và đồng nhất hoá môi trường kinh doanh bình đẳng cho cả 2 khu vực nhà nước với tư nhân; xử lý thấu đáo vấn đề sở hữu đất đai, cũng như đại diện chủ tài sản nhà nước tại doanh nghiệp sao cho vừa phù hợp hiến pháp, vừa tạo thuận lợi cho cơ chế thị trường hoạt động; phát triển công tác kiểm toán độc lập và định hình cơ chế vận hành theo nguyên tắc thị trường triệt để hơn của các tổng công ty, các tập đoàn kinh doanh nhà nước. Khuyến khích phát triển các quan hệ hợp tác kinh tế nhà nước với tư nhân trong nước và giữa tư nhân trong nước với tư nhân

ngoài nước. Trong tương lai không xa, điều có thể thấy trước là hình thức công ty cổ phần sẽ chiếm ưu thắng cả về quy mô lẫn chất lượng kinh doanh trong toàn bộ nền kinh tế. Điều đó đòi hỏi phải, một mặt, nghiên cứu hoàn thiện và ban hành những quy định pháp lý cần thiết cho tổ chức cơ cấu và hoạt động của chúng; mặt khác, cần đặc biệt phát triển và lành mạnh hệ thống tài chính - ngân hàng nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng ở Việt Nam để tạo điều kiện cho hoạt động của chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp kiềm chế lạm phát ở việt nam từ khi gia nhập WTO đến nay (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)