Tổng hợp và phân tích kết quả khảo sát người lao động thông qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa chính sách lương, thưởng và động lực làm việc nghiên cứu trường hợp xí nghiệp quản lý và phát triển nhà hoàn kiếm (Trang 59 - 65)

2.4. Mối quan hệ giữa tiền lƣơng, thƣởng và động lực làm việc của ngƣờ

2.4.2. Tổng hợp và phân tích kết quả khảo sát người lao động thông qua

bảng hỏi

Kết quả khảo sát điều tra đƣợc tổng hợp và trình bày trong 2 bảng 2.7 và 2.8 nhƣ dƣới đây.

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát điều tra theo phần trăm số ngƣời trả lời

STT Câu hỏi Không đồng ý Đồng ý Rất đồng ý Mức 1 (%) Mức 2 (%) Mức 3 (%) Mức 4 (%) Mức 5 (%)

1 Lƣơng chính của anh chị nhận đƣợc

đủ đáp ứng chi tiêu và những nhu cầu vật chất khác cho bản thân và cho ngƣời ăn theo

21,4 24,3 28,6 15,7 10,0

2 Tiền lƣơng của anh chị phù hợp

với khối lƣợng công việc mà mình

đảm nhiệm 11,4 15,7 32,9 14,3 25,7

3 Mức lƣơng nhƣ vậy gắn với việc đánh giá sự hoàn thành công việc của cấp trên

60,0 15,7 15,7 5,7 2,9

4 Tiền lƣơng tạo ra sự gắn bó lâu dài

với cơ quan 24,3 24,3 25,7 11,4 14,3

5 Anh/chị sẵn sàng với các mục tiêu

của cơ quan với mức tiền lƣơng đó 5,7 5,7 45,7 28,6 14,3

6 Tiền lƣơng theo thời gian đã công bằng 40,0 11,4 21,4 14,3 12,9

7 Tiền thƣởng hàng quý không gắn

với thành tích mà phân phối đồng đều theo hệ số lƣơng làm cho anh/chị hài lòng

44,3 5,7 11,4 22,9 15,7

8 Sự đánh giá, bình bầu lao động tiên

tiến hàng năm có công bằng 18,6 21,4 24,3 20,0 15,7

9 Danh hiệu “Ngƣời tốt, việc tốt”, “Phát huy sáng kiến” không gắn với mức thƣởng xứng đáng để tạo ra sự cố gắng của anh/chị

31,4 20,0 30,0 10,0 8,6

10 Xét về tổng thể, anh/chị hài lòng về

thu nhập tại cơ quan 18,6 15,7 35,7 20,0 10,0

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát điều tra theo các số liệu thống kê

STT Câu hỏi Min Max Mean STD

1 Lƣơng chính của anh chị nhận đƣợc đủ đáp ứng chi tiêu và những nhu cầu vật chất khác cho bản thân và cho ngƣời ăn theo

1 5 2,69 1,26

2 Tiền lƣơng của anh chị phù hợp với khối

lƣợng công việc mà mình đảm nhiệm 1 5 3,27 1,32

3 Mức lƣơng nhƣ vậy gắn với việc đánh

giá sự hoàn thành công việc của cấp trên 1 5 1,76 1,10

4 Tiền lƣơng tạo ra sự gắn bó lâu dài với

cơ quan 1 5 2,67 1,35

5 Anh/chị sẵn sàng với các mục tiêu của

cơ quan với mức tiền lƣơng đó 1 5 3,40 1,00

6 Tiền lƣơng theo thời gian đã công bằng 1 5 2,49 1,46

7 Tiền thƣởng hàng quý không gắn với

thành tích mà phân phối đồng đều theo hệ số lƣơng làm cho anh/chị hài lòng

1 5 2,60 1,60

8 Sự đánh giá, bình bầu lao động tiên tiến

hàng năm có công bằng 1 5 2,93 1,34

9 Danh hiệu “Ngƣời tốt , việc tốt”, “Phát

huy sáng kiến” không gắn với mức thƣởng xứng đáng để tạo ra sự cố gắng của anh/chị

1 5 2,44 1,27

10 Xét về tổng thể, anh/chị hài lòng về thu

nhập tại cơ quan 1 5 2,87 1,23

Giá trị trung bình 2,71

Trong đó:

- Min là mức điểm nhỏ nhất mà ngƣời tham gia khảo sát lựa chọn. - Max là mức điểm cao nhất mà ngƣời tham gia khảo sát lựa chọn.

- Mean là giá trị trung bình các mức điểm của 70 ngƣời tham gia khảo sát. - STD là độ lệch chuẩn.

Vấn đề 1: Lƣơng chính của CBCNV nhận đƣợc đủ đáp ứng chi tiêu và những nhu cầu vật chất khác cho bản thân và cho ngƣời ăn theo. Đối với vấn đề này, 25,7 % rất đồng ý, 28,6% đồng ý và 45,7% không đồng ý vì cho rằng mức lƣơng hiện nay không đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho bản thân và những ngƣời ăn theo. Điều này cho thấy, tiền lƣơng tại Xí nghiệp khiến nhiều ngƣời lao động chƣa cảm thấy đáp ứng đƣợc nhu cầu vật chất cơ bản của ngƣời lao động dẫn đến việc chƣa thể phát huy động lực làm việc của nhiều ngƣời lao động.

Vấn đề 2: Tiền lƣơng của CBCNV phù hợp với khối lƣợng công việc

mà mình đảm nhiệm, 40,0% rất đồng ý, 32,9% đồng ý và 27,1% không đồng ý. Nguyên nhân hiện tƣợng này có thể là do ở một số bộ phận tại Xí nghiệp, công việc mang tính chất hành chính, khối lƣợng công việc thấp và vì vậy tiền lƣơng thấp là phù hợp. Do đó, nếu ngƣời lao động nào đi làm không phải vì mục tiêu chính là kiếm tiền mà là cần có một công việc đơn giản, nhẹ nhàng thì yếu tố này lại đem đến cho họ một động lực làm việc tốt.

Vấn đề 3:Mức lƣơng gắn với việc đánh giá sự hoàn thành công việc. Đối với vấn đề này, 8,6% rất đồng ý, 15,7% đồng ý và 75,7% cho rằng lƣơng thời gian không gắn với sự đánh giá của cấp trên. Số đông ngƣời không đồng tình cho thấy sự tác động của hình thức trả lƣơng theo thời gian tới sự thoả mãn của ngƣời lao động là chƣa tốt.

Vấn đề 4: Tiền lƣơng tạo ra sự gắn bó lâu dài với cơ quan. Kết quả cho

phải yếu tố gắn bó lâu dài với cơ quan. Mức thống kê này cho thấy nếu số đông ngƣời lao động không yên tâm với đồng lƣơng thì khó có sự toàn tâm với công việc trong khi họ luôn muốn tìm công việc khác có mức lƣơng cao hơn, một số ngƣời thì lựa chọn phƣơng án đi làm thêm một công việc khác.

Vấn đề 5:Ngƣời lao động sẵn sàng với các mục tiêu của cơ quan với mức tiền lƣơng. Vấn đề này có 42,9% rất đồng ý, 45,7% đồng ý và chỉ có 11,4% không đồng ý. Điều này chứng tỏ tiền lƣơng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng tới động lực làm việc của ngƣời lao động nhƣng chƣa phải là tất cả.

Vấn đề 6:Tiền lƣơng theo thời gian đã công bằng. Kết quả cho thấy có 27,2% rất đồng ý, 21,4% đồng ý và có tới 51,4% không đồng ý.Có lẽ nhiều ngƣời không ủng hộ cách trả lƣơng này, đặc biệt là giới trẻ, với trình độ và sự nhanh nhẹn nhƣng hệ số lƣơng đƣợc hƣởng lại thấp nên ảnh hƣởng lớn đến sự nhiệt tình lao động của họ.

Vấn đề 7:Tiền thƣởng hàng quý không gắn với thành tích mà phân phối đồng đều theo hệ số lƣơng làm cho có 38,6% rất đồng ý, 11,4% đồng ý và có tới 50% không đồng ý. Đây là hình thức thƣởng ảnh hƣởng từ cách tính lƣơng theo thời gian, tác động không tích cực đến sự hăng hái lao động, đặc biệt là đối với lao động trẻ, những ngƣời thƣờng phải làm việc nhiều nhƣng lại hƣởng mức hệ số lƣơng thấp, trong khi ngƣời lao động lớn tuổi đƣợc ƣu tiên công việc nhẹ nhàng thì đƣợc hƣởng mức hệ số lƣơng cao hơn.

Vấn đề 8: Sự đánh giá, bình bầu lao động tiên tiến hàng năm có công bằng.

Sự nhận xét của ngƣời lao động về sự công bằng trong đánh giá lao động tiên tiến hàng năm ứng với các mức thƣởng khác nhau: có 35,7% rất đồng ý về sự đánh giá, 24,3% đồng ý và 40,0% không đồng ý. Về tổng quan thì hình thức thƣởng này công bằng hơn đối với ngƣời lao động vì có sự bình bầu, đánh giá gắn với sự cố gắng phấn đấu vƣơn lên của họ nên sẽ tác động tích cực hơn tới động lực của ngƣời lao động so với các hình thức thƣởng trên.

Vấn đề 9:Danh hiệu “Ngƣời tốt, việc tốt”, “Phát huy sáng kiến” không gắn với mức thƣởng xứng đáng để tạo ra sự cố gắng của ngƣời lao động. Vấn đề này có 18,6% rất đồng ý, 30,0% đồng ý và 51,4% không đồng ý. Tỷ lệ ngƣời không đồng ý cho thấy cách đánh giá và công nhận ngƣời lao động nhìn chung chƣa tác động tích cực tới động lực phấn đấu của số đông ngƣời lao động.

Vấn đề 10: Xét về tổng thể, ngƣời lao động hài lòng về thu nhập tại cơ

quan. Vấn đề này có 30,0% rất đồng ý, 35,7% đồng ý và 34,3% không đồng ý. Điều này cho thấy còn khá nhiều ngƣời lao động tại đây chƣa hoàn toàn hài lòng về thu nhập của họ. Với đồng lƣơng thấp và thời giá leo thang, thu nhập chƣa đủ thoả mãn những nhu cầu cho bản thân ngƣời lao động và cho những ngƣời ăn theo, chắc chắn sẽ ảnh hƣởng xấu tới động lực làm việc của họ. Tổng hợp lại, ta có hình sau:

Hình 2.1 – Giá trị trung bình của các mức điểm

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Các vấn đề có điểm đánh giá trên trung bình là: Tiền lƣơng của CBCNV phù hợp với khối lƣợng công việc mà mình đảm nhiệm; CBCNV sẵn sàng với các mục tiêu của cơ quan với mức tiền lƣơng; Sự đánh giá, bình bầu lao động tiên tiến hàng năm có công bằng; Xét về tổng thể, CBCNV hài lòng về thu nhập tại cơ quan. Các vấn đề có điểm đánh giá dƣới trung bình là: Lƣơng chính của CBCNV nhận đƣợc đủ đáp ứng chi tiêu và những nhu cầu vật chất khác cho bản thân và cho ngƣời ăn theo; Mức lƣơng nhƣ vậy gắn với việc đánh giá sự hoàn thành công việc của cấp trên; Tiền lƣơng tạo ra sự gắn bó lâu dài với cơ Giá trị trung bình

quan; Tiền lƣơng theo thời gian đã công bằng; Tiền thƣởng hàng quý không gắn với thành tích mà phân phối đồng đều theo hệ số lƣơng làm cho CBCNV hài lòng; Danh hiệu “Ngƣời tốt, việc tốt”, “Phát huy sáng kiến” không gắn với mức thƣởng xứng đáng để tạo ra sự cố gắng của CBCNV.

Kết quả điều tra về vấn đề CBCNV sẵn sàng với các mục tiêu của cơ quan

với mức tiền lƣơng có độ lệch chuẩn thống kê thấp nhất (1,00) trong số các kết quả trả lời. Độ lệch chuẩn này cho thấy mức độ ổn định của số liệu thống kê xoay quanh giá trị trung bình hay có thể nói việc CBCNV sẵn sàng với mục tiêu của cơ quan là giá trị ổn định nhất. Điều này đã đƣợc chứng minh trong thực tế khi tiền lƣơng, thƣởng cho ngƣời lao động chƣa đƣợc cải thiện nhiều thì doanh thu của Xí nghiệp vẫn tăng rất cao trong những năm gần đây. Cụ thể năm 2013 doanh thu tăng so với năm 2012 là 17,19%. Năm 2014 chỉ tiêu này tiếp tục tăng tới 195,04% so với năm 2012.

Ngƣợc lại vấn đề: Tiền thƣởng hàng quý không gắn với thành tích mà phân phối đồng đều theo hệ số lƣơng làm cho CBCNV hài lòng có độ lệch chuẩn cao nhất là 1,60. Điều này cho thấy sự không ổn định trong sự lựa chọn của ngƣời đƣợc hỏi, các ý kiến đồng ý hay không đồng ý có sự dao động quanh giá trị trung bình lớn nhất và trái chiều nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa chính sách lương, thưởng và động lực làm việc nghiên cứu trường hợp xí nghiệp quản lý và phát triển nhà hoàn kiếm (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)