hi phân tích một vấn đề nghĩa là chia cái tổng thể của đối tượng nghiên cứu thành những mặt cấu thành nhỏ, giản đơn hơn để phát hiện ra thuộc tính của đối tượng, bản chất của từng yếu tố đó. Từ đó giúp ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc và rõ ràng hơn.
Tổng hợp thì ngược với phân tích nhưng hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, khái quát của đối tượng. Từ kết quả nghiên cứu của từng mặt, từng yếu tố phải tổng hợp lại để có cái nhìn tổng quát đối tượng nghiên cứu.
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp trong cả 4 chương. Chương 1, thông qua việc phân tích các kết quả đạt được và chưa đạt được
của các đề tài nghiên cứu liên quan về hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại tác giả đã tổng hợp lại để kế thừa và phát huy các kết quả đã đạt được đồng thời tìm ra khoảng trống cho nghiên cứu của mình.
Trong chương 3, phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại tác giả đã chia hoạt động cho vay tiêu dùng thành nhiều nhân tố nhỏ, theo các hướng cấu thành khác nhau, sử dụng các bộ chỉ tiêu để đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng theo từng mặt cụ thể, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến từng mặt. Sau đó tổng hợp lại các kết quả phân tích để đánh giá khái quát về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Sơn Tây, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này, chỉ ra những thành tựu đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại. Đây là căn cứ quan trọng để tác giải đưa ra các giải pháp và khuyến nghị ở chương 4.
Chương 4 tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra các giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Sơn Tây. Các giải pháp này phải mang tính đồng bộ, không trùng lặp và phải có khả năng thực hiện được ở chi nhánh.