Vài nét về đặc điểm và sự hình thành KCN Bắc Thăng Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tại bình định 001 (Trang 61 - 86)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng phát triển KCN Bắc Thăng Long

3.3.1. Vài nét về đặc điểm và sự hình thành KCN Bắc Thăng Long

KCN Bắc Thăng Long đƣợc phát triển bởi Thăng Long Industrial Park, một công ty liên doanh giữa tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Công ty cơ khí Ðông Anh (Bộ Xây dựng), đƣợc thành lập theo Giấp phép đầu tƣ số 1845/GP do Bộ Kế hoạch & Ðầu tƣ Việt Nam cấp ngày 22/2/1997. Tổng vốn đầu tƣ xây dựng hạ tầng là 76.846.000 USD.

KCN Bắc Thăng Long chủ yếu gồm các doanh nghiệp chế xuất, sản xuất điện tử xuất khẩu đi nƣớc ngoài, không tiêu thụ trực tiếp trong nƣớc. Phần lớn doanh nghiệp là doanh nghiệp đến từ nƣớc Nhật Bản.

KCN Bắc Thăng Long có diện tích đất chiếm 302 ha và đƣợc phát triển làm 03 giai đoạn. Giai đoạn 1 (121,23 ha) đã cho thuê. Giai đoạn 2 (80 ha) thực hiện trong thời gian từ 2000 - 2001. Giai đoạn 3 thực hiện trong thời gian từ 2003 - 2004. Ðã đƣợc cấp chứng chỉ quản lý môi trƣờng ISO-14001. Tỷ lệ lấp đầy hiện nay 100%. Tổng số dự án 87 (bao gồm 67 Doanh nghiệp và 20 Văn phòng đại diện). Giá thuê đất năm 2013 là 90USD/m2 ( Nguồn Trung tâm thông tin và xúc tiến đầu tƣ Ban Quản lý khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội).

KCN Bắc Thăng Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, có vị trí địa lý thuận lợi có hạ tầng cơ sở về giao thông thuận tiện, điện, nƣớc, bƣu điện, các dịch vụ khác tốt, đã và đang đƣợc đầu tƣ khá mạnh là điều kiện tốt phát triển các KCN. KCN gần sân bay quốc tế Nội Bài và gần các tuyến đƣờng

huyết mạch của quốc gia nhƣ đƣờng 1, đƣờng 5,…thuận tiện giao thông đến cảng biển

- Mô tả: Nằm cạnh cao tốc Nội Bài, thuộc địa phận huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội

- Khoảng cách đến thành phố lớn: Cách trung tâm Thành phố Hà Nội 10 km

- Cảng biển gần nhất: Cách cảng Hải Phòng 100 km, cảng Cái Lân 115 km

- Sân bay gần nhất: Cách sân bay quốc tế Nội Bài 10 km - Ga đƣờng sắt gần nhất: Cách ga Hà Nội 15 km

- Thời gian thuê đất: Tới năm 2047

- Ðƣờng trong khu vực: Ðƣờng chính rộng 37m đến 42m, với 3 làn đƣờng một chiều mỗi phía trên tổng số 6 làn đƣờng. Ðƣờng phụ rộng 26m, với một làn đƣờng mỗi phía trên tổng số 2 làn đƣờng.

- Cấp điện: Mạng lƣới cung cấp điện 22kV đƣợc đặt ngầm dƣới lòng đất. - Cấp nƣớc: Sau khi đƣợc xử lý tại nhà máy lọc nƣớc, nƣớc tiêu dùng công nghiệp đƣợc cung cấp bởi hệ thống ống nƣớc bằng sắt mềm đặt ngầm dƣới lòng đất.

- Thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc, cũng đƣợc đặt ngầm dƣới lòng đất, sẽ cho phép mở rộng để đáp ứng nhu cầu tăng lên về truyền dữ liệu tốc độ cao.

- Xử lý nƣớc thải: Nƣớc thải của các đơn vị thuê đất sẽ đƣợc thu hồi bằng hệ thống ống ngầm và đƣợc xử lý trƣớc khi cho chảy vào kênh chạy qua các khu công nghiệp.

Hình 3.1. Sơ đồ KCN Bắc Thăng Long (Nguồn: Ban Quản lý KCN Bắc Thăng Long)

3.3.2. Thực trạng phát triển KCN Bắc Thăng Long

3.3.2.1. Về quy mô, cơ cấu ngành và lĩnh vực

KCN Bắc Thăng Long là KCN tập trung các doanh nghiệp điện tử lắp ráp lớn nhƣ Canon, Panasonic,… Các doanh nghiệp sản xuất thiết bị vệ sinh lớn nhƣ Toto; Sản xuất thiết bị y tế nhƣ Asahi,… Nhƣng chiếm tỷ lệ đông đảo nhất trong KCN Bắc Thăng Long là các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ sản xuất linh phụ kiện sản xuất linh phụ kiện rất đa dạng thuộc các ngành điện tử, máy tính, ô tô, xe máy, máy xây dựng, tàu thủy,... Thậm chí đã có doanh nghiệp là Công ty MHI Aerospace thuộc tập đoàn Misubishi đã sản xuất chi

Khác biệt của KCN Bắc Thăng Long so với các KCN khác là đại đa số doanh nghiệp trong KCN này là các doanh nghiệp vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI. Trong đó, phần lớn là các doanh nghiệp trên đến từ Nhật Bản. Bên cạnh các doanh nghiệp có số vốn đầu tƣ rất lớn đạt quy mô hàng trăm triệu USD nhƣ Canon, Panasonic, Yamaha,… thì cũng có cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ nhƣ Takase, Kosai, Seiko,… chuyên làm linh kiện chi tiết chính xác nhỏ với số vốn đầu tƣ chỉ khoảng vài trăm nghìn USD/ Doanh nghiệp.

Theo Ban Quản lý KCN và CX Hà Nội, tổng số doanh nghiệp hiện nay của KCN Bắc Thăng Long là 87, tổng vốn đầu tƣ xây dựng hạ tầng là 76.846.000 USD, diện tích đất công nghiệp là 302 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 100%.

Ngoài xuất khẩu thì các sản phẩm của các doanh nghiệp trong KCN Bắc Thăng Long phần lớn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhƣ Canon có các công ty vệ tinh: Kanepackage, Chiyoda, Packer processing, Sato, SWCC, Spindex...sản phẩm của Kein Hing cũng cung cấp cho Panasonic; Spindex cung cấp cho Canon, Suncall; Japan Seidai cung cấp các phần mềm bàn phím (điện thoại, máy tính, điều khiển…) cho Canon, Sato, Brother và Phúc Điền(Hải Dƣơng) và xuất sang Malaixia... Nói chung, các doanh nghiệp trong KCN Bắc Thăng Long phần lớn có mối quan hệ với nhau về đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất. Do đó sự phát triển của các doanh nghiệp cũng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nhƣ tập đoàn Canon nếu nhƣ có tốc độ tăng trƣởng cao thì sẽ kéo theo sự tăng trƣởng của các công ty vệ tinh. Do vậy, sự phát triển của các doanh nghiệp là có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau.

Nguyên liệu sản xuất trong KCN Bắc Thăng Long chủ yếu là nhập khẩu từ các nƣớc Châu Á nhƣ Nhật, Thái Lan, Singapore, Malaixia.

Hiện nay, KCN Bắc Thăng Long là KCN đứng đầu về thu hút vốn FDI, tốc độ thu hút đầu tƣ và các lợi ích mang lại trong hệ thống các KCN của Hà

Nội. Tính đến hết năm 2007, KCN Bắc Thăng Long đã thu hút đƣợc tổng vốn FDI lên tới 1,2 tỷ USD, chiếm 2,5% vốn FDI của cả nƣớc và 5,38% vốn FDI của Hà Nội. Thu hút đƣợc khoảng 35 ngàn lao động. (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Các doanh nghiệp Hà nội phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm tới gần 95% tổng số doanh nghiệp, trong đó có cả các doanh nghiệp KCN. Vì các KCN thƣờng ở xa trung tâm, tập trung theo khu vực nên phần lớn các doanh nghiệp trong các KCN là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo, do tính chất sản xuất đặc thù ổn định và lâu dài của ngành này. Các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề khác phần lớn là để phục vụ cho các doanh nghiệp công nghiệp tại đây. Những năm qua, các dự án đầu tƣ vào các KCN không ngừng tăng lên cả số lƣợng lẫn về quy mô.

- Quy mô về lao động của các doanh nghiệp KCN thƣờng lớn hơn so với các doanh nghiệp ngoài KCN: Năm 2009, số lƣợng các doanh nghiệp có quy mô lao động từ 300 trở lên là 58 doanh nghiệp, chiếm 23.1% số doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN thì đến năm 2013 là 91 doanh nghiệp, chiếm 22.8%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ này của doanh nghiệp chung toàn Thành phố là 1.03%. Điều đó cho thấy số lƣợng dự án đăng ký vào KCN tăng lên, nhƣng số lƣợng các dự án có quy mô lao động lớn thì tăng thấp, chủ yếu là tăng ở các doanh nghiệp có quy mô lao động vừa và nhỏ. (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Bảng 3.3: Số liệu đầu tƣ của các doanh nghiệp vào các KCN TT KCN Tỷ lệ vốn đầu tƣ trên 1ha (triệu USD/ha) Tỷ lệ vốn đầu tƣ trên công nhân (triệu USD/CN Số lao động ƣớc tính 1 Bắc Thăng Long 5,59 0,03 35000 2 Nam Thăng Long 2,22 0.017 1370 3 Nội Bài 3,2765 0,0282 7660 4 Sài Đồng B 5,36 0,028 15090 5 Hà Nội – Đài Tƣ 0,78 0,0126 985

(Nguồn: Ban quản lý KCN và CX Hà Nội)

Từ số liệu trên cho ta thấy KCN Bắc Thăng Long có số lƣợng lao động, tỷ lệ vốn đầu tƣ trên diện tích đất công nghiệp và tỷ lệ vốn đầu tƣ bình quân một công nhân cao nhất trong các KCN tại Hà Nội.

Tỷ lệ vốn đầu tƣ trên diện tích đất công nghiệp là 5,59triệu USD/ha. Tỷ lệ vốn đầu tƣ bình quân một công nhân là 0,03triệuUSD/công nhân. Bài học từ 2 mô hình KCN của Hà Nội cho thấy hiệu quả của mô hình KCN chuyên ngành hơn hẳn so với KCN tổng hợp. Cụ thể KCN Bắc Thăng Long đƣợc xây dựng theo mô hình KCN chuyên ngành( máy móc, điện tử) đã chứng minh đƣợc hiệu quả kinh tế khi các doanh nghiệp đa phần đều có tình hình sản xuất ổn định, doanh thu ngày càng cao, thu hút đƣợc các dự án đầu tƣ lớn. Ƣu điểm của KCN chuyên ngành là các công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, các sản phẩm có thể cung cấp trao đổi với nhau. Sản phẩm, linh kiện của công ty này sẽ cung cấp cho công ty kia lắp ráp thành thành phẩm.

Ví dụ nhƣ mô hình dƣới đây thể hiện mối quan hệ trong sản xuất của công ty Canon với các công ty khác trong KCN:

Hình 3.2 : Sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong KCN (Nguồn: Ban

Quản lý KCN)

Mối quan hệ này sẽ giúp cho các các công ty tạo đƣợc một mối liên kết trong sản xuất, không những tiết kiệm chi phí sản xuất vì các công ty trong cùng KCN không phải tốn chi phí vận chuyển, mà còn kết hợp đƣợc sức mạnh hợp tác của các công ty. Vì sự phát triển của các công ty là liên quan chặt chẽ với nhau, các công ty vệ tinh cung cấp thiết bị tốt, sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng của sản phẩm công ty mẹ, sản phẩm của công ty mẹ tiêu thụ tốt lại thúc đẩy sự phát triển của các công ty vệ tinh.

Trong khi đó, KCN Sài Đồng B đƣợc xây dựng theo mô hình KCN tổng hợp với rất nhiều các mặt hàng sản xuất khác nhau. Việc hình thành rất nhiều

Packer processing (TL) Canon Spindex (NB) Sato(TL) SWCC (TL) Kane Package (TL) Chiyoda (TL) Japan Seidai(NB) Xuất Khẩu Trong nƣớc và xuất khẩu

một số ít nhà máy trong KCN Sài Đồng có mối liên kết với nhau nhƣ Orion- metal, Orion-Hanel, Daewoo-Hanel, Sil-Hanel…Ngoài ra, các mặt hàng sản xuất trong KCN Sài Đồng hầu hết là các mặt hàng không liên quan đến nhau nhƣ: may mặc, thức ăn gia súc, sản xuất đồ trang sức, bánh kẹo…thì các công ty không thể hợp tác lẫn nhau, không phát huy đƣợc sức mạnh hợp tác của các công ty. Hơn nữa các mặt hàng sản xuất khác nhau trong KCN còn gây sự khó khăn phức tạp khi phải xử lý nhiều loại chất thải khác nhau. Trƣớc kia, KCN Sài Đồng là KCN có nhiều thành công, nhƣng sau đó KCN Bắc Thăng Long ra đời và ngày càng chứng tỏ đƣợc sự đúng đắn trong việc xây dựng một KCN chuyên ngành, vƣơn lên là KCN thành công và hiện đại nhất cả về mặt kinh tế và môi trƣờng. Ngoài KCN Bắc Thăng Long thì KCN Nội Bài cũng đã và đang đạt đƣợc nhiều thành công trong việc xây dựng KCN chuyên ngành, các

sản phẩm của các công ty đa phần là cung cấp cho ngành xe máy, ôtô. Do đó, KCN chuyên ngành nhƣ KCN Bắc Thăng Long có những ƣu điểm sau so với KCN tổng hợp:

+ Tiết kiệm chi phí sản xuất

+ Tăng cƣờng sự gắn kết cùng phát triển giữa các công ty với nhau. + Chi phí về môi trƣờng sẽ giảm do chất thải của các nhà máy là nhƣ nhau, do đó xử lý chất thải sẽ dễ dàng hơn.

- Quy mô về công nghệ khoa học sản xuất cũng hiện đại hơn: KCN là nơi tiếp nhận những dự án có sử dụng công nghệ sản xuất mới, hiện đại đƣợc nhập khẩu chủ yếu từ nƣớc ngoài. Theo kết quả điều tra Doanh nghiệp năm 2014 của Tổng cục thống kê, trong số 746 doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố đƣợc chọn mẫu điều tra về tình hình sử dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, thì có 79 doanh nghiệp thuộc các KCN trên, tuy số lƣợng doanh nghiệp chỉ chiếm 10.6% nhƣng tổng số tiền đầu tƣ cho máy móc thiết bị lũy

kế đến 31/12/2013 là 3563 tỷ đồng, chiếm gần 40.7% tổng số tiền mua máy móc thiết bị của các doanh nghiệp trong mẫu điều tra, chỉ riêng năm 2013 số tiền đầu tƣ máy móc là 1383 tỷ đồng, chiếm gần 50%. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp KCN rất quan tâm đến việc đầu tƣ đổi mới công nghệ sản xuất, mỗi năm đều đầu tƣ một lƣợng vốn lớn để mua sắm, nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại mới nhằm tăng năng suất lao động, cải tiến chất lƣợng sản phẩm.

- Cơ cấu vốn củ a các thành phần kinh tế thiếu bền vững . Thể hiê ̣n, các dự án đầu tƣ vào các KCN chủ yếu là các doanh nghiệp n ƣớc ngoài , còn doanh nghiệp trong nƣớc thì số l ƣợng ít. Mặt khác, các d ự án đầu tƣ nƣớc ngoài chủ yếu là từ Châu Á nhƣ: Nhâ ̣t, Hàn Quốc, Singapo, Ả rập xê út , Đài Loan… nhƣ KCN đƣợc quan tâm nhất hiê ̣n nay là KCN Bắc Thăng Long thì 100% là các công ty của Nhật . Có rất ít các doanh nghiệp Châu Âu (Medicos France- Pháp) cũng nh ƣ Châu Mỹ. Việc đô ̣c quyền của các doanh nghiệp Nhâ ̣t trong các KCN Hà Nội sẽ làm giảm tính ca ̣nh tranh của các doanh

nghiệp. Trong khi đó, các quốc gia Âu , Mỹ là các n ƣớc có trình đô ̣ khoa ho ̣c công nghê ̣ cao , có năng lực ca ̣nh tranh và tr ình đô ̣ quản lý kinh tế tốt , có thị phần thế giới lớn và ổn định thì các KCN Hà Nội không thu hút đƣợc. Mà các tiêu chí này chính là tiêu chuẩn quan tro ̣ng đánh giá chất lƣợng đầu tƣ .

3.3.2.2. Về tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

KCN đã và đang góp phần nâng cao tốc độ tăng trƣởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. KCN Bắc Thăng Long nằm trong thành phố Hà Nội, nơi sớm đã có định hƣớng, quy hoạch, kế hoạch và quyết tâm phát triển nhanh ngành công nghiệp nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH vì có điều kiện tích luỹ vốn và tập trung đầu tƣ vào công nghiệp.

Năm 2013, KCN Bắc Thăng Long có tổng Doanh thu sản xuất khoảng 84 nghìn tỷ đồng. Đây đƣợc coi là KCN có quy mô sản xuất lớn hàng đầu của

Việt nam. Giá trị xuất khẩu trên của KCN này đạt 2 tỷ USD/ năm. Trong đó, các doanh nghiệp nhƣ Canon, Panasonic, Hoya, Denso,.. hàng năm đã có kim ngạch xuất khẩu trên 200 triệu USD.

Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả SXKD của các DN trong KCN Số lao động BQ 1 DN (Người) Nguồn vốn BQ 1 DN (Tr.đồng) TSCĐ và đầu tƣ DH BQ 1 DN (Tr.đồng) Doanh thu thuần BQ 1 DN (Tr.đồng) Lợi nhuận BQ 1 DN (Tr.đồng) Năm 2009 361 240,089 110,058 340,208 18,816 Năm 2010 342 280,652 111,483 352,319 22,972 Năm 2011 312 298,198 124,610 475,052 22,414 Năm 2012 378 304,695 135,401 475,271 27,769 Năm 2013 360 310,663 136,416 453,687 23,504

(Nguồn : Kết quả Điều tra doanh nghiệp hàng năm – Tổng cục thống kê)

- Doanh thu liên tục tăng trƣởng qua các năm: Doanh thu bình quân giai đoạn 2009-2013 của các doanh nghiệp KCN tăng 22.3% mỗi năm, cao hơn của toàn bộ doanh nghiệp là 21.59%, trong đó năm 2009 đạt 85,394 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7.89% tổng doanh thu toàn doanh nghiệp. Năm 2013 đạt 181,020 tỷ đồng, chiếm 7.99%, tăng 2.4% so năm 2012 và tăng gấp 2.1 lần so năm 2009. Các doanh nghiệp KCN Bắc Thăng Long đạt 97,067 tỷ đồng, bình quân đạt cao nhất 961 tỷ đồng/doanh nghiệp, KCN Nội Bài đạt 30,951 tỷ đồng, bình quân đạt 774 tỷ đồng/doanh nghiệp.

Bảng 3.5 : Doanh thu thuần của các DN tại các KCN ĐVT : Tỷ đồng Tên các KCN 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số 85 394 102 526 156 767 176 802 181 020 Bắc Thăng Long 45 648 46 381 83 641 94 649 97 067 Nội Bài 17 985 23 798 30 866 33 842 30 951 Sài Đồng B 11 012 13 240 17 762 19 505 21 179

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tại bình định 001 (Trang 61 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)