Khuyến nghị về tổ chức quản lý KCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tại bình định 001 (Trang 102 - 113)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3. Khuyến nghị chính sách cho các khu công nghiệp

4.3.1. Khuyến nghị về tổ chức quản lý KCN

4.3.1.1. Khuyến nghị mô hình quản lý KCN và KCX ở cấp trung ƣơng Từ khi chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý từ Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Việt Nam trực thuộc Chính phủ thành Vụ quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ với chức năng của đơn vị tham mƣu, giúp việc cho Bộ trƣởng không có tƣ cách pháp nhân; có con dấu và tài khoản riêng. Do vậy, mọi hoạt động của Vụ đối với công tác quản lý các KCN, KCX trong cả nƣớc nhất thiết đều phải thông qua lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ để có tƣ cách pháp nhân, gây ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng, thời gian xử lý các công việc trong lĩnh vực mà cơ chế “một cửa, tại

chỗ” đã đƣợc thực hiện ở tất cả các KCN và KCX trong cả nƣớc. Nói cách khác, nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ là chƣa có sự tƣơng xứng cần thiết giữa Ban quản lý các KCN của từng địa phƣơng (tỉnh, thành phố) với Vụ quản lý các KCN và KCX thuộc bộ Kế hoạch Đầu tƣ ở cấp Trung ƣơng. Điều này gây trở ngại đáng kể cho việc triển khai một cách có hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc của Vụ quản lý các KCN và KCX đối với các Ban quản lý các KCN ở địa phƣơng. Từ thực tế đó, nghiên cứu đề xuất với Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chuyển chức năng của Vụ quản lý các KCN và KCX hiện nay thành Cục quản lý các KCN và KCX trực thuộc Bộ, qua đó cho phép đảm bảo sự thống nhất về nhiệm vụ và quyền hạn giữa các cơ quan quản lý TW và cơ quan quản lý địa phƣơng đối với các KCN.

4.3.1.2. Khuyến nghị phân cấp quản lý KCN và KCX

Để tăng cƣờng tính chủ động và tinh thần trách nhiệm trong quản lý các khu công nghiệp, việc phân cấp quản lý các KCN cho các ban quản lý KCN tại địa phƣơng là một điều kiện quan trọng cho phép nâng cao hiệu qủa quản lý KCN. Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ có Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là có đƣợc sự phân cấp đầy đủ các quyền quyết định về các hoạt động trong các KCN. Do đó, kiến nghị trong thời gian tới, nhà nƣớc sẽ tiến hành việc phân cấp đầy đủ hơn các quyền cho ban quản lý KCN tại các địa phƣơng còn lại trong cả nƣớc, tránh việc quản lý chồng chéo giữa các cơ quan quản lý các cấp, các ngành khác nhau đối với một vấn đề thuộc khu công nghiệp, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi đáng kể cho các ban quản lý trong việc thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nƣớc theo mô hình “một cửa – tại chỗ” đối với các hoạt động trong các KCN; và đặc biệt tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ khi xin phép và triển khai các dự án đầu tƣ trong khu công nghiệp đƣợc nhanh chóng, thuận lợi.

4.3.2. Khuyến nghị về tổ chức thực hiện qui hoạch, chính sách và cơ chế đã ban hành

Một trong những nguyên nhân của các khó khăn trong việc quản lý sự phát triển các KCN thời gian qua là tình trạng phát triển không có qui hoạch, thực hiện các chính sách không nhất quán, buông lỏng kiểm soát việc tuân thủ các qui chế, qui định trong quản lý KCN. Để khắc phục khó khăn này, đồng thời đảm bảo sự thành công trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên, nhóm nghiên cứu kiến nghị :

Nhanh chóng phê duyệt qui hoạch phát triển KCN đến năm 2020 và triển khai thực hiện trên thực tế để đảm bảo sự phát triển cân đối của các KCN trong thời gian tới. Kiên quyết tôn trọng qui hoạch đã đƣợc duyệt và coi đó là căn cứ quan trọng nhất trong việc xét duyệt cấp phép đầu tƣ các khu công nghiệp, tránh hiện tƣợng các địa phƣơng tự cấp phép xây dựng khu công nghiệp và đặt các cơ quan nhà nƣớc vào tình trạng “sự đã rồi”.

Rà soát lại và hoàn thiện hệ thống chính sách liên quan đến KCN, làm có những điều chỉnh cần thiết để thích ứng với yêu cầu phát triển bền vững các khu công nghiệp trong điều kiện hiện nay.

Tổ chức phối hợp một cách chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý trung ƣơng và cơ quan quản lý địa phƣơng để có sự nhất quán trọng quản lý phát triển các KCN. Đồng thời phải tổ chức phối hợp giữa các cấp chính quyền và ngƣời dân ở khu công nghiệp để đảm bảo tạo ra một môi trƣờng bền vững và hấp dẫn trong thu hút đầu tƣ vào khu công nghiệp.

4.3.3. Khuyến nghị về điều chỉnh các cơ chế, chính sách theo chu kỳ sống của KCN

Tiếp thu ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu về KCN cho thấy, để đảm bảo sự phát triển cho các KCN, ngoài sự nhất quán về cơ chế chính sách cho các KCN nói chung, việc điều chỉnh kịp thời một số cơ chế chính sách theo

chu kỳ sống của KCN cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh cũng nhƣ tính hấp dẫn của các KCN. Chẳng hạn một KCN mới thành lập cần có cơ chế đặc biệt để thu hút đầu tƣ, nhanh chóng lấp đầy KCN để nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng của KCN, trong khi đó, một KCN đã đƣợc lấp đầy lại cần có cơ chế riêng nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, qua đó đảm bảo sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nói riêng và của chính KCN nói chung.

4.3.4. Khuyến nghị xây dựng hạ tầng và an sinh xã hội

- Để tăng cƣờng mối liên kết giữa doanh nghiệp nƣớc ngoài và doanh nghiệp trong nƣớc ở bên trong cũng nhƣ bên ngoài KCX, cần xây dựng xung quanh KCN các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu để hỗ trợ doanh nghiệp trong nƣớc nhanh chóng đáp ứng đƣợc các yêu cầu cao của doanh nghiệp nƣớc ngoài.

- Đảm bảo cho ngƣời lao động có chỗ ăn, ở đầy đủ về nhà ở, điện, nƣớc đầy đủ, giá cả hợp lý. Đảm bảo an ninh trật tự để ngƣời lao động yên tâm sống và làm việc. Tạo điều kiện cho ngƣời lao động đƣợc trau dồi kiến thức và kỹ năng của mình thông qua các chƣơng trình đào tạo, qua sách báo và qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

- Khuyến khích các công ty xây dựng hạ tầng xây dựng các khu nhà ở cho công nhân, các công trình văn hoá. Vận động ngƣời lao động tích cực tham gia công tác phòng chống tệ nạn xã hội, tội phạm, bảo vệ tài sản doanh nghiệp, bảo vệ an toàn sản xuất và an ninh trật tự KCN.

4.3.5. Khuyến nghị bảo vệ môi trường trong KCN

Cần kết hợp hài hoà các hoạt động nhằm duy trì nguyên trạng các trạng thái địa lý và tự nhiên có ảnh hƣởng đến đời sống con ngƣời. Cụ thể nhƣ:

- Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên tái tạo trong phạm vi chịu tải của chúng nhằm khôi phục đƣợc cả về số lƣợng và chất lƣợng, các dạng tài nguyên không tái tạo phải đƣợc sử dụng tiết kiệm và hợp lý nhất nhƣ xăng, dầu. Môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội không bị các hoạt động của con ngƣời làm ô nhiễm, suy thoái và tổn hại. Sử dụng tiết kiệm nguồn điện và nguồn nƣớc. Các nguồn phế thải từ các doanh nghiệp và sinh hoạt của con ngƣời phải đƣợc xử lý, tái chế kịp thời, đặc biệt là nguồn nƣớc thải và khí thải. Nguồn nƣớc thải cần đƣợc tái chế, còn khí thải cần đƣợc khống chế không đƣợc vƣợt quá sự cho phép, và phải có hệ thống xử lý trƣớc khi thải ra môi trƣờng để đảm bảo không khí không bị ô nhiễm.

- Cần khẩn trƣơng xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải trong tất cả các KCN.

Trong các KCN của Hà Nội hiện nay thì chỉ mới có KCN Bắc Thăng Long là có khu xử lý nƣớc thải, hệ thống môi trƣờng của KCN đạt tiêu chuẩn ISO 14001 về bảo vệ môi trƣờng . Còn các KCN khác vẫn chƣa có hệ thống xử lý ô nhiễm môi trƣờng đạt tiêu chuẩn. Yêu cầu đặt ra bắt buộc là tất cả các KCN phải có các điều kiện đầy đủ về hạ tầng xử lý nƣớc thải và chất thải trƣớc khi đƣợc cấp giấy phép đầu tƣ.

- Các doanh nghiệp trong KCN phải có hệ thống xử lý nƣớc thải sơ bộ ngay tại nhà máy trƣớc khi thải ra đƣờng nƣớc thải chung.

- Doanh nghiệp nào gây ô nhiễm thì doanh nghiệp đó phải đền bù, mà mức xử phạt các doanh nghiệp gây ô nhiễm phải thật nghiêm khắc. Nếu doanh nghiệp nào gây ô nhiễm trong thời gian dài có thể rút giấy phép đầu tƣ, chấm dứt hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đó.

- Hà Nội phải kết hợp với các địa phƣơng, các KCN và các doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN tìm ra giải pháp thiết thực để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng ở các KCN. Cần kết hợp giữa việc rà soát các chế

liên quan để chấm dứt tình trạng ô nhiễm hiện tại, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc và ô nhiễm khí thải.

- Các công ty phát triển hạ tầng KCN cũng cần nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng. Hà Nội có thể khuyến khích việc xây dựng các nhà máy xử lý chất thải bằng việc không thu tiền thuế, phí sử dụng đất đối với diện tích dùng cho mục đích này, kể cả khu xử lý tập trung và các khu xử lý cục bộ trong các doanh nghiệp. Đồng thời thành phố cũng nên có cơ chế hỗ trợ (lãi suất thấp, thƣởng) và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN sử dụng công nghệ thân thiện với môi trƣờng.

- Cần quy hoạch thành lập các KCN chuyên ngành, vì việc tập trung các doanh nghiệp có cùng ngành nghề trong một KCN sẽ tạo điều kiện cho việc lựa chọn công nghệ xử lý ô nhiễm môi trƣờng phù hợp, giúp nâng cao hiệu quả trong công tác phòng ngừa, và xử lý hiệu quả tình trạng ô nhiễm tại các khu vực trong và xung quanh KCN. Ngƣợc lại, nếu nhƣ trong cùng một KCN mà có nhiều doanh nghiệp thuộc ngành nghề khác nhau thì công nghệ xử lý môi trƣờng cũng đòi hỏi đa dạng, tốn kém và khó quản lý

- Tăng cƣờng trồng cây xanh trong các KCN. Vận động các doanh nghiệp và ngƣời lao động có ý thức bảo vệ môi trƣờng trong KCN.

4.3.6. Khuyến nghị xây dựng một kế hoạch tổng thể hướng đến việc phát triển sự liên kết giữa các công ty FDI và doanh nghiệp trong nước

Các chính sách đƣợc xây dựng đồng bộ, từ khuyến khích trao đổi nhà thầu phụ để kết nối doanh nghiệp địa phƣơng với doanh nghiệp FDI, ƣu đãi các công ty công nghệ cao khi tiến hành các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Sự phát triển của các KCN không tự động đẩy mạnh các mối liên kết hiệu quả giữa nhà cung ứng trong nƣớc và doanh nghiệp nƣớc ngoài. Để làm đƣợc điều này, nhà nƣớc cần xây dựng thêm chính sách hỗ trợ, coi các KCN là những hạt nhân quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

KẾT LUẬN

Phát triển các khu công nghiệp là một trong những mục tiêu đƣợc ƣu tiên hàng đầu của mỗi địa phƣơng nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp tạo đà phát triển kinh tế các nƣớc. Nếu các khu công nghiệp đƣợc phát triển một cách có quy hoạch, có đầu tƣ thì chúng sẽ đáp ứng đƣợc những đòi hỏi của nền kinh tế. Phát triển các khu công nghiệp sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tiến bộ, giải quyết vấn đề thất nghiệp, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, nâng cao cuộc sống cho nhân dân, giúp cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc đƣợc nhanh hơn. Với ý nghĩa đó Luận văn Thực trạng phát triển Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Hà Nội và hàm ý chính sách” đã nghiên cứu một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn. Mặc dù là một vấn đề rộng, nhiều nội dung còn đang đƣợc tranh luận và không có hình mẫu chuẩn tắc về phát triển cho mỗi KCN, tuy nhiên đối chiếu với mục tiêu, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đã đề xuất trong phần mở đầu, nội dung luận án đã đạt đƣợc một số kết quả chủ yếu sau:

- Hệ thống hóa và làm rõ hơn vấn đề lý luận cơ bản về nội dung của phát triển KCN. Phát triển KCN là: Phát triển năng lực sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong khu công; Phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hoá, phát triển ngành và lãnh thổ; Phát triển tốt nguồn nhân lực, nâng cao trình độ tay nghề của ngƣời lao động để tăng khả năng cạnh tranh thu hút đầu tƣ của Việt Nam với các quốc gia lân cận; Phát triển đồng bộ hạ tầng xã hội; Phát triển KCN đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế hài hòa với các yếu tố xã hội, môi trƣờng, tài nguyên và sinh thái hƣớng tới phát triển bền vững ; Nâng cao năng lực quản lý và kỹ thuật về môi trƣờng cho các cơ quan liên quan đến KCN; Chú trọng xây dựng những cơ chế chính sách để tăng cƣờng mối liên kết giữa các doanh nghiệp nƣớc ngoài và doanh nghiệp trong nƣớc nhằm hỗ trợ và chuyển giao

công nghệ quản lý; Cải tiến môi trƣờng kinh doanh để thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nƣớc ngoài bán trong nƣớc, không chỉ sử dụng KCN làm địa bàn gia công nguyên vật liệu nhập khẩu để rồi xuất khẩu đi các thị trƣờng khác.

- Từ vấn đề lý luận cơ bản về nội dung phát triển KCN, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội trong thời gian qua, đặc biệt là từ năm 2008 đến năm 2013.

- Đề xuất một số giải pháp để phát triển KCN Bắc Thăng Long dựa trên xu hƣớng phát triển kinh tế chung của Việt Nam và từ đó đề xuất một số khuyến nghị chính sách phát triển cho các KCN khác trên cả nƣớc.

Bằng những kết quả nghiên cứu đã trình bày ở trên, luận văn đã cố gắng thực hiện mục đích nghiên cứu và đáp ứng yêu cầu đối với luận văn Thạc sỹ kinh tế. Do thời gian có hạn và trình độ, khả năng của tôi còn nhiều hạn chế, luận văn này chắc chắn sẽ có những thiếu sót, khiếm khuyết nhất định. Rất mong nhận đƣợc sự nhận xét, đóng góp bổ sung ý kiến của các Thầy giáo, Cô giáo, các bạn bè và đồng nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Ban quản lý KCN Bắc Thăng Long 2. Ban quản lý KCN và CX Hà Nội

3. Bộ Kế hoạch và đầu tƣ , 2004. Phát triển khu công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, kỷ yếu hội thảo

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2004. Báo cáo tổng hợp đề án điều chỉnh quy hoạch

phát triển các khu công nghiệp tập trung ở Việt Nam thời kỳ 2005- 2020

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2004. Dự thảo Đề án điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tập trung ở Việt Nam đến năm 2010 với tầm nhìn 2020

6. Chính phủ , 2008. Quyết định số 1463/QĐ - TTg thành lập Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội

7. Chính phủ, 2006. Quyết định số 1107/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

8. Chính phủ, 1997. Nghị định số 36/CP ngày 24/04/1997 về quy chế KCN, KCX

9. Chính phủ, 2006. Nghị định số 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư

10. Chính phủ, 2007. Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khoá X

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tại bình định 001 (Trang 102 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)