Thị phần và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp logistics Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics việt nam trong bối cảnh việt nam hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55 - 59)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics Việt

3.2.1. Thị phần và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp logistics Việt

Sự gia tăng mạnh mẽ của hoạt động thƣơng mại quốc tế trong những năm gần đây đã giúp cho ngành logistics từng bƣớc phát triển mạnh mẽ, theo nghiên cứu của Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT, trong giai đoạn từ năm 1992-2014 với mức bình quân tăng trƣởng 20.3%.

Từ đầu năm 2010, các tập đoàn kinh doanh dịch vụ giao nhận quốc tế đã lần lƣợt đầu tƣ vào Việt Nam và dần chiếm lĩnh thị trƣờng. Theo bảng xếp hạng của ngân hàng thế giới, Việt Nam đang đứng thứ 48/155 quốc gia về phát triển logistics với nguồn thu khoảng 23% GDP vào năm 2014. Tuy nhiên, thị phần của ngành logsitcs Việt Nam chỉ chiếm số lƣợng nhỏ do sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Các doanh nghiệp nội địa chiếm số lƣợng lớn hơn 90% nhƣng lại chiếm không quá 20% thị phần xuất nhập khẩu cả nƣớc và 10% còn lại là các doanh nghiệp liên doanh hay đại diện của hãng nƣớc ngoài nắm giữ 80% thị phần còn lại.

Biểu đồ 3.1: Chi phí logistics theo %GDP năm 2014

Nguồn: http://vietstock.vn/PrintView.aspx?ArticleID=440166

Số lƣợng tàu vận tải container của Việt Nam trong năm 2015 đã tăng, trọng tải tăng 20% sau 2 năm với thị phần đảm nhận đạt 100%. Tuy nhiên, thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu chỉ đạt khoảng 10% do sự cạnh tranh cao của các hãng tàu biển nƣớc ngoài. Các doanh nghiệp vận tải của Việt Nam có nhiều hạn chế từ cơ cấu đội tàu không hợp lý, thiếu liên kết giữa chủ tàu và doanh nghiệp xuất nhập khẩu, kỹ thuật tài yếu kém, năng lực quản lý chƣa hiệu quả, theo đó, không có khả năng tranh giành thị phần khi không có sự bảo hộ của chính phủ.

Biểu đồ 3.2: Thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu

Nguồn: UNCTAD, Lâm Trần Tấn Sĩ, Báo cáo ngành Logistics

Biểu đồ 3.3: Tổng sản lƣợng hàng hóa năm 2015

Nguồn: UNCTAD, Lâm Trần Tấn Sĩ, Báo cáo ngành Logistics

Hoạt động điều phối logistics tại Việt Nam hiện nay chỉ phát triển đến mức độ làm đại lý trung gian giao nhận hàng hóa giữa chủ hàng và hàng vận tải, thực hiện các nghiệp vụ kiểm kê, lƣu kho quản lý hàng hóa. Một số ít các công ty trên thị trƣờng đang đi đầu mở rộng mô hình trung tâm phân phối, mức

chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp. Theo thống kê từ hiệp hội logistics Việt Nam, tổng cộng có hơn 1,200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điều phối logistics, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn nƣớc ngoài. Trong đó, các công ty điều phối logistics nƣớc ngoài chiếm khoảng 80% thị phần, các công ty trong nƣớc phần lớn chỉ hoạt động trong một phân khúc nhỏ của dịch vụ nhƣ giao nhận hàng hóa, cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan, gom hàng lẻ…

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu hàng hóa vận chuyển năm 2015

Nguồn: UNCTAD, Lâm Trần Tấn Sĩ, Báo cáo ngành Logistics

Vận tải hàng không chỉ chiếm chƣa đến 1% sản lƣợng hàng hóa vận chuyển của Việt Nam, nhƣng chiếm tới 25% giá trị vận chuyển thƣơng mại của Việt Nam năm 2014. Từ năm 2009 đến 2014, tốc độ tăng trƣởng lũy kế hàng năm của vận tải hàng hóa qua các cảng hàng không Việt Nam đạt 9.2%/năm. Năm 2014, tổng số lƣợng vận chuyển hàng hóa qua đƣờng hàng không chiếm khoảng 741,000 tấn tăng 18.5% so với năm 2013. Trong giai đoạn 2005-2014, tăng trƣởng vận chuyển hàng không đạt mức trung bình 13.8%/năm.

Đến thời điểm năm 2014, tại Việt Nam đang có hơn 50 hãng hàng không quốc tế (Air Asia, Jet Aiways, China Southerm Arlines…) và 4 hãng hàng không nội địa (Vietnam Airlines – VNA, Công ty bay dịch vụ hàng không – VASCO, Jetstar Pacific Airlines – JPA, Vietjet Air – VJA) đang hoạt động. Thị phần của các hãng hàng không trong nƣớc chiếm 28.6% về sản lƣợng hàng hóa và 47% về số lƣợng hành khách vận chuyển trong nội địa và quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics việt nam trong bối cảnh việt nam hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)