PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 48)

2.1. Tổng quan phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn dựa trên nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin như phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử để phân tích đánh giá công táckiểm soát chi thường xuyênNSNN tại KBNNThạch Thất trong quá khứ và hiện tại.

Là công trình nghiên cứu khoa học nên trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích-tổng hợp, thống kê mô tả so sánh, phân tích tỷ lệ, v.v, nhằm đưa ra các căn cứ, số liệu minh họa các luận điểm đồng thời góp phần dự đoán các giai đoạn tiếp theo.

Trong quá trình nghiên cứu có sựkết hợp giữa lý luận và thực tiễn đồng thời tham khảo các tài liệu, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước liên quan đến nội dung nghiên cứu, cũng như sửdụng các sốliệu tham khảo từ các cơ quan hữu quan.

2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

2.2.1. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

- Điạ điểm: Nghiên cứu được thực hiện tại KBNN Huyện Thạch Thất, Tp.

Hà Nội.

- Thời gian: Thời gian thực hiện nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2014.

2.2.2. Thu thập dữ liệu

Việc thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu của luận văn được thực hiện qua 2 giai đoạn chính sau đây:

Giai đoạn 1: Thu thập dữ liệu để xây dựng Cơ sở Lý luận của đề tài:

Là các tài liệu, công trình nghiên cứu hiện có về vấn đề chi và kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước nói chung và chi thường xuyên nói riêng. Bao gồm:

- Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội.

- Nghi định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước.

- Thông tư số 59/2009/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước.

- Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan Nhà nước.

- Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT/BTC-BNV ngày 17/01/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan Nhà nước.

- Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan Nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính.

- Thông tư số 71/2007/TT-BTC ngày 26/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi Thông tư số 18/2006/TT-BTC.

- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

- Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 của BTC hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế về tài chính.

- Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/7/2007 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006.

- Thông tư số 172/2009/TT-BTC ngày 26/8/2009 của Bộ Tài chính sửa đổi một số điểm của Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 của BTC

hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế về tài chính.

- Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2011 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp.

- Thông tư số 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

- Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

Các tạp chí, bài báo chuyên ngành: Tạp chí Ngân quỹ Quốc gia, Tạp

chí Tài chính, v.v.

Các công trình nghiên cứu Luận án Tiến sỹ, luận văn Thạc sỹ về Ngân sách Nhà nước, ngành Kho bạc và các công tác của Kho bạc trên Thư viện Luận văn.

Các giáo trình, bài giảng về lĩnh vực Tài chính công nói chung và

ngành Kho bạc nói riêng, chức năng và các quy trình kiểm soát của Kho bạc.

Giai đoạn 2: Thu thập dữ liệu để đánh giá thƣ̣c trạng chi và kiểm soát

chi thƣờng xuyên NSNN tại KBNN Thạch Thất:

Bao gồm số liệu chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước của các đơn vị sử dụng Ngân sách trên địa bàn huyện Thạch Thất trong giai đoạn 2012-2014, thông qua hệ thống dữ liệu được sao lưu tại Kho bạc, bao gồm bản cứng và dữ liệu trên phần mềm. Các số liệu sẽ được thu thập bao gồm:

Báo cáo chi theo mục lục ngân sách, báo cáo chi NSNN trong các năm

từ 2012 đến 2014. Số liệu này được truy suất từ hệ thống phần mềm riêng của Kho bạc.

Thống kê số chứng từ sai, mục chi sai của các đơn vị trong các năm từ

2012 đến 2014. Các số liệu này được tổng hợp từ các chứng từ giấy sai được phân loại và lưu trữ tại Kho bạc.

2.3. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu

Việc xử lý dữ liệu được thực hiện theo các phương pháp sau:

2.3.1. Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau của đối tượng nghiên cứu để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.Nói đến thống kê mô tả là nói đến việc mô tả dữ liệu bằng các phép tính và chỉ số thống kê thông thường như trung bình, trung vị, phương sai, độ lệch chuẩn, tỉ số, v.v. Phương pháp này được triển khai qua từng bước:

+ Thu thập dữ liệu.

+ Tóm tắt dữ liệu, xử lý dữ liệu

+ Trình bày, mô tả dữ liệu bằng các mô hình phù hợp với dữ liệu (bảng biểu, đồ thị, v.v).

Trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để nghiên cứu các tài liê ̣u thu thâ ̣p được ở giai đoa ̣n 1 nhằm liệt kê, trình bày những khái niệm cơ bản, các nội dung quan trọng về công tác ki ểm soát chi thường xuyên NSNN , lấy đó làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu. Ngoài ra, số liệu thực tế chi NSNN nói chung và chi thường xuyên NSNN nói riêng cũng là đối tượng nghiên cứu chính của luận văn khi sử dụng phương pháp thống kê mô tả. Từ các số liệu thu thập được từ KBNN huyện Thạch Thấtđể phân loại, thống kê theo các nhóm khoản mục chi, trong các khoảng thời gian giống nhau, từ đó mô tả chúng dưới dạng các bảng biểu trình bày về số thực chi tuyệt đối cũng như tỷ trọng của các nhóm khoản, mục chi trong cơ cấu chi NSNN tại huyện Thạch Thất.

2.3.2. Sƣ̉ dụng phƣơng pháp phân tích

Trong phương pháp phân tích, trước hết phải phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.

Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.Khi phân chia đối tượng nghiên cứu cần phải:

+ Xác định tiêu thức để phân chia. + Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu.

+ Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung. Trong luận văn này, tác giả đã phân tích tình hình chi và kiểm soát thường xuyên NSNN ta ̣i Tha ̣ch Thất theo các nội dung chi, đi ̣nh mức chi được quy đi ̣nh. Đồng thời phân tích xu hướng chi tiêu của các đơn vị theo các mục chi trong giai đoạn 2012-2014 để xác định đượ c thực tra ̣ng về nhu cầu chi tiêu của các đơn vi ̣ sử du ̣ng NSNN . Ngoài ra, phương pháp phân tích còn được dùng để xác định nguyên nhân của các khoản chi sai mục , sai đi ̣nh mức đã được ghi nhâ ̣n và từ chối chi ta ̣i các Kho ba ̣c.

2.3.3. Sƣ̉ dụng phƣơng pháp tổng hợp

Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát.

Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một

cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể(có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.

Trong luận văn này, tác giả đã khái quát hóa, tổng hợp tình hình nghiên cứu về vấn đề chi và kiểm soát chi thường xuyên NSNN nói chung và cấp huyện nói riêng dựa trên kết quả phân tích các công trình nghiên cứu đã được công bố. Đồng thời, qua phân tích số liệu về số liệu về chi và kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Thạch Thất giai đoạn 2012-2014 để tổng hợp lại những đặc điểm chung của công tác chi và kiểm soát chi thường xuyên ở cấp huyện như cơ cấu chi thường xuyên, sự tập trung tỷ trọng chi thường xuyên vào các khoản chi cá nhân liên quan đến lương; tình hình kiểm soát chi trong các lĩnh vực đầu tư mua sắm, sửa chữa tài sản cố; v.v. Ngoài ra, tác giả cũng đã tổng hợp được những vấn đề bất cập về lý luận cũng như thực tiễn còn tồn tại trong lĩnh vực kiểm soát chi thường xuyên NSNN ở huyện như vấn đề về sự phối hợp hoạt động của các cơ quan cùng tham gia vào quá trình kiểm soát chi thường xuyên như Phòng tài chính, KBNN, Ngân hàng và cả các đơn vị sử dụng ngân sách; vấn đề về thực tế trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ kế toán – tài chính của các đơn vị sử dụng ngân sách; v.v.

2.3.4. Sƣ̉ du ̣ng phƣơng pháp so sánh

So sánh thực tế chi theo các nội dung chi của các đơn vị sử dụng Ngân sách từ đó xác đi ̣nh được nội dung chi chính trong chi tiêu của các đơn vi ̣ sử dụng NSNN.

Phương pháp so sánh gồm ba hình thức sau:

- So sánh theo chiều ngang: Là việc so sánh đối chiếu cả về số tuyệt đối và số tương đối của cùng một chỉ tiêu, một khoản mục qua các kỳ. Thực chất của việc phân tích này là phản ánh sự biến động về quy mô của từng khoản mục trên báo cáo chi NSNN tại KBNNhuyện giữa các kỳ.

- So sánh theo chiều dọc: Là xem xét tỷ trọng của từng mục chi với tổng thể hay những quan hệ tỷ lệ giữa các mục chi trong báo cáo chi NSNN của KBNN huyện.

Khi tiến hành so sánh phải giải quyết được các vấn đề về điều kiện so sánh và tiêu chuẩn so sánh, cụ thể:

Điều kiện so sánh được: Khi so sánh theo thời gian, các chỉ tiêu cần thống nhất về nội dung, về phương pháp, đơn vị tính. Khi so sánh về không gian cần phải ở cùng quy mô với các điều kiện tương tự nhau.

Tiêu chuẩn so sánh: Là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh. Tùy theo mục đích, yêu cầu của phân tích mà chọn các chỉ tiêu so sánh thích hợp.

Để phục vụ cho mục đích cụ thể của phân tích, phương pháp so sánh thường được sử dụng dưới các dạng sau:

- So sánh bằng số tuyệt đối: Khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ biết được quy mô biến động (tăng, giảm) của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc biểu hiện bằng tiền, hiện vật hay giờ công cụ thể.

- So sánh bằng số tương đối: So sánh bằng số tương đối, các nhà phân tích sẽ nắm được xu hướng biến động của các chỉ tiêu.

So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu thường dùng số liệu từ ba năm trở lên và ở được tác giả sử dụng so sánh số liệu trong 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014. Các chỉ tiêu cần được so sánh đặt trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác làm nổi bật sự biến động về tình hình chi NSNNtại KBNN huyện và dự đoán tình hình trong tương lai.

Sau khi thu thập số liệu , tính toán các chỉ tiêu cần so sánh , tác giả sẽ sử dụng các công cu ̣ tính trong excel , bảng biểu để thể hiê ̣n kết quả so sánh . Thông qua các bảng biểu chúng ta có thể dễ dàng so sánh các mục chi NSNN, cả về con số tuyệt đối cũng như tỷ trọng tại KBNN huyện. Đồng thời qua phương pháp này cũng giúp cho người đọc dễ dàng tiếp cận các chỉ tiêu, cũng như sự biến động của nó một cách rõ ràng nhất.

2.3.5. Phƣơng pháp khác

Phƣơng pháp tỷ lệ, tỷ số:Tác giả sử dụng phương pháp này để thiết lập

một biểu thức toán học có tử số và mẫu số thể hiện mối quan hệ của một mục này với một mục khác trên báo cáo chi NSNN của KBNN huyện. Đồng thời xác định tỷ lệ hoàn thành kế hoạch ngân sách đạt bao nhiêu %, hoàn thành hay chưa hoàn thành kế hoạch ngân sách của năm đó . Phương pháp này cho phép chúng ta phân tích đầy đủ khuynh hướng, vì một số dấu hiệu có thể kết luận thông qua quan sát số lớn các hiện tượng đơn lẻ. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao, đáp ứng được với điều kiện áp dụng, ngày càng được bổ sung và hoàn thiện do:

- Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở để hình thành những tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá tỷ trọng của một hay mục một nhóm khoản, mục chi NSNN.

- Việc áp dụng công nghệ thông tin cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ số.

- Phương pháp phân tích này giúp tác giả phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.

Phƣơng pháp chi tiết: Phương pháp này tác giả sử dụng để chia nhỏ

quá trình và kết quả thành những bộ phận khác nhau phục vụ cho việc nhận thức quá trình và kết quả đó dưới những khía cạnh khác nhau phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng đối tượng trong từng thời kỳ. Tác giả chi tiết quá trình phát sinh và kết quả đạt được của hoạt động chi và kiểm soát chi NSNN tại KBNN huyện thông qua các khoản mục chi được phê duyệt và bị từ chối của các đơn vị sử dụng NSNN.

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 48)