Kiến nghị hoàn thiện các quy định trong lĩnh vực kiểm soát chithường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 112)

3.2.3 .Thực trạng kiểm soát chithường xuyênNSNN tại KBNNThạch Thất

4.3. Kiến nghịtiếp tục hoàn thiện công táckiểm soát chithường xuyênNSNN tạ

4.3.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định trong lĩnh vực kiểm soát chithường

Kiến nghị Chính phủrà soát lại thực tiễn và ban hành, sửa đổi bổ sung kịp thời các tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu làm căn cứ cho việc xác định mức khoán chi của đơn vị; tăng cường công tác thẩm tra, thẩm định để xác định mức độ tiết kiệm hay lãng phí của việc sử dụng kinh phí trong những năm trước làm cơ sở cho việc xây dựng hệ số điều chỉnh (tăng, giảm) đối với kinh phí khoán; quy định cụ thể và thống nhất hệ số điều chỉnh kinh phí khoán, phù hợp với từng loại hình cơ quan, đơn vị và từng trường hợp cụ thể; thường xuyên rà soát, phân loại, sắp xếp nhằm xác định số lao động cần thiết trong từng khâu công việc cụ thể để xác định chính xác số biên chế khoán chi cho từng cơ quan, đơn vị.

Phân định rõ vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong quá trình quản lý, kiểm tra, kiểm soát đối với các đơn vị thực hiện khoán chi trong các khâu: Đơn vị thực hiện khoán tự rà soát xác định lại nhu cầu lao động, bố trí lực

khoản chi tiêu của mình; cơ quan tài chính các cấp phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trên cơ sở các định mức, biên chế tối ưu để tính toán, xác định mức khoán phù hợp với từng loại hình đơn vị; KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi theo đề nghị của chủ tài khoản và các điều kiện chi theo quy định.

4.3.2. Kiến nghị hoàn thiện phƣơng thức kiểm soát chi thƣờng xuyên

Một là, kiến nghị Bộ Tài chính tiếp tục xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản về kiểm soát chi Ngân sách bằng hình thức chi theo dự toán từ KBNN. Ban hành những quy định cụ thể về quy trình, thủ tục chi Ngân sách theo dự toán tiến tới chấm dứt hình thức Lệnh chi tiền, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị vừa đảm bảo quản lý Ngân sách một cách hiệu quả, chặt chẽ.

Hai là, kiến nghị Bộ Tài chính rà soát, sửa đổi phương thức thanh toán đối với một số khoản chi chủ yếu phù hợp với thực tế trên lĩnh vực kiểm soát chi thường xuyên trong điều kiện áp dụng chương trình TABMIS cụ thể:

- Đối với khoản chi làm thêm giờ, theo quy định hiện hành khoản chi này không quá 200 giờ/năm, nhưng trên mẫu thanh toán tiền ngoài giờ của các đơn vị sự nghiệp công lập không thể hiện cột lũy kế giờ thanh toán trong năm nên Kho bạc không thể kiểm soát được số vượt so quy định. Để khắc phục tình trạng trên cần ban hành mẫu thanh toán có cột lũy kế giờ thanh toán trong năm và trên TABMIS nên ràng buộc điều kiện thanh toán với tinh thần vượt 200/giờ/người/năm chương trình sẽ cảnh báo.

- Đối với khoản chi mua sắm tài sản, công cụ, chi sửa chữa lớn tài sản cố định, cần có quy định cụ thể từng loại tài sản sau thời gian bảo hành, dùng bao nhiêu năm, bao nhiêu giờ thì mới được sửa chữa, trừ trường hợp bất khả kháng như thiên tai gây hỏng hóc, đồng thời phải có cơ quan chuyên môn kiểm định tài sản cần sửa, khi đó mới được sửa chữa.

-Từng bước đưa dần các nhà cung cấp hàng hóa cho khu vực công (công ty Nhà nước, đơn vị hạch toán hóa đơn đầu vào đầu ra) và hình thành khung giá hàng hóa vào trong hệ thống quản lý TABMIS, có chế tài buộc nhà cung cấp cam kết giá bán phù hợp theo cơ chế quản lý giá, từ đó đơn vị sử dụng Ngân

thế sẽ hạn chế tối đa tình trạng mua hóa đơn như hiện nay và thống nhất được giá thanh toán trong thời gian tới.

4.3.3. Kiến nghị đối vớiđội ngũ cán bộ tài chính – kế toán đơn vị

Như đã nêu trên phần thực trạng, mặt bằng trình độ chuyên môn của lực lượng cán bộ tài chính - kế toán của các đơn vị sử dụng Ngân sách còn yếu. Đặc biệt là tại các đơn vị cấp Xã như ủy ban, các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở. Hầu hết tại các đơn vị này đều sử dụng cán bộ kiêm nhiệm, có thâm niên công tác nhưng lại không qua đào tạo chính quy.

Do đó, việc khuyến khích, đôn đốc thậm chí cấp kinh phí cho đội ngũ cán bộ hiện có tiếp tục học tập, trau dồi chuyên môn là rất cần thiết. Việc đặt ra những quy định về trình độchuyên môn (văn bằng, chứng chỉ) đối với cán bộ tài chính – kế toán từ cấp Xã trở lên là cần thiết. Từ đó tạo cho họ động lực để tiếp tục học tập hoặc chấp nhận bị đào thải. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều hình thức khác nhau và đơn giản để có được văn bằng, chứng chỉ chuyên môn mà không cần năng lực thực sự. Vì vậy, cần có thêm các hình thức đánh giá chuyên môn khác tại cơ sở nơi cán bộ công tác cũng như qua các cơ quan liên quan nơi cán bộ thường xuyên tiếp xúc làm việc, chẳng hạn như định kỳ thống kê số lượng chứng từ chi sai mục, định mức; ghi sai/thiếu thông tin; tổ chức sát hạch nghiệp vụ hằng năm, v.v. Đó sẽ là thước đo chính xác nhằm đảm bảo rằng tất cả các cán bộ kế toán – tài chính tại các đơn vị sử dụng ngân sách đều đang đáp ứng được yêu cầu chuyên môn công việc, không tạo áp lực và gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sử dụng Ngân sách của đơn vị cũng như hoạt động kiểm soát chi NSNN của KBNN Thạch Thất.

Ngoài ra, vấn đề về ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ kế toán – tài chính đơn vị cũng cần được chú trọng hơn nữa.Bản thân các đơn vị chủ quản cần nắm rõ được phẩm chất, ý thức, trách nhiệm cũng như định hướng tư tưởng của cán bộ trong suốt quá trình làm việc, đặc biệt là trước khi bổ nhiệm, tái bổ nhiệm. Đồng thời, các cơ quan liên quan như KBNN, Phòng Tài chính Thạch Thất cần giám sát, kiểm soát chặt chẽvà nghiêm khắc xử lý khi phát hiện sai

phạm của các đơn vị. Từ đó nâng cao ý thức chấp hành quy định trong quản lý chi NSNN của tất cả các đơn vị sử dụng Ngân sách trên địa bàn.

KẾT LUẬN

Trong tình hình Kinh tế - Xã hội nước ta hiện nay, vấn đề về kiểm soát chi thường xuyên NSNN nằm trong tổng thể lĩnh vực quản lý NSNN tuy không còn là một vấn đề mới nhưng sức nóng và sự lan tỏa của nó vẫn đang ngày càng tăng trong cả cộng đồng khoa học lẫn các tầng lớp nhân dân. Vì vậy, trong suốt quá trình nghiên cứu, xuất phát từ việc kế thừa hệ thống lý luận sẵn có, luận văn đã hệ thống hóa và phân tích, trình bày lại các vấn đề lý luận trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNNbao gồm mục tiêu, nguyên tắc, quy trình, nội dung và công cụ kiểm soát chi; đồng thời căn cứ vào thực tiễn tại KBNN Thạch Thất để phân tích tình hình công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Thạch Thất. Từ đó, nghiên cứu kiến nghị các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đang có và tiếp tục hoàn thiện công tác tại KBNN Thạch Thất.

Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát chi thường xuyên NSNN là một vấn đề tương đối phức tạp và nhạy cảm do nó liên quan trực tiếp cùng lúc đến rất nhiều cơ quan chức năng khác nhau trong bộ máy Nhà nước. Việc đổi mới, hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN do đó cũng đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng và toàn diện trên tất cả các khía cạnh từ chuyên môn đến cả những tác động có thể có lên tình hình Kinh tế - Xã hội – Anh ninh – Quốc phòng.Vì vậy, những kiến nghị trong phạm vi luận văn nàycó thể chỉ là một phần rất nhỏ trong trong tổng thể các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Thạch Thất một cách đồng bộ và hợp lý nhất.

Bằng các kết quả nghiên cứu đã trình bày trong luận văn, tác giả đã cố gắng đạt được những mục tiêu đề ra khi bắt tay vào thực hiện luận văn. Tuy nhiên, do thời gian thực hiện luận văn có hạn và trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn của tác giả còn hạn chế nên luận văn này khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Mong rằng, từ vị trí công việc đang làm và bằng tuổi trẻ sẵn có, tác giả sẽ có thêm những cơ hội và trải nghiệm để trau dồi chuyên môn, nhận thức và tư duy; làm nền tảng cho việc bổ sung lý luận và đóng ghóp nhiều hơn cho thực tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính, 2003. Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 hướng dẫn

thực hiện NĐ số 60/2003/NĐ- CP ngày 06/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước.Hà Nội.

2. Bộ Tài chính, 2008. Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 2/6/2008 của BTC về việc ban hành hệ thống Mục lục Ngân sách Nhà nước. Hà Nội.

3. Bộ Tài chính, 2012. Thông tư 161/2012/TT- BTC ngày 02/10/2012 của BTC quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi Ngân sách Nhà nước qua kho bạc. Hà Nội.

4. Bộ Tài chính, 2012. Thông tư 68/2012/TT-BTC ngày 26/04/2012 Quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,

đơn vị vũ trang nhân dân. Hà Nội

5. Bộ Tài chính, 2013. Thông tư 08/2013/TT-BTCngày 10/01/2013 Hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và nghiệp vụ kho bạc. Hà Nội.

6. Học viện Tài chính,2005, Giáo trình Quản lý tài chính công, Nxb Tài chính, Hà Nội.

7. Kho bạc Nhà nước, 2009. Quyết định 1116/QĐ-KBNN về việc ban hành quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc Nhà nước. Hà Nội.

8. Kho bạc Nhà nước huyện Thạch Thất,2012, 2013, 2014.Báo cáo chi ngân

sách Nhà nước.

9. Kho bạc Nhà nước huyện Thạch Thất,2012, 2013, 2014.Báo cáo chi ngân

10. Lâm Hồng Cường, 2013. Kiểm soát chi ngân sách Nhà nước – Những kiến nghị, Tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc gia, số 129, trang 34-36

11. Lê Quốc Hùng, 2014. Thực hiện giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN Thừa Thiên Huế, Tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc

gia, số 145, trang 32-34

12. Nguyễn Đình Linh – Dương Công Trinh, 2013. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN, Tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc gia, số 135, trang 18-19:55

13. Phùng Văn Tài, 2014. Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của

ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Quốc Oai – Hà Nội, luận văn

thạc sĩ. Học viện tài chính.

14. Quốc hội, 2002. Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11. Hà Nội.

15. Vũ Đức Hiệp, 2014. Công tác kiểm soát chi NSNN năm 2014 – Những nội dung cần quan tâm, Tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc gia, số143, trang 23-

25

16. Vũ Đức Trọng – Nguyễn Quang Hưng – Nguyễn Thị Huyền, 2013. Nâng cao chất lượng quản lý chi ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Hải Dương – Những bài học kinh nghiệm, Tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc gia, số 135, trang 23-25

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)