- Hoạt động xuất nhập khẩu đều được tăng cường, song đến năm
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.2.1. Về sự phân bố của các Khu công nghiệp.
Theo quy định của chính phủ Việt Nam, sự phân bố các KCN được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
- Có khả năng tạo ra kết cấu hạ tầng, thuận lợi về giao thông vận tải, cung cấp điện, cấp nước và thải nước. Xử lý môi trường đảm bảo có hiệu quả và phát triển bền vững lâu dài, có đủ dư địa để mở rộng và phù hợp với những tiến bộ khoa học và công nghệ của nền văn minh công nghiệp và hậu công nghiệp của thế giới.
- Có khả năng cung cấp nguyên liệu tương đối thuận tiện, hoặc tốt hơn là trực tiếp với nguồn nguyên liệu. Đôi khi, do cự ly vận tải và yêu cầu bảo quản nguyên liệu, quy mô xí nghiệp công nghiệp phải thích hợp để đảm bảo hiệu quả.
- Có nguồn lao động cả số lượng và chất lượng đáp ứng được yêu cầu sản xuất với chi phí tiền lương thích hợp.
- Có khả năng giải quyết thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.
- Tiết kiệm tối đa đất trồng nông nghiệp trong việc sử dụng đất để xây dựng KCN.
- Chú ý kết hợp với yêu cầu đảm bảo an ninh quốc phòng trong những điều kiện cụ thể ở từng khu vực và từng giai đoạn.
Theo những quy định trên, sự phân bố các KCN ở Việt Nam là không đều theo lãnh thổ, tập trung chủ yếu ở ba vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng và duyên hải miền Trung. Đây là 3 vùng kinh tế trọng điểm trong tổng số 6 vùng kinh tế của Việt Nam hiện nay (gồm: vùng đồng bằng sông
Hồng, vùng Đông Nam Bộ, vùng duyên hải Trung Bộ, vùng trung du miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên, vùng đồng bằng Sông Cửu Long). Ba vùng kinh tế trọng điểm trên chiếm tới 78,2% số lượng KCN được quy hoạch trên cả nước (119/152 khu) và 77,1% tổng quỹ đất đai quy hoạch (19.593/25.400 ha). Số lượng các khu công nghiệp ở các vùng kinh tế khác là tương đối ít do tình hình thu hút đầu tư của các vùng này khó khăn hơn 3 vùng kinh tế trọng điểm trên. Theo quy hoạch đến năm 2010, các KCN ở vùng Tây Nguyên chỉ chiếm 3,2% tổng số KCN được quy hoạch (5/152 khu), nhưng đến hết năm 2004 cũng mới thành lập được 2 khu. Các KCN ở vùng trung du và miền núi phía Bắc cũng chiếm một tỷ lệ thấp tương tự (3,2% trong tổng số khu), mặc dù có những lợi thế tốt hơn ở vùng Tây Nguyên. Đến hết năm 2004, vùng miền núi và trung du phía Bắc xây dựng được 4 trong tổng số 5 KCN sẽ được quy hoạch đến năm 2010. (bảng 2.1.)
Bảng 2.1. Phân bố các KCN ở Việt Nam theo lãnh thổ
Stt Vùng Số lƣợng KCN
Chỉ tiêu quy hoạch đến 2010 Thực hiện đến hết năm 2004 Số lượn g Quy mô (ha) Tỷ lệ trong tổng số các KCN (%) Số lượn g Quy mô (ha) Tỷ lệ trong tổng số các KCN (%) 1 Trung du miền núi phía Bắc 5 553 3,29 4 353 3,77 2 Tây Nguyên 5 681 3,29 2 274 1,89 3 Đồng bằng sông Cửu Long 23 4573 15,13 10 2262 9,43 4 Duyên hải miền Trung 29 3206 19,08 17 2466 16,04 5 Đồng bằng sông Hồng 35 5645 23,03 23 3345 21,70 6 Đông Nam Bộ 55 13271 36,18 60 11579 56,60 7 Tổng 152 25400 100,00 106 20233 100,00
Nguồn: [28]
Tình hình qua bảng 2.1. cho thấy, sự phân bố các KCN như trên tại Việt Nam mang tính chất không đều, tập trung chủ yếu ở 3 vùng kinh tế trọng điểm. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (đồng bằng sông Hồng) hiện có 23 khu, tập trung ở các địa phương như Hà Nội (KCN Sài Đồng A, B, Daewoo – Hanel, Thăng Long, Đài Tư, Nội Bài); Hải Dương (KCN Nam Sách – Phúc Điền); Hưng Yên (KCN Phố Nối); Hải Phòng (KCN Nomura, Đình Vũ, KCX Hải Phòng 96); Hà Tây (KCN Bắc Phú Cát, Khu công nghệ cao Hoà Lạc); Thái Bình (KCN Phúc Khánh); Nam Định (KCN Hoà Xá)...Diện tích đất cho thuê của các KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc tính đến hết năm 2004 là 3.345 ha, chiếm 21,7% KCN trên cả nước.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Đông Nam Bộ) hiện có 60 khu, tập trung chủ yếu ở các địa phương như thành phố Hồ Chí Minh (KCX Tân Thuận, Linh Trung, KCN Hiệp Phước, Tân Tạo, Tân Bình, Bình Chiểu, Vĩnh Lộc, Tây bắc Củ Chi, Lê Minh Xuân, Cát Lái, Tân Thới Hiệp, Phong Phú, công viên phần mềm Quang Trung...); Đồng Nai (KCN Biên Hoà I, II, Gò Dầu, Nhơn Trạch I, II, III, Long Bình, Loteco, sông Mây, Tuy Hạ, Hố Nai); Bà Rịa Vũng Tàu (KCN Mỹ Xuân, Đông Xuyên, Phú Mỹ I, Cái Mép); Bình Dương (KCN Sóng Thần I, II, Việt Hương, Đồng An, Việt Nam – Singapo, Tân Hiệp Đông, Bình Đường, Bình Hoà, Tân Định); Bình Phước (KCN Chơn Thành), Tây Ninh (KCN Trảng Bàng I, II)...So với kế hoạch quy hoạch đến năm 2010, số lượng KCN ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã vượt quá 5 khu (60/55 khu theo quy hoạch), đạt 11.579 ha và chiếm tới 56,60% KCN trên cả nước, vượt quá chỉ tiêu 36,18% kế hoạch đề ra đến năm 2010. Sự phát triển nhanh mạnh về số lượng các KCN ở khu vực này cho thấy mật độ tập trung các KCN trên cả nước đang mất cân đối trầm trọng, cũng như tính hiệu quả của các KCN ở các tỉnh Đông Nam Bộ so với các vùng kinh tế khác trên cả nước. Các KCN này tập trung phần lớn ở thành phố Hồ Chí Minh (11
KCN, 3 KCX), Đồng Nai (15 KCN), Bình Dương (13 KCN), với tốc độ tăng trưởng KCN cao trên 12%/năm, đặc biệt là Bình Dương là trên 30%. So với cả nước, các KCN ở Đông Nam Bộ có chất lượng tốt nhất, thể hiện ở tỷ lệ lấp đầy cao, tỷ lệ doanh nghiệp xin tăng vốn cao, số lượng các nhà đầu tư nhiều, đóng góp cho ngân sách nhà nước lớn.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hiện có 17 KCN, tập trung ở các tỉnh như Đà Nẵng (KCN Khánh Hoà, Liên Chiểu, KCX Đà Nẵng); Quảng Nam ( KCN Điện Nam - Điện Ngọc, khu kinh tế mở Chu Lai); Quảng Ngãi (KCN Dung Quất, Quảng Phú, Tịnh Phong); Bình Định (KCN Phú Tài I, II); Phú Yên (KCN Hiệp Hoà); Khánh Hoà (KCN Suối Dầu)...Các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hiện đang chiếm 16.04% tổng số KCN trên cả nước.