- Hoạt động xuất nhập khẩu đều được tăng cường, song đến năm
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.2.4. Về sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp
công nghiệp
- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các KCN
được phân bố theo tiềm năng của từng vùng kinh tế. Các KCN ở Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Ninh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Bắc được phát triển đồng bộ các công trình kết cấu hạ tầng trong hàng rào tiêu chuẩn quốc tế, gần sân bay quốc tế, cảng nước sâu, tạo lợi thế thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp nặng gắn với cảng nước sâu. Khu công nghệ cao Hoà Lạc, cách thủ đô Hà Nội 30 km, là nơi tập trung các nhà khoa học và các cơ sở nghiên cứu đào tạo hàng đầu của Việt Nam, đang trở thành nơi hấp dẫn thu hút các công nghệ cao, các nhà nghiên cứu khoa học, thực hiện việc nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ.
Khu vực miền Trung từ Thanh Hoá đến Khánh Hoà thuận lợi cho việc phát triển các dự án đầu tư trong các lĩnh vực hoá dầu, công nghiệp nặng và các lĩnh vực công nghiệp khác liên quan đến việc khai thác các lợi thế của một mặt bằng công nghiệp rộng, có cảng nước sâu, sân bay, cung cấp điện nước. Việc hợp tác với nước ngoài ở khu vực này sẽ đa dạng hơn nhằm khai thác lợi thế nằm trên hành lang Đông Tây, từ Mianma, Nam Trung Quốc qua Lào sang Việt Nam.
Những KCN tại các tỉnh phía Nam xung quanh khu vực thành phố Hồ Chí Minh như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, mở rộng đến Vĩnh Long, Cần Thơ đang làm cho khu vực này trở thành một trong
những trung tâm công nghiệp lớn nhất của cả nước. Với những lợi thế về hạ tầng kỹ thuật tương đối phát triển hơn so với các khu vực khác của đất nước, nằm gần nguồn dầu khí, độ ẩm không cao và ổn định, nên các KCN tại khu vực này hấp dẫn đầu tư nước ngoài, rất thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp sử dụng khí như phát điện, khí hoá lỏng, sản xuất phân đạm, thép, các ngành công nghiệp dịch vụ dầu khí, hậu cần cảng, các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp điện tử phục vụ cho xuất khẩu.
Các KCN ở miền núi và trung du Bắc Bộ , chủ yếu tập trung ở các tỉnh Thái Nguyên (KCN Sông Kông I), Phú Thọ (KCN Thuỵ Vân), Bắc Giang (KCN Đình Trám), Vĩnh Phúc (KCN Kim Hoa) chủ yếu có những lợi thế về tài nguyên khoáng sản, cây công nghiệp, nên chủ yếu là nhằm khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ, được phát triển nhằm thu hút lực lượng lao động nhàn rỗi và tạo động lực phát triển cho các vùng lân cận. Các KCN của khu vực này chủ yếu thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước, quy mô đầu tư vừa và nhỏ với nhiều ngành nghề khác nhau. Các KCN của các vùng miền núi, Tây nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long... chủ yếu thu hút vốn đầu tư trong nước, phục vụ công nghiệp hoá nông nghiệp, phát triển công nghiệp vệ tinh cho các KCN quy mô lớn, sản phẩm công nghiệp có sức cạnh tranh. Như vậy, các KCN Việt Nam không chỉ đa dạng về loại hình, diện tích đất đai, mà còn đa dạng về ngành nghề sản xuất kinh doanh và đối tượng thu hút đầu tư.
- Công nghệ mà các KCN đang sử dụng đang là những công nghệ Việt
Nam đang cần. Trong các KCN, hầu hết các công ty nước ngoài có mặt đầu tư
trong các ngành nghề sản xuất kinh doanh đa dạng. Đó là những công nghệ trung bình trong các ngành tập trung nhiều tài nguyên và lao động và những công nghệ mới trong những ngành công nghiệp điện tử, viễn thông, sinh học, chế tạo máy móc thiết bị chính xác, sản xuất ô tô...Khả năng của các nhà đầu tư càng lớn, thì chuyển giao công nghệ sang Việt Nam càng nhiều. Theo điều
tra của Viện Kinh tế Thế giới, thuộc Trung tâm khoa học và nhân văn quốc gia, phân theo loại hình đầu tư, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tỷ trọng mua mới công nghệ nhiều nhất (80% các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài mua mới công nghệ). Tỷ trọng các doanh nghiệp chọn mua công nghệ đã qua sử dụng hoặc chọn hình thức hỗn hợp cả mua mới và mua đã qua sử dụng là 12% đối với loại hình doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Trong các doanh nghiệp liên doanh, tỷ lệ mua mới công nghệ thấp hơn, chỉ đạt gần 50%. Phân theo quy mô lao động, số doanh nghiệp sử dụng từ 200 lao động trở lên thường có tỷ lệ mua mới công nghệ cao hơn (gần 80%), trong khi đó những doanh nghiệp có quy mô lao động trung bình và nhỏ có tỷ lệ mua mới công nghệ là khoảng 50%. Mức độ tự động hoá của máy móc thiết bị trong các doanh nghiệp FDI cũng tương đối cao. 24% doanh nghiệp có mức độ tự động hoá máy móc thiết bị hơn 80%; 14% doanh nghiệp có mức độ tự động hoá trên 60%. Tuy nhiên, cũng có tới 48% doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ tự động dưới 25%.
Tạp chí kinh tế phát triển (số 2/2000) cũng đưa ra điều tra về mức độ hiện đại máy móc thiết bị sử dụng trong các doanh nghiệp có vốn FDI tại các KCN của thành phố Hồ Chí Minh. Tại các doanh nghiệp này, tỷ lệ sử dụng những thiết bị hiện đại nhất là 44,4% (trong khi các doanh nghiệp quốc doanh ở Việt Nam tỷ lệ này là 11,4%; doanh nghiệp tư nhân là 20%). Một số doanh nghiệp KCN khác đang đạt trình động công nghệ cao như Rodze Robotech ở KCN Nomura Hải Phòng, Canon ở KCN Thăng Long Hà Nội...Nhìn chung, mức độ hiện đại trung bình của các doanh nghiệp FDI trong các KCN ở Việt Nam so với mức độ hiện đại nhất của các thiết bị máy móc trên thế giới là 55,6%. Như vậy có thể thấy, trong thời gian qua, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong tiếp thu công nghệ hiện đại của thế giới trong các dự án FDI, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh chóng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.