CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.1. Phƣơng pháp thống kê mô tả
2.1.1. Khái niệm
Thống kê mô tả (Descriptive statistics) là nghiên cứu việc tổng hợp, số hóa, biểu diễn bằng đồ thị các số liệu thu thập đƣợc, đó có thể là biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ đƣờng, biểu đồ tƣợng hình,... Sau đó tính toán các tham số đặc trƣng cho tập hợp dữ liệu nhƣ: trung bình, phƣơng sai, tần suất, tỷ lệ,... Mục đích là để mô tả tập dữ liệu đó.
2.1.2. Kỹ thuật tiến hành nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phƣơng pháp này tiến hành thu thập kết quả đánh giá kết quả hoạt động tại ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Nam Định từ 01/01/2010 đến 31/12/2013, các báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh để lấy đƣợc số liệu liên quan đến tình hình huy động vốn, sử dụng vốn, tình hình thu - chi tài chính qua 3 năm của chi nhánh.
Phƣơng pháp này dựa trên nguồn thông tin thứ cấp thu thập đƣợc từ những tài liệu nghiên cứu trƣớc đây, các báo cáo về tình hình thực hiện việc nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh từ đó xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết.
Trong đề tài dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các báo cáo về tình hình thực hiện việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Nam Định và một số ngân hàng điển hình các thời điểm và không gian khác nhau,...
Ngoài ra đề tài cũng có sử dụng số liệu thu thập về ROA, ROE, Tỷ lệ nợ quá hạn, hệ số CAR,... của ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Nam Định và một số ngân hàng cùng địa bàn qua các năm từ 2011 - 2013.
Phương pháp phân tích tỷ lệ
Phƣơng pháp phân tích tỷ lệ nhằm đánh giá xem công tác huy động vốn, sử dụng vốn tại chi nhánh đã hợp lý chƣa, tìm hiểu các nguyên nhân trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hƣớng hoàn thiện công tác nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Nam Định.
Phương pháp so sánh
Đây là phƣơng pháp phổ biến nhất, dễ thực hiện thông qua việc so sánh đối chiếu giữa các con số để có một kết luận về sự chênh lệch giữa chúng.
Tùy theo đối tƣợng nghiên cứu mà các chỉ tiêu đem so sánh có thể giữa số thực tế với số kế hoạch; giữa số thực tế của kỳ phân tích với số thực tế của kỳ gốc; giữa các đơn vị với nhau hoặc với một đơn vị điển hình nào đó; so sánh với chỉ tiêu bình quân của một giai đoạn hoặc của ngành,... Kết quả của phép so sánh là xác định đƣợc mức chênh lệch (bằng số tuyệt đối hoặc tƣơng đối) giữa các chỉ tiêu đem so sánh.
Để thực hiện phép so sánh cần đảm bảo các điều kiện so sánh đƣợc giữa các chỉ tiêu, đó là:
- Thống nhất về nội dung so sánh. Điều này rất cần đƣợc lƣu ý khi có những sự thay đổi về tên gọi và nội dung của các chỉ tiêu đem so sánh.
- Thống nhất về phƣơng pháp tính các chỉ tiêu. Điều này xuất phát từ chỗ có những chỉ tiêu có thể đƣợc tính từ những phƣơng pháp khác nhau và vì vậy cho những kết quả không giống nhau.
- Thống nhất về đơn vị tính, thời gian và quy mô so sánh.
Trong đề tài các số liệu về kết quả huy động vốn, sử dụng vốn, lợi nhuận thu đƣợc hàng năm đƣợc so sánh với kế hoạch, chỉ tiêu đƣợc giao, thông qua đó để đánh giá quá trình thực hiện, tiến độ thực hiện từ đó xác định các vấn đề tồn tại vƣớng mắc và là cơ sở để đề ra các biện pháp hoàn thiện công tác nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Nam Định.
Ngoài ra trong luận văn tác giả cũng sử dụng phƣơng pháp so sánh để so sánh các tiêu chí sau:
- So sánh mức lãi suất cấp tín dụng của ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Nam Định với các NHTM khác nhƣ ACB, HSBC, BIDV...
- So sánh tính đa dạng các sản phẩm dịch vụ cấp tín dụng của ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Nam Định với các NHTM khác nhƣ ACB, HSBC, BIDV...
- So sánh chỉ tiêu khả năng sinh lời là lợi nhuận trƣớc thuế, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Nam Định với các NHTM khác nhƣ ACB, HSBC, BIDV...
- So sánh cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn của một số tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Nam Định năm 2013....
Phương pháp đồ thị
Các loại biểu đồ và đồ thị đƣợc sử dụng trong phân tích, nghiên cứu gồm có: - Biểu đồ phân tích sự biến động của chỉ tiêu theo thời gian: cho thấy sự phát triển của chỉ tiêu phân tích trong giai đoạn nhất định, đồng thời cũng có thể giúp cho việc dự đoán chỉ tiêu trong tƣơng lai.
- Biểu đồ hình khối: biểu hiện các chỉ tiêu nghiên cứu bằng các hình khối. Trên biểu đồ các khối đƣợc biểu hiện theo một tỷ lệ nhất định để đảm bảo tính so sánh đƣợc.
Ƣu điểm của loại biểu đồ này là dễ thấy, dễ nhận biết. Tuy nhiên tính định lƣợng của biểu đồ không cao.
- Biểu đồ phân tích kết cấu: đƣợc sử dụng để thể hiện tỷ lệ các bộ phận cấu thành một tổng thể nào đó, chẳng hạn kết cấu tài sản, kết cấu lao động,... Diện tích các phần trên biểu đồ thể hiện theo một tỷ lệ và phản ánh phần kết cấu nhất định nào đó của chỉ tiêu.