Phƣơng pháp điều tra chọn mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của ngân hàng hợp tác chi nhánh nam định (Trang 42 - 47)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

2.2. Phƣơng pháp điều tra chọn mẫu

2.2.1. Khái niệm

Phƣơng pháp điều tra chọn mẫu là phƣơng pháp thu thập thông tin có hệ thống từ (một số) những cá nhân phục vụ mục đích mô tả những thuộc tính của một tổng thể lớn hơn mà những cá nhân đó là thành viên.

Để đánh giá năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Nam Định thì tác giả phát phiếu điều tra trên cơ sở xây dựng bộ câu hỏi phù hợp với từng tiêu trí của năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, với mục đích thu thập đƣợc đầy đủ và chính xác nhất ý kiến cảm nhận và đánh giá của khách hàng về các tiêu trí xung quanh việc xây dựng nên năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Nam Định. Việc xây dựng bảng câu hỏi phù hợp với đối tƣợng khách hàng tác giả sẽ thu thập đƣợc những ý kiến chính xác đầy đủ nhất phục vụ cho mục đích phân tích năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng, từ đó xác định đƣợc các ƣu nhƣợc điểm hiện nay của ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Nam Định để tác giả có thể đề xuất đƣợc các biện pháp cụ thể phù hợp xác thực và có ích nhất đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của chi nhánh.

2.2.2. Đặc điểm của điều tra chọn mẫu

- Thông tin thu đƣợc bằng việc hỏi những câu hỏi.

- Thông tin đƣợc thu thập bằng cả việc thực hiện những cuộc phỏng vấn, hỏi những câu hỏi và ghi lại câu trả lời (phỏng vấn trực tiếp và qua điện thoại) và cả bằng việc để ngƣời trả lời đọc hoặc nghe câu hỏi sau đó họ tự ghi câu trả lời.

- Thông tin đƣợc thu thập từ một nhóm nhỏ dân cƣ (mẫu) đƣợc mô tả rộng hơn cho các thành viên trong tổng thể đó.

2.2.3. Các bước tiến hành điều tra chọn mẫu

Hình 2.1: Sơ đồ các bƣớc tiến hành điều tra chọn mẫu.

(Nguồn: Tác giả phân tích) Bước 1: Xác định mục đích

Bƣớc thực hiện đầu tiên của bất kỳ dự án nào cũng là xác định chúng ta muốn nghiên cứu cái gì? xác định mục đích của dự án cần biế rõ ràng: ai là ngƣời chúng ta sẽ điều tra và chúng ta muốn hỏi họ cái gì. Nếu mục đích không rõ ràng thì kết quả điều tra cũng sẽ không rõ ràng.

Đối với luận văn này tác giả xác định rõ ràng vấn đề là điều tra các yếu tố lien quan tác động tới năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Hợp tác-

Chi nhánh Nam Định, nó bao gồm lãi suất, sản phẩm cạnh tranh, năng lực tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực,...

Bước 2: Xác định mẫu

Đối với bất kỳ một cuộc điều tra nào, rất cần thiết để có đƣợc dữ liệu từ những cá nhân đại diện cho nhóm mà bạn muốn nghiên cứu. Thậm chí với một bảng hỏi hoàn hảo (nếu điều đó tồn tại) thì dữ liệu điều tra của bạn đƣợc thu thập chỉ hữu ích nếu những ngƣời trả lời là điển hình cho toàn bộ tổng thể.

Đối với luận văn này tác giả cũng xác định đƣợc đối tƣợng cần điều tra là những khách hàng đã từng và đang sử dụng, biết đến dịch vụ mà chi nhánh cung cấp. Khách hàng này bao gồm cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp,...

Ở bƣớc thứ 2 này tác giả cũng xác định luôn cỡ mẫu để tiến hành khảo sát điều tra, theo quy định sác xuất thống kê thì chỉ cần cỡ mẫu n=30 là có thể đại diện cho tổng thể, tuy nhiên trên địa bàn Nam Định lƣợng khách hàng của chi nhánh là tƣơng đối nhiều bao gồm cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp...Vì vậy mà tác giả đã chọn n=30 là con số hợp lý để đại diện cho tổng thể mẫu cần điều tra.

Bảng 2.1: Kết quả khi điều tra Đối tƣợng lấy

mẫu điều tra

Số lƣợng lấy mẫu Số phiếu phát ra Số phiếu thu về Số phiếu đạt yêu cầu Cá nhân 30 30 26 Hộ gia đình 30 30 21 HTX, Trang trại 30 30 20 Doanh nghiệp 30 30 27

Phiếu điều tra với các câu hỏi cụ thể trong phụ lục đã đƣợc sử dụng để thu thập những thông tin cần thiết. Để tăng tỷ lệ hồi đáp, tác giả sử dụng phƣơng pháp phát phiếu điều tra trực tiếp và thu trực tiếp. Mỗi đối tƣợng cần lấy mẫu điều tra tác giả đều phát 30phiếu/1 đối tƣợng.

Bước 3: Lựa chọn phương pháp phỏng vấn

Để đảm bảo đƣợc chất lƣợng của dữ liệu thu đƣợc cần phải có phƣơng pháp phỏng vấn phù hợp với đối tƣợng nghiên cứu. Những phƣơng pháp phỏng vấn:

- Phỏng vấn trực tiếp (face to face)

- Bảng hỏi để ngƣời trả lời tự điền(self administation) - Phỏng vấn qua điện thoại (telephone)

- Điều tra qua mail (mail survey)

Đối với luận văn này tác giả chọn phƣơng pháp lập bảng hỏi để ngƣời trả lời tự điền. Vì nhận thấy phƣơng pháp này là phù hợp nhất đối với việc điều tra tại khu vực dân cƣ tại thành phố Nam Định.

Bước 4: Xây dựng bảng hỏi

Nguyên tắc chung khi thiết kế bảng hỏi: hỏi những gì bạn muốn hỏi; hỏi theo cách mà bạn có thông tin trả lời; hiểu tâm lý ngƣời đƣợc phỏng vấn và hoàn cảnh phỏng vấn; một số nguyên tắc khác.

Hỏi những gì bạn muốn hỏi: đây là nguyên tắc sống còn của nhà nghiên cứu. Cần phải phân biệt câu hỏi nghiên cứu và câu hỏi trên thực tế. Cần làm rõ mục đích của cuộc điều tra, làm rõ các khái niệm liên quan để hình thành các câu hỏi cụ thể mà sau này nó sẽ đƣợc sử dụng để đo các khái niệm.

Hoàn cảnh phỏng vấn: việc đặt câu hỏi giống nhƣ một quá trình mang tính xã hội (conversation with a purpose): phỏng vấn có cơ hội nói chuyện với nhiều kiểu ngƣời; ngƣời trả lời có cơ hội để nói chuyện về một số chủ đề nào đó với một ngƣời nghe nhiệt tình,...

Tuy nhiên có nhiều trƣờng hợp ngƣời đƣợc hỏi phỏng vấn từ chối tham gia. Vì vậycần phải chú ý một số nguyên tắc sau: luôn coi ngƣời trả lời là một ngƣời tham gia trò chuyện một cách tình nguyện; quan tâm đến quyền riêng tƣ của ngƣời trả lời; đảm bảo rằng ngƣời tham gia trả lời trong các cuộc điều tra đƣợc thông tin đầy đủ những gì họ đƣợc hỏi và thông tin của họ đƣợc sử dụng nhƣ thế nào; đảm bảo tính khuyết danh

của câu trả lời. Vấn đề này đƣợc giải quyết sẽ giải quyết một loạt các vấn đề nêu trên nhƣ: quyền cá nhân, sự đồng thuận hay sự tin tƣởng của ngƣời trả lời; có thể tiết lộ thông tin đến đâu cho ngƣời trả lời: cung cấp cho ngƣời trả lời toàn bộ cac thông tin về mục đích nghiên cứu, nội dung bảng hỏi và trả lời bất kỳ câu hỏi nào về nguồn tài trợ hay việc sử dụng số liệu. Cần phải nhắc tới cả mức độ bảo mật của thông tin.

Bước 5: Nhập và làm sạch dữ liệu

Sau khi có đƣợc đầy đủ các bảng phỏng vấn khách hàng thì tác giả sẽ phải phân loại, nhập dữ liệu vào hệ thống phần mềm.

Có thể đối với bảng tổng kết số liệu tác giả không cần sử dụng hết tất cả các kết quả của bảng hỏi mà chỉ cần lấy những số liệu có liên quan và cần phân tích cho bài viết của mình.

Đối với bài luận văn nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Nam Định, tác giả đã tổng kết các chỉ tiêu liên quan đến việc đánh giá mức độ đa dạng về sản phẩm dịch vụ cấp tín dụng, đánh giá về lãi suất cho vay, về thái độ phục vụ và nghiệp vụ của nhân viên tại chi nhánh...Vì số liệu đại diện cho tổng mẫu là 30phiếu/1 đối tƣợng nên tác giả chỉ tổng kết lại tính phần trăm rồi đƣa ra kết luận.

Bước 6: Phân tích dữ liệu

Phân tích số liệu theo mục đích nghiên cứu của đề tài, ở luận văn này khi phân tích dữ liệu tác giả sẽ quan tâm đến một số kết quả liên quan đến câu hỏi về lãi suất, tính đa dạng hóa tiền gửi, tiền huy động, chất lƣợng nhân sự,... để đƣa ra các phân tích về năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Nam Định.

Phân tích dữ liệu là bƣớc khá quan trọng, vì việc phân tích dữ liệu sẽ ảnh hƣởng đến bƣớc cuối cùng là lựa chọn phƣơng án đúng đắn hợp lý nhất cho vấn đề nêu ra, việc phân tích dữ liệu ngoài một số khung chuấn mực nhất định còn đòi hỏi ngƣời phân tích phải có khả năng phân tích tốt, nhạy bén, phán đoán và suy luận logic.

CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG HỢP TÁC - CHI NHÁNH NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của ngân hàng hợp tác chi nhánh nam định (Trang 42 - 47)