Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố hà nội (Trang 77 - 80)

2.2.2. Phương pháp thống kê, mô tả

3.3. Đánh giá chung

3.3.1. Ưu điểm

Về hồ sơ hoàn thuế

Tương ứng với đối tượng được hoàn thuế, từng trường hợp hoàn thuế pháp luật yêu cầu các hồ sơ chứng từ khác nhau. Song tính chính xác, hợp pháp, hợp lý của các chứng từ thì cơ quan Thuế vẫn rất khó để kiểm tra

Về đối tƣợng hoàn thuế

- Theo nguyên lý về thuế GTGT, đối tượng nộp thuế chỉ được khấu trừ và hoàn thuế GTGT khi xác định được số thuế đầu ra và số thuế đầu vào. Về nguyên tắc, nếu đối tượng nộp thuế có phát sinh thuế đầu ra nhưng không có thuế đầu vào (hàng hóa – dịch vụ mua vào rơi vào các trường hợp không chịu thuế GTGT) thì sẽ không được khấu trừ thuế vì không xác định được cơ sở để tiến hành khấu trừ thuế.

chức sử dụng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam là bất hợp lý

Về hóa đơn, chứng từ

Hệ quả của hai phương thức tính thuế GTGT là hai loại hóa đơn chứng từ trong thuế GTGT: hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng (hóa đơn thông thường)

Điều mà các phương tiện thông tin đại chúng báo động hiện nay là các hành vi gian lận trong lĩnh vực hoáđơn chứng từđể khấu trừ, hoàn thuế. Có thể nhận diện các gian lận trong hoàn thuế GTGT thông qua hoáđơn chứng từ bao gồm:

1. Bán hàng nhưng không xuất hoáđơn để che dấu doanh thu đầu ra làm cơ sở cho việc tính thuế GTGT nhằm chiếm đoạt số tiền thuế GTGT người mua đã nộp cho người bán để người bán nộp vào NSNN (thuế GTGT là loại thuế gián thu).

2. Xuất hoáđơn khi bán hàng hoá, nhưng giá cả và số lượng hàng hoá ghi trong liên 1 (lưu) nhỏ hơn ở liên 2 (giao khách hàng). Với cách gian lận như vậy, số thuế GTGT thu được ởđầu ra của người bán thì ít mà số thuếđầu vào phải khấu trừ cho bên mau là rất lớn. NSNN thất thu lớn. Ngoài ra, trong trường hợp này doanh nghiệp bán do giá trị ghi trên hoáđơn thấp nên sẽ trốn một phần thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp mua do hoáđơn ghi cao hơn so với thực tế nhằm tăng khoản chi phí đầu vào để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp.

3. Không có giao dịch mua bán trong thực tiễn như“bên bán” vẫn vô tư xuất hoáđơn ghi và giao liên 2 cho “bên mua” nhằm hợp thức hoá số hàng đầu vào cho “bên mua” khi khấu trừ, hoàn thuế.

4. Hoá đơn thật được bán mua, đánh cắp hoặc cạo sửa liên 2 sau đó “ bên mua” tự ý ghi giá cả số lượng hàng hoá, giá tính thuế bao nhiêu tuỳ thích đểđược khấu trừ, hoàn thuế.

5. Thông đồng với các doanh nghiệp xuất khẩu lập hoáđơn khống để kê khai hoàn thuế khi xuất khẩu sau đó chia nhau số tiền hoàn thuế. Thường gặp ở trường hợp này là loại hoáđơn bán hàng.

Về công tác kiểm tra sau hoàn thuế

Hiện tại, các cơ quan thuế đã tiến hành kiểm tra sau hoàn thuế trong các trường hợp sau:

-Đối với hồ sơ của NNT đang báo cáo kết quả kinh doanh lỗ, lỗ trong nhiều năm liên tục, số lỗ vượt quá vốn điều lệ đã đăng ký nhưng vấn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh

-Kinh doanh nhiều hoạt động, trong đó có hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ có tỉ lệ doanh thu từ hoạt động kinh doanh thương mại chiếm tỷ trọng lơn so với tổng doanh thu của người nộp thuế.

-Lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế nhiều lần, hoàn thuế với số tiền lớn.

-Người nộp thuế đã từng có hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn nhưng chưa đến mức bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận về thuế trong thời gian 1 năm trước khi đề nghị hoàn thuế

3.3.2. Hạn chế

- Tỷ lệ hoàn thuế chưa đúng thời hạn như quy trình: quá trình kiếm tra thường kéo dài do NNT giải trình chậm, ko đúng trọng tâm ,cơ quan thuế xác minh kéo dài do thủ tục luân chuyển mất thời gian.

- Việc kiểm tra vẫn chưa đi đến cốt lõi của vấn đề, do thời gian kiểm tra sau hoàn thuế chỉ có 5 ngày mà khối lượng công việc cần phải tiến hành quá nhiều dẫn đến công tác kiểm tra chưa thể đi sâu được.

- Quy trình hoàn thuế hiện tại chưa thể đáp ứng đúng được thời gian quy định về xét hoàn thuế trong thời hạn 15 ngày và nhất là hoàn thuế đối với dự án vốn ODA chỉ có 3 ngày do phải trải qua nhiều khâu, nhiều bộ phận.

- Vẫn còn 1 số trường hợp cách xử lý, cách giải quyết hồ sơ giữa CCT và các Phòng tại Cục thuế HN chưa thật sự thống nhất.

- Khả năng đánh giá, nhận diện rủi ro gian lận trong các hồ sơ đối với cán bộ thuế là chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố hà nội (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)