Chú trọng đến công tác kiểm tra hoàn thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố hà nội (Trang 85 - 90)

2.2.2. Phương pháp thống kê, mô tả

4.2. Những giải pháp hoàn thiện quản lý hoàn thuế GTGT của Cục Thuế

4.2.4. Chú trọng đến công tác kiểm tra hoàn thuế

4.2.4.1. Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của bộ hồ sơ thuế

Để một bộ hồ sơ hoàn thuế được coi là đầy đủ, hợp pháp thì đầu tiên trách nhiệm thuộc về phía doanh nghiệp. Bên cạnh sự giúp đỡ của cán bộ Thuế, doanh nghiệp phải tự tìm hiểu Luật Thuế, tự xác định xem mình thuộc đối tượng, trường hợp được hoàn thuế nào, từ đó tiến hành lập hồ sơ hoàn thuế, đặc biệt các đơn vị phải có ý thức tự giác trong việc kê khai hoàn thuế theo đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

 Đối với cơ quan thuế, khi xét hồ sơ hoàn thuế cần chú ý một số điểm như sau:

- Đối với thuế đầu vào:

+ Phải kiểm tra từng loại doanh số để tính đúng tỉ lệ % thuế đầu vào được khấu trừ

+ Các trường hợp được tính khấu trừ đối với hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra xác định mối quan hệ giữa hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa dịch vụ mua vào.

+ Thuế đầu vào của tài sản cố định được khấu trừ nếu có sự thay đổi mục đích sử dụng thì sẽ xác định lại phần khấu trừ.

+ Chứng từ (biên lai) đi nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu để làm căn cứ khấu trừ thuế đầu vào, hoàn thuế và chứng từ đi nộp thuế của bên Việt Nam nộp thay cho Nhà thầu nước ngoài có kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

-Đối với thuế đầu ra

Xác định đúng doanh thu bán hàng và thuế suất áp dụng cho từng mặt hàng, dịch vụ theo đúng chế độ hiện hành và theo từng đặc điểm của ngành nghề gắng với kinh doanh:

+ Cơ quan thuế cần thường xuyên nhắc nhở, khẳng định hơn nữa trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các số liệu kê khai trên hồ sơ hoàn thuế để dần tạo thành một thói quen trong kê khai đối với các đối tượng này.

+ Đưa ra các hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với các trường hợp cố tình vi phạm, thậm chí có thể thành lập riêng một ban thanh tra về công tác hoàn thuế đặt dưới sự chỉ đạo của Tổng cục.

Những công việc trên đây sẽ là bước đầu tiên xác định tính chính xác trong số hoàn, là bước đầu tiên để cán bộ thuế xây dựng kế hoạch kiểm tra sau hoàn thuế, những công việc này được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện giảm khối lượng công tác trong quá trình kiểm tra sau hoàn thuế và ngược lại.

4.2.4.2. Tăng cường công tác kiểm tra sau hoàn thuế

Tiến hành kiểm tra sau hoàn thuế đối với hầu hết các đối tượng được hoàn thuế năm 2017, thậm chí có đơn vị được kiểm tra trước khi hoàn thuế. Công tác này cần phải được duy trì trong những năm tiếp theo, và quan trọng hơn nữa là phải quan tâm đến tính “trong sạch” trong số hoàn sau khi được kiểm tra lại. Để đạt được yêu cầu này đòi hỏi ý thức và tinh thần trách nhiệm từ cả hai phía cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, bộ ngành có liên quan.

Cần tăng cường phương tiện phục vụ cho công tác kiểm tra sau hoàn thuế, trong đó chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để xây dựng hệ thống khai thác thông tin trên phạm vi toàn quốc phục vụ thanh tra, kiểm tra thuế. Hiện nay, việc xác minh thực tế nghiệp vụ phát sinh của các đơn vị, đối chiếu hóa đơn thuế là vấn đề cực kỳ khó khăn, nhất là đối với hồ sơ hoàn thuế có bảng kê. Để xác minh quan hệ mua bán của hai doanh nghiệp thì cơ quan thuế phải làm văn bản gửi cho Cục Thuế nơi doanh nghiệp mình có quan hệ buôn bán và bên kia sẽ trả lời bằng văn bản, nhưng thời gian đợi văn bản trả lời khá lâu, thậm chí không có văn bản trả lời. Như vậy, cần thiết phải tiến hành cập nhật hóa đơn chứng từ lên mạng máy vi tính kể cả hóa đơn báo hỏng, mất để tạo điểu kiện cho cán bộ kiểm tra có thể ngồi trong phòng để xác minh, đối chiếu hóa đơn, vừa tiết kiệm được thời gian, vừa tiết kiệm được chi phí lại đạt được hiệu quả cao.

4.2.4.5. Cải tiến thủ tục hành chính, bổ sung và hoàn thiện hơn nữa quy trình hoàn thuế GTGT đã ban hành

Theo các doanh nghiệp, điều không bình đẳng khi truy thu thì cơ quan thuế ra quyết định truy thu và ấn định ngày nộp, nếu chậm trễ thì bị nhiều hình phạt, còn ngược lại, doanh nghiệp được hoàn thuế sau khi phải làm hàng loạt các thủ tục rất nhiễu mà vẫn chưa nhận được tiền ngay thì không thấy

“Nhà Nước” bị xử phạt hoặc bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp. Thủ tục hoàn thuế phức tạp gây tâm lý mệt mỏi. Mặt khác, khi được hoàn thuế các doanh nghiệp lại phải dùng vốn để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu của mình, sau khi được khấu từ dần. Nhưng không phải doanh nghiệp nào hoạt động nhập khẩu cũng diễn ra ra liên tục như vậy. Có doanh nghiệp hàng tháng hoặc vài tháng mới có được lô hàng nhập khẩu và tiền của doanh nghiệp vẫn nằm yên trong Kho bạc Nhà nước, trong khi đó thì doanh nghiệp bị kẹt vốn kinh doanh. Đây chính là điều bất cập, vướng mắc giữa các doanh nghiệp và cơ quan thuế Nhà Nước

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, khi xác định được doanh nghiệp được hoàn thuế, cơ quan hải quan nên được phép làm thủ tục trả tiền và doanh nghiệp được nhận tiền ngay tại Kho bạc mà không phải khấu trừ phức tạp như hiện nay. Chính vì thế, cần nghiên cứu bổ sung sửa đổi quy định của hoàn thuế GTGT theo hướng đơn giản, rõ ràng, nâng cao trách nhiệm của người kê khai hoàn thuế và hoàn thuế theo đúng quy định, tạo sự bình đẳng giữa cơ quan Nhà Nước với các doanh nghiệp. Đồng thời cũng tránh được sự chậm trễ trong việc hoàn thuế cho các doanh nghiệp.

Vấn đề nữa là trên cơ sở nội dung quy trình và các hướng dẫn của Tổng cục thuế, Cục Thuế thành phố Hà Nội cần có văn bản hướng dẫn cụ thể hóa hơn nữa các nội dung thực hiện trong quy trình theo từng trường hợp hoàn thuế. Cần phân chia khoảng thời gian cho từng nội dung công việc, tạo ra sự chuyên môn hóa nhưng vẫn gắn bỏ chặt chẽ với nhau giữa các bộ phận thực hiện quy trình, làm sao đạt được tộc độ xử lý hồ sơ nhanh chóng và chính xác nhất.

4.2.4.6. Tăng cường hướng dẫn các doanh nghiệp việc ghi chép, sử dụng hóa đơn, chứng từ đúng quy định

Tình trạng các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh, kê khai hóa đơn chứng tử có rất nhiều sai sót, và mỗi lần ghi sai, ghi thiếu là một lần phải làm

lại. Điều này làm cho công tác hoàn thuế GTGT gặp khó khăn, chậm so với thời gian quy định. Vì vậy, mỗi cán bộ thuế phải là một tuyên truyền viên hướng dẫn thường xuyên cách sử dụng hóa đơn chứng từ cho các doanh nghiệp cũng như những vấn đề liên quan đến công tác hoàn thuế.

Tăng cường các cuộc đối thoại với các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện chính sách thuế, tổ chức tốt việc hướng dẫn trao đổi kinh nghiệm trong quản lý, chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ hóa đơn, chứng từ nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hoàn thuế GTGT.

Ngoài ra Cục Thuế cũng nên trao đổi và phản ánh với doanh nghiệp về tình trạng cấp bách hiện nay trong vấn đề hoàn thuế GTGT, lên án những hành vi vi phạm đã và đang có ý định lợi dụng hoàn thuế GTGT để chiếm đoạt tiền của Nhà Nước, đồng thời cho phép doanh nghiệp nói lên những khó khăn, vướng mắc của mình và đề xuất ý kiến để làm sao thực hiện tốt hơn công tác này, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo nguồn thu lớn cho NSNN.

4.2.4.7. Phối hợp giữa liên ngành tài chính và công an để có biện pháp chống hóa đơn giả, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

Hiện nay, các đối tượng nộp thuế không chỉ trốn thuế mà còn cao tay hơn là moi tiền của Nhà nước tới hàng tỷ đồng, chứng tỏ họ rất coi thường pháp luật. Hiện tượng này cần phải được nghiêm trị và truy tố trước pháp luật. Đây là việc hết sức cần thiết vì chỉ có pháp luật mới nghiêm trị được những kẻ cố tình vi phạm, gây thất thoát tiền của Ngân sách Nhà nước. Chỉ có pháp luật mới làm cho trật tự xã hội không bị đảo lộn, tạo sự trong sạch cho ngành Thuế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và góp phần tạo nguồn thu lớn cho Ngân sách Nhà nước.

4.2.4.8. Đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ Thuế

Chúng ta biết rằng, không phải cán bộ Thuế nào cũng giỏi về nghiệp vụ, vững về chuyên môn nên việc mở các lớp tập huấn cho cán bộ Thuế là việc hết sức cần thiết, đặc biệt là đối với công tác hoàn thuế GTGT. Nếu như trình độ nghiệp vụ của cán bộ Thuế được nâng cao thì việc kiểm tra xem xét hồ sơ hoàn thuế sẽ tiến hành nhanh chóng và chính xác. Đồng thời những kẻ hở trong chính sách được các doanh nghiệp lợi dụng sẽ bị phát hiện. Tuy nhiên thực tế có không ít các vụ phanh phui gian lận hồ sơ để hoàn thuế lại do công an kinh tế phát hiện, còn qua việc kiểm tra hồ sơ thì cán bộ Thuế lại không phát hiện được. Điều này chứng tỏ trình độ chuyên môn của cán bộ Thuế còn chưa đồng đều. Vì vậy cần thiết phải mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ thuế bao gồm: chính sách chế độ, nghiệp vụ hành thu, kế toán, tin học, ngoại ngữ…để giúp cho công tác hoàn thuế được thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo chính xác, tránh tình trạng gian lận hồ sơ của các doanh nghiệp và phát huy tác dụng của hoàn thuế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng dự án sản, sản xuất kinh doanh, hòa nhập với nền kinh tế phát triển của các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố hà nội (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)