Nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý giá tính thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý giá tính thuế tại Chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO (Trang 70 - 74)

7. Kết cấu của đề tài:

2.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý giá tính thuế

2.3.1. Khách quan

- Do trình độ văn hóa, ý thức chấp hành pháp luật của một số đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu tại địa bàn Chi cục quản lý còn chưa cao, cá biệt, nhiều

tổ chức cá nhân có hàng hóa xuất nhập khẩu còn phó thác hoàn toàn cho các “cò” làm thủ tục hải quan khiến cho công tác quản lý giá tính thuế gặp nhiều khó khăn.

- Do cơ chế quản lý chưa đồng bộ, chưa hỗ trợ cho công tác quản lý giá tính thuế. Cơ chế quản lý tuy thông thoáng nhưng còn lỏng lẻo, các quy định của Nhà nước về xuất nhập khẩu hàng hóa chưa chặt chẽ dẫn đến sơ hở để cho các cơ sở kinh doanh lợi dụng.

+ Hiệp định trị giá GATT chỉ mang tính hiệp định khung, các nguyên tắc, các điều kiện và các phương pháp xác định trị giá tính thuế chỉ mang tính ước lệ và nhiều khi thực hiện theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế chứ không hoặc ít bị ràng buộc về mặt cơ sở Pháp lý, Nghi định 40/2007/NĐ-CP được ban hành từ năm 2007, qua 7 năm triển khai tuy đã đạt được nhiều kết quả khả quan, tuy nhiên cần phải có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

+ Luật Doanh nghiệp không quy định những điều kiện ràng buộc về lý lịch người sáng lập hoặc người điều hành doanh nghiệp, không quy định số lượng doanh nghiệp hoặc số người được tham gia với tư cách là thành viên sáng lập hoặc điều hành. Việc quản lý doanh nghiệp sau khi thành lập cũng đang bị buông lỏng, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư thực chất mới thực hiện việc cấp đăng ký kinh doanh nhưng chưa quản lý được doanh nghiệp sau khi thành lập. Nhiều doanh nghiệp đã ngừng hoạt động nhưng các cơ quan quản lý không nắm được, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý giá tính thuế.

+ Chính sách quản lý tiền tệ còn nhiều sơ hở, Hiện nay, Luật Thương mại cho phép các doanh nghiệp có thể thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ không qua ngân hàng. Ở nước ta, trong thời kỳ quản lý tập trung, bao cấp, Nhà nước ta đã áp dụng nhiều biện pháp để quản lý tiền mặt, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Tình hình thực tế hiện nay, các cơ sở kinh

doanh tự do thanh toán bằng tiền mặt, không khống chế giá trị giao dịch, mọi tổ chức cá nhân đều có tiền mặt để thanh toán. Một số doanh nghiệp đã lợi dụng bằng cách lập hóa đơn ghi không đúng giá trị thanh toán, ghi tăng chi phí, giảm giá bán, điển hình nhất là các hàng hóa thiết yếu như ô tô, xe máy,… Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng có thói quen mua bán hàng hóa dịch vụ, không lấy hóa đơn nên gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý, xác minh trị giá đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp dẫn đến khó khăn trong công tác kiểm soát của cơ quan hải quan.

- Hiện nay, Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài đang trong quá trình cải cách, hiện đại hóa; áp dụng biện pháp quản lý rủi ro, thông quan điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Hầu hết hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc “luồng xanh” (chiếm tỷ lệ trên 80%), được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, chỉ kiểm tra sơ bộ hồ sơ sau đó thông quan. Luật Hải quan cũng quy định rõ nguyên tắc doanh nghiệp tự khai, tự chịu trách nhiệm… Do vậy, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng kẽ hở này đã khai không đúng với thực tế hàng xuất nhập khẩu, gây khó khăn trong công tác quản lý giá tính thuế của Chi cục.

- Với chương trình thông quan điện tử hiện nay thì doanh nghiệp có thể biết trước thông tin phân luồng cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu của mình. Lợi dụng việc này, doanh nghiệp xuất khẩu, khi nhận được thông tin phân luồng xanh có thể đưa những loại hàng hóa không đúng khai báo để xuất khẩu; doanh nghiệp nhập khẩu thì dùng thủ đoạn cố tình khai sai để trường hợp được phân luồng xanh thì hàng đi trót lọt, trường hợp bị vào luồng đỏ thì doanh nghiệp đối phó bằng cách khai nhầm, xin khai lại hoặc khai bổ sung cho phù hợp với chứng từ thật nếu không thì bỏ, hủy tờ khai đó, sau khai tờ khai khác…, thậm chí gần đây xuất hiện thủ đoạn một số doanh nghiệp khi mở tờ khai luồng đỏ ví dụ ở Nội Bài thì lẳng lặng mở tờ khai khác ở một đơn vị hải quan khác, sau đó làm thủ tục nhận hàng rồi mới đề nghị hủy tờ khai

luồng đỏ đã mở trước đó. Lợi dụng hình thức khai báo thủ tục hải quan điện tử, xuất hiện một số doanh nghiệp sử dụng thủ đoạn tinh vi, giả mạo chứng từ hồ sơ hải quan bao gồm hợp đồng, giấy phép chuyên ngành, con dấu, chữ ký công chức hải quan… bằng cách chỉnh sửa (theo hình thức scan) các nội dung này trong quá trình chuyển đổi chứng từ, từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử. Có trường hợp doanh nghiệp lấy vận đơn, invoice, packing list gốc đem photo che phần ghi hàng hóa thực sau đó dùng thủ đoạn bắn tên hàng không thuế vào và scan lại, đóng dấu sao y để nộp hồ sơ giấy cho hải quan có nội dung khớp với phần khai hải quan điện tử. Điều này đã làm thất thu trong công tác quản lý giá tính thuế mà hiện nay Chi cục đang gặp phải cũng như là tình trạng chung mà các Chi cục Hải quan đang gặp phải.

- Ngoài ra, quyền hạn của Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài còn nhiều hạn chế như Chi cục chỉ có quyền được khởi tố và điều tra ban đầu đối với các hành vi liên quan đến điều 153, 154 của bộ luật hình sự, các vi phạm khác về thuế và giá tính thuế, đơn vị không có thẩm quyền khởi tố, việc tổ chức cưỡng chế các hành vi chây ỳ, không chấp hành quyết định hành chính còn gặp nhiều khó khăn do trình tự thủ tục còn gắp nhiều khó khăn, phức tạp.

2.3.2. Chủ quan

Nhân tố chủ quan xuất phát từ chủ thể quản lý giá tính thuế xuất nhập khẩu, đó là cơ quan hải quan bao gồm lãnh đạo cấp chi cục và công chức thừa hành.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức hải quan: Như đã nói ở trên, đây là khâu then chốt trong việc quyết định tính hiệu quả của công tác quản lý giá tính thuế. Nếu cán bộ hải quan được đào tạo tốt, nắm chắc Pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo thì công tác quản lý thu thuế sẽ hiệu quả hơn. Ngược lại nếu thiếu kiến thức chuyên môn, không nắm chắc luật pháp và các quy định của hải quan thì không thể thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế được.

- Việc tham vấn, xác định trị giá tính thuế đòi hỏi CBCC Hải quan phải có kỹ năng của cơ quan điều tra, có kỹ năng của nhà tâm lý, có vốn sống sâu rộng, hiểu biết được các quy luật kinh tế và phải có kinh nghiệm nắm bắt được các diễn biến tâm lý tình cảm của người tham gia tham vấn thì mới đạt được hiệu quả cao trong công tác tham vấn

- Thu nhập của cán bộ công chức hải quan còn chưa tương xứng với sự phát triển của xã hội, cá biệt một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức còn có đời sống khó khăn, trong quá trình kiểm tra hàng hóa, hóa đơn chứng từ, thu thuế….không thể tránh khỏi bị đối tượng kinh doanh dùng lợi ích vật chất mua chuộc, bỏ qua các hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng kinh doanh xuất nhập khẩu dẫn đến thất thu thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý giá tính thuế tại Chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO (Trang 70 - 74)