Thứ nhất, hoàn thiện môi trường pháp lý thông qua việc ban hành và
thực thi các đạo luật và các văn kiện dưới luật điều chỉnh các hoạt động thương mại, thích ứng với pháp lý và tập quán quốc tế về giao dịch thương mại điện tử. Cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới chính sách, khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách cho phát triển thanh toán điện tử nhằm tăng cường lòng tin của người sử dụng và giới DN vào hệ thống thanh
toán điện tử.
Bên cạnh đó, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam và DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử cần nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các chính sách quy định không còn phù hợp với sự phát triển thương mại điện tử…
Thứ hai, Nhà nước cần đầu tư trực tiếp và có chính sách tiếp tục khuyến
khích và thu hút đầu tư của xã hội, đầu tư tư nhân nhằm phát triển hạ tầng kỹ thuật cho thanh toán điện tử. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển các dịch vụ công phục vụ cho thương mại điện tử. Các cơ quan nhà nước phải ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm công, đấu thầu; gắn với cải cách hành chính, minh bạch hóa, nâng cao hiệu lực nền hành chính quốc gia, và xây dựng chính phủ điện tử. Ngân hàng Nhà nước cần tích cực triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt và tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến thanh toán điện tử; Đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công như hải quan điện tử; kê khai thuế và nộp thuế, làm các thủ tục xuất, nhập khẩu điện tử…
Thứ ba, đảm bảo an toàn cho các giao dịch thương mại điện tử. Thương
mại điện tử có nhiều tác động tích cực nhưng cũng dễ bị tin tặc phát tán virus, tấn công vào các website; Phát tán thư điện tử, tin nhắn rác; đánh cắp tiền từ các thẻ … Mặt khác, qua internet cũng xuất hiện những giao dịch xấu như: ma túy, buôn lậu, bán hàng giả… do vậy, cần có cơ chế kiểm soát các hoạt động vi phạm. Trong đó, cần yêu cầu các sàn giao dịch thương mại điện tử tăng cường quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm, có biện pháp ngăn chặn, xử phạt với các DN bán hàng giả, hàng nhái… Đối với các DN và các sàn thương mại điện tử, cần tăng cường an ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin thanh toán điện tử. Nếu có nền tảng công nghệ chắc chắn và ổn định, người dùng dễ tiếp cận hơn thì chắc chắn rảo cản cho thương mại điện tử sẽ được thu hẹp.
thương mại điện tử, ngoài việc đòi hỏi phải có một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thường xuyên bắt kịp các thành tựu công nghệ thông tin mới phát sinh, có khả năng thiết kế các phần mềm đáp ứng các nhu cầu của kinh tế số hóa, cũng đòi hỏi mỗi người tham gia thương mại điện tử phải có khả năng sử dụng máy tính, có thể trao đổi thông tin một cách thành thạo trên mạng, có những hiểu biết cần thiết về thương mại, luật pháp… Bởi vậy, cần đào tạo các chuyên gia tin học và phổ cập kiến thức về thương mại điện tử không những cho các DN, các cán bộ quản lý của nhà nước mà cho cả mọi người dân.
Ngoài ra, Chính phủ và các DN cần kết hợp với người tiêu dùng đẩy mạnh hoạt động truyền thông và giáo dục, tăng cường quảng bá, tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn trong toàn xã hội để thanh toán điện tử trở thành phương tiện thanh toán quen thuộc.
Thứ năm, chủ động hợp tác về thương mại điện tử với các quốc gia và
các tổ chức quốc tế thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới và thương mại phi giấy tờ. Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC 2017 ngày 8/11/2017 đã thông qua một trong những văn kiện quan trọng bắt nguồn từ sáng kiến của Việt Nam, đó là Khung thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên biên giới trong APEC. Nhằm phát huy hơn nữa động lực tăng trưởng của thương mại điện tử xuyên biên giới, đóng góp tích cực cho liên kết thương mại và kinh tế khu vực, Việt Nam cần phối hợp với các thành viên APEC hoàn thiện và hài hòa hóa khung pháp lý thương mại điện tử của các nền kinh tế APEC nhằm tạo thuận lợi cho thương mại điện tử xuyên biên giới trong khu vực. Giải quyết những vấn đề mới và liên quan đến nhiều bên trong thương mại điện tử xuyên biên giới…
KẾT LUẬN
Nghiên cứu thực tế phát triển TMĐT tại Công ty cổ phần dịch vụ thương mại tổng hợp (Vincommerce) thuộc tập đoàn Vingroup, luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
- Hệ thống hoá các cơ sở lý luận về thương mại điện tử, lợi ích của thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp trong thời buổi kinh tế thị trường. Đưa ra các điều kiện cần thiết để phát triển thương mại điện tử và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thương mại điện tử.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thương mại điện tử tại Công ty cổ phần dịch vụ thương mại tổng hợp (Vincommerce) thuộc tập đoàn Vingroup, nêu lên những kết quả đạt được và chỉ ra những hạn chế trong việc phát triển thương mại điện tử tại tập đoàn.
- Để giải quyết được những tồn tại, hạn chế trên, học viên đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển thương mại điện tử tại Công ty cổ phần dịch vụ thương mại tổng hợp (Vincommerce) thuộc tập đoàn Vingroup trong thời gian tới làm tài liệu tham khảo giúp Ban lãnh đạo tập đoàn Vingroup xem xét bổ sung nội dung và chương trình hành động cho việc phát triển thương mại điện tử tại Công ty cổ phần dịch vụ thương mại tổng hợp (Vincommerce) thuộc tập đoàn Vingroup trong thời gian tới.
Ngòai ra, có sự phối hợp Chính phủ để hỗ trợ các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần dịch vụ thương mại tổng hợp (Vincommerce) thuộc tập đoàn Vingroup thuận lợi hơn để phát triển thương mại điện tử, làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh cùng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.
Quá trình thực hiện bài Luận văn khó có thể tránh được những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, các nhà khoa học, đồng nghiệp, chuyên gia để luận văn nâng cao chất lượng, có những đóng góp tích cực thực tế trong những năm tiếp theo./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Chính phủ, 2016. Quyết định số 1563/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 – 2020, ngày
08/06/2016, Hà Nội.
2. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công Thương, 2015, 2016, 2017. Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam, 2015, 2016, 2017. 3. Dương Tố Dung, 2010. Giáo trình Thương mại điện tử dành cho doanh
nghiệp. Hà Nội: NXb Đại học Kinh tế Quốc dân.
4. Đặng Đình Đào và Hoàng Đức Thân, 2003. Giáo trình Kinh tế thương
mại. Hà Nội: Nxb Thông Kê, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Thu Hà, 2016. Một số biện pháp tăng cường ứng dụng và
phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp tại thành phố Hải Phòng.
Luận văn thạc sĩ trường Đại học Dân lập Hải Phòng.
6. Trần Thị Cẩm Hải, 2011. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ trường Đại học Quảng Nam.
7. Trần Văn Hoè, 2009. Giáo trình Thương mại điện tử. Hà Nội: Nxb Thống Kê.
8. Nguyễn Văn Hồng và Nguyễn Văn Thoan (chủ biên), 2013. Giáo trình
Thương mại điện tử căn bản. Hà Nội: Nxb Bách khoa.
9. Nguyễn Thị Hương, 2011. Phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam trong
nền kinh tế thị trường. Luận văn thạc sĩ trường Đại học kinh tế Quốc dân.
10. Lưu Tiến Thuận và Trần Thị Thanh Vân, 2015. Các yếu tố tác động đến
việc ứng dụng TMĐT của DN nhỏ và vừa (DNNVV) tại thành phố Cần Thơ.
11. Vũ Hải Tùng, 2012. Phát triển thương mại điện tử của công ty phần mềm
12. Hoàng Anh Tứ, 2014. Ứng dụng Thương mại điện tử tại Tổng công ty
Cổ phần Dệt may Hòa Thọ: Thực trạng và giải pháp. Luận văn thạc sĩ trường
Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
13. Nguyễn Hoàng Việt, 2010. Báo cáo tổng hợp Phát triển chiến lược TMĐT cho các doanh nghiệp thuộc tổng công ty thương mại Hà Nội ( Hapro), Trường ĐH Thương Mại.
II. Tiếng anh
14. Brian Craig (2012), Cyber Law: The Law of the Internet and Information Technology;
15. Business Software Alliance (2001), E-commerce and Developing Markets: Technology,Trade and Opportunity;
16. Damon William (2007), Pro Paypal E-Commerce, Apress, USA 17. Dave Chaffey (2009), E-business and E-commerc management, Strategy, Implementation and Practice, Prentice Hall
18. Emarketer (2016), Worldwide retail ecommerce sales: emarketer’s updated estimates and forecast through 2019;
19. Lê Văn Huy và cộng sự, 2012. An Empirical Study of Determinants of
E-Commerce Adoption in SMEs in Vietnam: An Economy in Transition.
20. Kenneth Laudon, Carol Traver (2013), E-Commerce Essentials;
21. Kenneth Laudon, Carol Traver (2013), E-commerce 2014: Business. Technology. Society;
22. Kurt Bauknecht, A. Min Tjoa, Gerald Quirchmayr (2003), E- Commerce and Web Technologie
23. Lallana, Emmanuel, Rudy S. Quimbo and Zorayda Ruth B. Andam.(2000). E-Primer: An Introduction to E-commerce;
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 01: SƠ ĐỒ CÔNG TY
(Nguồn: Phòng tổ chức – nhân sự của Vincommerce thuộc tập đoàn Vingroup, 2018)
BAN KIỂM SOÁT
BAN GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ PHÒNG KẾ HOẠCH - ĐẦU TƢ PHÒNG THIẾT BỊ VÀ AN TOÀN PHÒNG CÔNG NGHỆ - THÔNG TIN PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN PHÒNG TỔ CHỨC - NHÂN SỰ
Chuỗi cửa hàng tiện ích (VinMart+)
Trung tâm thƣơng m i (website: adayroi)