Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong các khucông nghiệptrên địa

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 72 - 76)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liến quan đến đề tài

2.2 Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối vớicác khucông nghiệptrên địa bàn

2.2.5 Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong các khucông nghiệptrên địa

địa bàn tỉnh

Trong phần lớn thời gian quản lý nhà nƣớc đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, do hệ thống văn bản pháp luật chƣa đƣợc hoàn chỉnh, còn một số những bất cập do đó công tác kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp hoạt động trong KCN đƣợc thực hiện bằng các hình thức phối hợp với những sở,ngành có liên quan theo quy định của Chính phủ và UBND tỉnh Phú Thọ. Ví dụ: phối hợp Đoàn thanh tra của Tổng cục môi trƣờng thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng kiểm tra công tác bảo vệ môi trƣờng của 06 doanh nghiệp trong KCN; phối hợp với Chi cục an toàn thực phẩm kiểm tra 09 doanh nghiệp tại KCN Thụy Vân ... qua công tác thanh tra, kiểm tra đã kịp

thời hƣớng dẫn, nhắc nhở và hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp. Chƣa tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trƣờng hợp nào trong các KCN.

Bên cạnh đó, Ban quản lý đã chủ trì, chỉ đạo các phòng chuyên môn kiểm tra tình hình thực hiện dự án đầu tƣ so với Giấy chứng nhận đầu tƣ đã đƣợc cấp, các quy định của pháp luật có liên quan; kịp thời phát hiện các sai sót của doanh nghiệp để điều chỉnh, đồng thời đôn đốc các nhà đầu tƣ thực hiện chậm tiến độ để triển khai cho phù hợp.

Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ảnh cũng thƣờng xuyên đƣợc duy trì, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện đông ngƣời, giải quyết dứt điểm các kiến nghị của công dân một cách thỏa đáng. Riêng trong năm 2019, giải quyết 16 đơn của công dân về công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng, tranh chấp kinh tế, chế độ quyền lợi của công nhân và vấn đề môi trƣờng.

Tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp chặt chẽ, xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác bảo vệ môi trƣờng, theo dõi và xử lý kịp thời những đơn vị xả thải gây ô nhiễm môi trƣờng nhƣ trƣờng hợp của Công ty TNHH Tairyong. Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến và hƣớng dẫn các nhà đầu tƣ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng ngay từ bƣớc lập dự án đầu tƣ.

Tập trung sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ công triển khai xây dựng và hoàn thành một số công trình môi trƣờng quan trọng nhƣ: Nhà máy xử lý nƣớc thải KCN Thụy Vân với giá trị 140 tỷ đồng, chất lƣợng nƣớc thải đạt cột A, xử lý trung bình 100.000mở/tháng; Năm 2017 sẽ tiếp tục xây dựng và đƣa vào sử dụng Nhà máy xử lý nƣớc giải giai đoạn 1 của KCN Trung Hà công suất 3.500m /ngày đêm, KCN Phú Hà công suất 2.500m /ngày đêm. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất xin chủ trƣơng đầu tƣ nhà máy xử lý nƣớc thải của KCN Cẩm Khê.

Đối với rác thải sinh hoạt trong khu nhà ở cho công nhân, Ban quản lý các KCN tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với UBND thành phố Việt Trì, Công ty CP môi trƣờng Phú Thọ tiến hành thu gom một phần rác thải sinh hoạt, tập trung và xử lý tại các điểm xử lý rác thải tập trung trên địa bàn tỉnh.

Mặc dù vậy, công tác thanh tra, kiểm tra thời gian qua vẫn duy trì ở việc nhắc nhở, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đƣợc kiểm tra. Việc thiếu chức năng thanh tra theo quy định đã hạn chế rất nhiều trong công tác quản lý nhà nƣớc. Ban quản lý chỉ thực hiện thanh tra khi có sự phối hợp, chủ trì của các đơn vị chuyên môn nhƣ trong lĩnh vực về môi trƣờng, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động…

Đánh giá kết quả thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cũng cho thấy một số hạn chế trong hoạt động của các doanh nghiệp, cụ thể nhƣ:

Về thực hiện nghĩa vụ tài chính về thuê đất, bảo hiểm: Một số doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn, nợ tiền thuê đất, hạ tầng, nợ ngân hàng, bảo hiếm, thuế, lƣơng và chế độ của ngƣời lao động.

Về chấp hành pháp luật về môi trƣờng: Một số doanh nghiệp còn vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng bị xử phạt hành chính về bảo vệ môi trƣờng (1,133 tỷ đồng/09 DN), một số doanh nghiệp sản xuất gỗ vận hành không hiệu quả hệ thống lò hơi gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng chung KCN. Một số doanh nghiệp chƣa thực hiện tốt các quy định về lƣu trữ chất thải nguy hại (khu vực lƣu trữ chƣa bảo đảm, chất thải nguy hại đe lẫn nhau, không bảo quản chất thải nguy hại, không ký họp đồng thu gom xử lý chất thải rắn, không thực hiện báo cáo định kỳ, không quan trắc môi trƣờng định kỳ), một số doanh nghiệp thực hiện lập và lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng chậm theo quy định; Chƣa xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trƣờng...

Về phòng cháy, chữa cháy: vẫn còn một số doanh nghiệp chƣa đầu tƣ lắp đặt hệ thống PCCC. Trong năm đã xảy ra sự cố cháy nhà xƣởng tại Công ty cố phần cơ khí Việt Vƣơng gây thiệt hại về kinh tế.

Về đầu tƣ, quy hoạch xây dựng: Nhiều doanh nghiệp do nâng công suất, tận dụng quỹ đất thuê lại, nhƣng vi phạm về quy hoạch, xây dựng cơi nới vƣợt mật độ xây dựng theo quy định, các hạng mục xây dựng vi phạm gồm nhà để xe, nhà vệ sinh, mái che, xây lấn chiếm ra phạm vi đƣờng giao thông, sân, hành lang cây xanh, khoảng lùi theo quy định. Một số doanh nghiệp xây dựng khi chƣa có giấy phép xây dựng và bị xử phạt hành chính (80 triệu/02 DN). Một số doanh nghiệp thực hiện vốn đầu tƣ thấp so với đăng ký. Công ty Tasco vi phạm hàng loạt các quy định của nhà nƣớc về đầu tƣ, xây dựng, sử dụng đất, môi trƣờng, nộp ngân sách.

Về pháp luật lao động: Một số DN thực hiện chƣa nghiêm túc việc xây dựng và đăng ký nội quy lao động; thƣơng lƣợng, ký kết thỏa ƣớc lao động tập thế; xây dựng thang lƣơng, bảng lƣơng; thực hiện quy chế dân chủ nội bộ, chấp hành công tác an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm; chƣa thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thống kê, báo cáo tài chính.

Trong quản lý và sử dụng lao động nƣớc ngoài còn xảy ra hiện tƣợng thƣờng xuyên thay đổi nhu cầu sử dụng lao động nƣớc ngoài, số lao động trả giấy phép, chấm dứt hợp đồng lao động trƣớc thời hạn nhiều. Đăng ký cấp lại GPLĐ nhiều lần cho một vị trí công việc mà ngƣời Việt Nam đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc. Một sổ doanh nghiệp chƣa chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo đối với nhóm chuyên gia, lao động sang làm việc ngắn ngày gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan chức năng. Một số doanh nghiệp vẫn đê ngƣời lao động tạm trú trong khu, cụm công nghiệp không đúng quy định. Công tác quản lý, giám sát của Chủ đầu tƣ với nhà thầu chƣa đƣợc chặt chẽ. Còn xảy ra tình trạng nhà thầu sử dụng lao động nƣớc ngoài trái pháp luật đã

bị xử lý vi phạm hành chính (200 triệu/03 DN).

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)