3.1 Đối với quá trình thực hiện đầu tƣ xây dựng
3.1.2.5 Trong công tác thi công xây dựng, nghiệm thu, giám sát thi công
Mọi gian lận liên quan đến thất thoát đều xẩy ra ở khâu này. Hiện nay, khâu này vẫn đƣợc coi là khâu trọng yếu, dễ và thƣờng xuyên để xẩy ra thất thoát nhất.
Nên thành lập các tổ chức quản lý dự án độc lập, có trình độ năng lực để tham gia vào quá trình giám sát thi công. Tổ chức quản lý, giám sát thi công này phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xẩy ra sai phạm. Và quy định rõ đây là yêu cầu bắt buộc đối với mọi công trình. Bên cạnh đó, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra và sự giám sát của cộng đồng trong quá trình thi công nhằm ngăn ngừa, phòng chống và xử lý các sai phạm.
Đề cao vai trò, trách nhiệm của chủ thể quản lý dự án đi đôi với gắn trách nhiệm, quyền hạn trong việc để xẩy ra sai phạm. Quy định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân khi để xẩy ra việc gian lận, thiếu trách nhiệm trong việc nghiệm thu, giám sát sai khối lƣợng, sai chủng loại vật tƣ thiết bị sẽ bị kỷ luật, đền bù thiệt hại hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tăng mức xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng. Mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm còn thấp, không đủ sức răn đe. Nghị định 126/2004/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về việc xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng chƣa bao quát hết và chƣa quy định rõ trách nhiệm cho các bên liên quan (chủ đầu tƣ, nhà thầu, giám sát) khi để xẩy ra sai phạm nhƣ nghiệm thu khống, nghiệm thu sai khối lƣợng.
Trong quá trình thực hiện đầu tƣ, nếu có sự thay đổi so với hồ sơ đƣợc duyệt thì chủ đầu tƣ phải kịp thời báo cáo cơ quan chức năng theo thẩm quyền xử lý và nhất thiết phải đánh giá lại tính kinh tế, hiệu quả và khả thi của việc thay đổi trƣớc khi đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.