Tỷ lệ cho vay có bảo đảm của Agribank Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (Trang 87)

Theo Quyết định số 35/QĐ-HĐT V-HSX ngày 22/1/2014 của Hội đồng thành viên Agribank, trong hệ thống chỉ cho vay trên tỷ lệ nhất định của TSB Đ, thông thường là tối đa 75% với tài sản cầm cố, thế chấp. Cho vay cầm

cố giấy tờ có giá, mức cho vay tối đa thực hiện theo quy định của Tổng giám đốc Agribank từng thời kỳ, nhưng thường khoảng 90%.

Căn cứ theo quyết định trên và tình hình thực tế tại bảng 2.11, cho thấy tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản của Agribank tăng đều giữ ổn định qua các năm, điều này tạo sự an toàn cho hoạt động cho vay của Agribank. Trong trường hợp cuối cùng, khi khách hàng không còn khả năng thanh toán các khoản nợ, thì TSB Đ sẽ giúp Agribank tránh hoặc giảm thiểu rủi ro mất vốn.

Nguyên nhân chính việc cho vay có bảo đảm của Agribank Thanh Hóa chỉ đạt dưới 60% là do chi nhánh là đơn vị chủ đạo thực hiện cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn lớn nhất trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa hiện nay, dư nợ cho vay lĩnh vực này luôn duy trì ở mức 87-88% tổng dư nợ, do đó đối tượng khách hàng vay vốn chủ yếu là hộ gia đình cá nhân cho vay không phải bảo đảm theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

Agribank đang thực hiện cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo các mức sau:

+ Tối đa 50 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp (trừ tổ hợp tác và hộ kinh doanh);

+ Tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn; cá nhân và hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có tham gia liên kết trong sản xuất nông nghiệp với hợp tác xã hoặc doanh nghiệp (trừ tổ hợp tác và hộ kinh doanh);

+ Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình đầu tư cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm;

+ Tối đa 300 triệu đồng đối với tổ hợp tác và hộ kinh doanh;

+ Tối đa 500 triệu đồng đối với hộ nuôi trồng thủy sản, hộ khai thác hải sản xa bờ có ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với tổ chức chế biến xuất khẩu trực tiếp;

1 Tốc độ tăng truởng nợ xấu -12.5% - 24.1%

40.8% -

20.9%

+ Tối đa 01 tỷ đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;

+ Tối đa 02 tỷ đồng đối với hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ; các chủ trang trại nuôi trồng thủy sản; liên hiệp hợp tác xã hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

+ Tối đa 03 tỷ đồng đối với liên hiệp hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ.

Agribank Thanh Hóa luôn đánh giá đúng mức vai trò của bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng; Công tác bảo đảm tiền vay được thực hiện khá linh hoạt, đồng đều giữa các hình thức bảo đảm bằng tài sản. Chất lượng công tác định giá tài sản bảo đảm không ngừng được nâng cao.

Để không ngừng nâng cao chất lượng công tác định giá tài sản bảo đảm, chi nhánh luôn coi đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với đội ngũ CBTD của chi nhánh nhằm thẩm định và định giá tài sản theo đúng quy định và đưa ra quyết định đầu tư vốn đảm bảo an toàn.

Việc thực hiện bảo đảm tiền vay góp phần hạn chế những tổn thất trong kinh doanh, thực hiện mục tiêu an toàn trong hoạt động quản trị RRTD của Agribank Thanh Hóa.

Khó khăn khi xác định bên bảo đảm là hộ gia đình cũng như quy định về định đoạt tài sản của hộ gia đình. Tại khoản 2 Điều 109 của Bộ Luật Dân sự quy định: “Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý”. [10, tr 89]. Quy định này khi áp dụng vào giao dịch bảo đảm có thể phát sinh nhiều cách hiểu khác nhau.

d) Tốc độ tăng trưởng nợ xấu

Bảng 2.11. Tốc độ tăng trưởng nợ xấu của Agribank Thanh Hóa

với năm 2010; năm 2012 giảm 24,1% so với năm 2011; năm 2013 tăng 40,8% so với năm 2012 nguyên nhân chính là một số khách hàng thuộc lĩnh vực xây dựng; giao thông, thủy lợi không chịu ảnh huởng của chính sách thắt chặt chi tiêu công nên không có nguồn trả nợ dẫn đến chuyển nợ xấu, đến năm 2014 chi nhánh đã đặc biệt quan tâm thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất luợng tín dụng. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện đề án quản trị chất luợng tín dụng doanh nghiệp. Kiểm soát chặt chẽ việc phát triển khách hàng là các doanh nghiệp mới. Tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tăng cuờng quản lý luân chuyển vốn, đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả; thoả thuận với DN lộ trình bổ sung vốn chủ sở hữu, bổ sung tài sản bảo đảm, chấn chỉnh hạch toán kế toán; kiên quyết rút giảm du nợ ở các khách hàng khó khăn, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả nhung không có phuơng án khắc phục khả thi. Chỉ đạo thực hiện thuờng xuyên việc phân tích đánh giá chất luợng đến từng khoản nợ. Thành lập Ban chỉ đạo xử lý nợ, trực tiếp chỉ đạo thực hiện phuơng án xử lý đến từng khoản nợ xấu, nợ rủi ro lớn tại các đơn vị. Tích cực vận dụng cơ chế miễn, giảm lãi để hỗ trợ, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ xấu, nợ rủi ro...từ đó tốc độ tăng truởng du nợ xấu đã giảm 20,9% so với năm 2013.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK THANH HÓA

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua, công tác quản lý RRTD của Chi nhánh đã thực hiện ngày một bài bản và hiệu quả hơn.

- Về mô hình tổ chức

Tuân thủ đúng theo quy định của Agribank, việc phân tích và xử lý RRTD đã được đánh giá cao, chính vì vậy Chi nhánh đã thành lập Ban chỉ đạo xử lý nợ nhằm mục đích xử lý và thu hồi những khoản nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro.

- về quy trình cấp tín dụng

Tuân thủ theo quy trình của Agribank. Thực hiện quy trình nhanh chóng, đảm bảo thời gian cấp tín dụng cho khách hàng.

- Chính sách tín dụng

Tuân thủ chỉ tiêu kế hoạch của Agribank. Thực hiện kịp thời đáp ứng nhu cầu tín dụng cho khách hàng. Tuân thủ quy định về giới hạn cấp tín dụng theo quy định của Agribank và NHNN. Thực hiện đúng cơ chế lãi suất linh động nằm trong phạm vi cho phép của Agribank.

- Chính sách khách hàng

Thực hiện phân loại khách hàng theo quy định của Agribank, từ đó xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng dựa trên mức độ uy tín, quy mô quan hệ tín dụng. Giám sát, đôn đốc thực hiện chấm điểm, xếp hạng khách hàng định kỳ hàng quý theo quy định của Agribank; thực hiện rà soát kết quả chấm điểm, xếp hạng khách hàng đảm bảo phản ánh đúng thực trạng chất lượng tín dụng giữa hồ sơ giấy và trên hệ thống IPCAS. Việc xếp loại khách hàng đã phần nào đánh giá được mức độ RRTD.

- Về uy tín thương hiệu, năng lực cạnh tranh

khẳng định vai trò chủ đạo và những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển kinh tế của Tỉnh Thanh Hóa, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với hoạt động tài chính - ngân hàng.

Agribank Thanh Hóa hoạt động đa lĩnh vực, đa năng, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng; có đầy đủ năng lực cạnh tranh trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án... cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử.Không những thế còn sở hữu những hạ tầng kĩ thuật ngân hàng hiện đại trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến IPCAS vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa vào nền tảng các công nghệ cao như: Internet B anking, SMS B anking, Phone B anking, thẻ ATM. đã, đang và sẽ tiếp tục giữ vững thị phần và thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng trong tỉnh;

- về củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng

Công tác quản trị RRTD ngày càng được cải thiện và nâng cao. Là một đơn vị có dư nợ lớn trong hệ thống Agribank, trong hoạt động tín dụng, Agribank Thanh Hoá thực hiện phương châm tăng trưởng ổn định, bền vững, tăng trưởng đi kèm với kiểm soát và bảo đảm chất lượng tín dụng. Qua việc thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng, phát huy vai trò của công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, kiểm soát chặt chẽ giới hạn tín dụng theo đúng quy định của Agribank đã làm giảm đáng kể tỷ lệ nợ xấu của Agribank Thanh Hoá, góp phần tăng lợi nhuận, tăng uy tín cho chi nhánh trong hệ thống cũng như trên thị trường.

vi cho phép, thấp hơn kế hoạch Agribank phê duyệt; Thực hiện quyết liệt các biện pháp giảm thiểu và xử lý nợ xấu, nợ đã XLRR. Thành lập Ban chỉ đạo xử lý nợ nợ xấu; nợ đã XLRR và thu lãi tồn đọng. Các đoàn công tác do các Đồng chí trong B an giám đốc làm tổ truởng trực tiếp chỉ đạo, hỗ trợ chỉ đạo hoạt động kinh doanh. Việc thành lập các đoàn công tác đã mang lại hiệu quả tích cực, đã chuyển biến đuợc nhận thức của lãnh đạo và cán bộ tác nghiệp, tạo sự đồng thuận trong quá trình triển khai thực hiện nhất là việc xử lý nợ, các cán bộ đã nâng cao tinh thần trách nhiệm và tính chủ động trong việc xử lý nợ.

- về chính sách đối với khách hàng Doanh nghiệp

Tập trung khắc phục các tồn tại cũ, tích cực xử lý nợ xấu của những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả; thực hiện chính sách cơ cấu lại nợ hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do suy thoái kinh tế khôi phục sản xuất. Thoả thuận với các doanh nghiệp lộ trình bổ sung vốn chủ sở hữu, tài sản bảo đảm; chấn chỉnh hạch toán kế toán đảm bảo minh bạch tài chính.v.v... buớc đầu đạt kết quả; phát triển khách hàng mới có chọn lọc, hạn chế nhận tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản của bên thứ ba, tài sản thế chấp là phuơng tiện vận tải, máy móc thiết bị thi công công trình, tài sản hình thành trong tuơng lai.v.v. chất luợng tín dụng doanh nghiệp đuợc củng cố.

- Tài sản đảm bảo

Thực hiện theo đúng văn bản chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, trừ các khách hàng vay không bảo đảm bằng tài sản theo nghị định 41/2010/NĐ-CP, phần lớn khách hàng còn lại có quan hệ tín dụng phải có tài sản đảm bảo. Tỷ lệ đánh giá tài sản đảm bảo tuân thủ quy định của Pháp luật.

- Trích lập dự phòng

Thực hiện theo quy định của gribank. Đánh giá rủi ro và phân loại nhóm nợ đuợc thực hiện nghiêm túc, giảm dần việc phân loại nợ theo định tính.

Xác định rủi ro luôn đi cùng với hoạt động tín dụng, điều quan trọng là phải có biện pháp để hạn chế rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, vì vậy Agribank Thanh Hoá đã có sự quan tâm đúng mức, nhận thức đuợc tầm quan trọng của công tác phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống. Nhiều văn bản huớng dẫn, quy trình, quy định đã đuợc ban hành kịp thời và áp dụng thống nhất. Agribank Thanh Hoá đã thực hiện tốt quy định phân loại nợ của Agribank, kết quả phân loại nợ khá chính xác nhờ sự hỗ trợ của chuơng trình tin học về công tác quản lý khách hàng.

Với mục tiêu nâng cao tính an toàn trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, trong thời gian qua, gribank Thanh Hoá đã tích cực trích lập DPRR từ nguồn lợi nhuận hàng năm. Tỷ lệ quỹ DPRR/du nợ xấu tăng qua các năm, đến cuối năm 2011 số du quỹ dự phòng rủi ro gấp hơn 2 lần du nợ xấu, điều này cho thấy khả năng bù đắp rủi ro của Agribank Thanh Hoá ngày càng tăng.

- Công tác kiểm tra

Thực hiện kiểm tra thuờng xuyên hơn và nghiêm túc hơn, đảm bảo tính khách quan trong công tác kiểm tra.

Việc nâng cao chất luợng thẩm định khi cho vay cũng đuợc quan tâm thuờng xuyên nhu nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ, thực hiện thẩm định thật bài bản, kết hợp thu thập thông tin tín dụng một cách thuờng xuyên với thông tin thị truờng.

- Ứng dụng công nghệ thông tin

Agribank Thanh Hoá đã rất chú trọng đến việc vào công tác kinh doanh nói chung và quản lý tín dụng nói riêng. Hệ thống thông tin tín dụng nội bộ ngày càng đuợc hoàn thiện đã cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho ban lãnh đạo, phòng chức năng ngân hàng tỉnh và các chi nhánh huyện để phân

tích hoạt động tín dụng, nhờ đó công tác quản lý, điều hành hoạt động tín dụng, quản trị rủi ro, phân loại nợ, trích lập DPRR, xử lý nợ có hiệu quả.

Tóm lại:

Thông qua hoạt động của mình, Agribank Thanh Hóa đã có những đóng góp quan trọng trong việc thu hút các nguồn vốn tích lũy trong nền kinh tế để đầu tu tín dụng thực hiện có hiệu quả các chuơng trình kinh tế trọng điểm của tỉnh nhu: chuơng trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển các khu công nghiệp, các vùng nguyên liệu; phát triển trang trại, làng nghề truyền thống; thực hiện chuơng trình xây dựng nông thôn mới. Quản trị RRTD tốt đã đua vốn tín dụng của Agribank Thanh Hóa giúp cho hàng ngàn doanh nghiệp ổn định và phát triển SXKD; giúp cho gần 300 ngàn hộ phát triển kinh tế gia đình, mở mang ngành nghề, nâng cao đời sống thu nhập; đồng thời Agribank Thanh Hóa cũng là TCTD đi đầu trong việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ NH về khu vực nông thôn; khẳng định vị thế của một NHTM Nhà nuớc có vai trò chủ lực, chủ đạo trên thị truờng tài chính, tiền tệ và là công cụ hữu hiệu của Đảng và Nhà nuớc trong việc điều hành chính sách phát triển kinh tế, thực hiện thành công chính sách Tam Nông của Đảng và Nhà nuớc.

2.3.2. Những hạn chế

Ngoài những thành quả đạt đuợc trong công tác quản lý RRTD, Chi nhánh vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, cụ thể:

- Công tác đánh giá và nhận diện được RRTD trước khi cấp tín dụng còn hạn chế

Việc quản lý RRTD vẫn chua tập trung nhiều ở khâu phân tích truớc khi cấp tín dụng. Chi nhánh vẫn chua có một bộ phận độc lập phân tích các loại RRTD khi cấp tín dụng. Thẩm định có vai trò rất quan trọng trong việc ra quyết định cấp tín dụng, ảnh huởng lớn đến chất luợng tín dụng của ngân hàng. Tuy vậy, một số cán bộ tín dụng và cán bộ lãnh đạo làm chức năng

Một phần của tài liệu (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w