Quy trình cấp tín dụng có vai trò quyết định trong hoạt động tín dụng. Trong quy trình cấp tín dụng cần có thêm Bộ phận tiếp thị khách hàng và Bộ phận Quản lý RRTD tham gia.
3.2.3.1. về quy trình cấp tín dụng
Với cơ cấu tổ chức như trên, quy trình cấp tín dụng tại Agribank Thanh Hóa cần được thực hiện các bước như sau:
hoặc hồ sơ vượt mức phán quyết của Chi nhánh loại III.
B ước 2: Giao Bộ phận Quản lý rủi ro xem xét và đánh giá về tính pháp lý, đầy đủ của hồ sơ và đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay, đồng thời lấy thông tin tín dụng (thông tin CIC) và giao về phòng Tín dụng thực hiện tiến hành thẩm định thực tế.
B ước 3: Phòng Tín dụng thẩm định thực tế và lập Báo cáo thẩm định trình Phó Giám đốc phụ trách tín dụng.
Bước 4: Phó Giám đốc phụ trách tín dụng dựa vào Báo cáo thẩm định của phòng Tín dụng và áo cáo đánh giá mức độ rủi ro của Bộ phận Quản lý Rủi ro để xem xét và phê duyệt.
B ước 5: Phòng Tín dụng thực hiện cấp tín dụng hoặc từ chối cấp tín dụng và quản lý khoản vay theo phê duyệt.
Định kỳ hàng quý, Bộ phận thẩm định thuộc phòng tín dụng phải có những báo cáo đánh giá mức độ rủi ro của các món vay vượt quyền tại chi nhánh. B áo cáo đánh giá mức độ rủi ro phải bao gồm các tiêu chí cơ bản: thị trường, năng lực tài chính của khách hàng, chính sách của Nhà nước, thông tin CIC, năng lực quản trị của khách hàng và mức độ uy tín của khách hàng.
3.2.3.2. Về quy trình thực hiện
Nhận diện rủi ro trước khi cấp tín dụng:
• Phân tích các loại rủi ro:
Lâu nay chúng ta phân tích khi cấp tín dụng thường tập trung vào thực tế hiện tại chứ ít đi sâu phân tích các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, đồng thời chúng ta luôn né tránh mà không nhìn nhận rủi ro là luôn hiển nhiên. Có nhìn nhận và chấp nhận nó thì ta mới phòng ngừa tốt được. Đây là nhiệm vụ khá khó khăn và có vai trò quyết định trong quản trị RRTD. Để đánh giá một cách tương đối, chúng ta nên đánh giá các yếu tố sau:
đóng băng. Nhu cầu thị truờng nhu thế nào.
+ Rủi ro chính sách: Chính sách của Nhà nuớc, quốc tế... + Rủi ro thiên tai
+ Rủi ro từ chủ quan phía khách hàng
+ Rủi ro khách hàng bị chết hoặc doanh nghiệp phá sản.
+ Rủi ro do lừa đảo: Khách hàng lừa đảo hoặc khách hàng và nhân viên ngân hàng cấu kết để lừa đảo.
Nên áp dụng mô hình 6C trong việc phân tích RRTD. • Luợng hóa mức độ rủi ro:
Cần xây dựng mô hình luợng hóa mức độ rủi ro. Hiện nay Agribank đã và đang hoàn thiện Hệ thống xếp hạng nội bộ để xếp loại khách hàng theo từng quý, tuy nhiên Hệ thống này chỉ nhằm đánh giá khách hàng đã có quan hệ tín dụng với Ngân hàng chứ chua thực hiện đánh giá mức độ rủi ro truớc khi cấp tín dụng.
Để luợng hóa mức độ rủi ro, ta nên áp dụng kết hợp mô hình chữ Z và kết hợp phân tích các chỉ số tài chính.
• Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng:
Để có đuợc những đánh giá và nhận diện rủi ro đuợc tốt, cần phải củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng. Chi nhánh cần cập nhật một cách chính xác và thuờng xuyên các thông tin tín dụng.
Nhiệm vụ đánh giá RRTD truớc khi cấp tín dụng phải đuợc thực hiện bởi Bộ phận quản lý RRTD để đảm bảo tính khách quan của việc đánh giá.
Đánh giá mức độ thiệt hại khi xảy ra rủi ro:
Khi nhận diện và đánh giá đuợc mức độ rủi ro, ta cần đua ra đuợc mức độ thiệt hại khi rủi ro có thể xảy ra.
Việc đánh giá mức độ thiệt hại không chỉ thực hiện truớc khi cấp tín dụng mà còn thực hiện trong suốt quá trình cấp tín dụng.
Ta nên xây dựng mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra do việc cấp tín dụng cho các yếu tố sau:
+ Thiệt hại tiền: là đánh giá mức độ thiệt hại về tài chính đối với Chi nhánh. + Thiệt hại về con người: Đây là yếu tố khá nhạy cảm vì nó liên quan đến tính minh bạch và khách quan của bộ phận cấp tín dụng và đây cũng là yếu tố đánh giá khá khó khăn.
+ Thiệt hại uy tín: Mức độ mất lòng tin vào ngân hàng.
Việc đánh giá mức độ thiệt hại nên được thực hiện ít nhất 6 tháng một lần, và đặc biệt thực hiện thường xuyên hơn đối với các món nợ từ nhóm 3 trở lên.
Xây dựng phương án phòng ngừa những rủi ro:
Khi đã nhận diện được rủi ro và đánh giá tương đối được mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra, nếu chấp nhận cấp tín dụng, Bộ phận quản lý rủi ro cần xây dựng và đề xuất phương án phòng ngừa rủi ro. Phương án phòng ngừa cần dựa trên các yếu tố cơ bản sau:
- Chất lượng thẩm định: quá trình thẩm định phải hết sức kỹ và phải thật sự khách quan, đồng thời tùy thuộc vào mức độ rủi ro mà ta xây dựng thêm những điều kiện cho vay để đảm bảo tính an toàn cho việc thu hồi vốn.
- Quản lý chặt chẽ trong khi cho vay: Việc giải ngân phải được thực hiện đúng và hợp lý. Đối với những món vay lớn, cần phải được giám sát của Bộ phận quản lý rủi ro.
- Kiểm tra giám sát sau khi cho vay: Đây là công tác kiểm tra giám sát sau khi cho vay. Hiện nay Bộ phận cấp tín dụng của Chi nhánh vẫn chưa thực sự chú trọng nhiều đến việc kiểm tra sau khi cho vay. Chính vì vậy, Bộ phận quản lý RRTD cần giám sát việc kiểm tra sau khi cho vay của Bộ phận cấp tín dụng và đôi khi trực tiếp tham gia kiểm tra khi cảm thấy khoản vay có vấn đề.
3.2.4. Tăng cường cong tác thẩm định tín dụng
rủi ro cho ngân hàng. Hiệu quả của khâu thẩm định phụ thuộc nhiều vào năng lực của cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định.
Việc thẩm định phuơng án, dự án để quyết định cấp tín dụng là hết sức quan trọng, chính vì vậy công tác thẩm định phải đuợc thực hiện hết sức khách quan và chuyên nghiệp.
Báo cáo thẩm định cấp tín dụng do Phòng Tín dụng thực hiện nhung phải dựa trên thông tin rủi ro do Bộ phận quản lý RRTD cung cấp, đồng thời nhập các thông tin trên hệ thống chấm điển khách hàng nội bộ (RMS) của Agribank để tham khảo.
Nội dung thẩm định ngoài việc phân tích đầy đủ các chỉ số tài chính đồng thời kết hợp phân tích theo mô hình chữ Z, cần áp dụng thêm phân tích phi tài chính theo các nội dung ở mô hình 6C:
- Tính cánh, tu cách nguời vay (Character): Đánh giá tính cách của nguời đi vay để thông qua đó tính toán mức độ rủi ro đối với từng dạng tính cách của từng con nguời.
- Năng lực của nguời vay (Capacity): Năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự hoặc khả năng tài chính của từng khách hàng cũng ảnh huởng tới mức độ RRTD.
- Thu nhập của nguời đi vay (Cashflow): Nguồn thu của khách hàng chính là nguồn trả nợ của khách hàng.
- Bảo đảm tiền vay (Collateral): nguồn trả nợ phụ khi nguồn thu chính không còn.
- Các điều kiện (Conditions): các điều kiện của ngân hàng kèm theo khi cho vay cũng ràng buộc để hạn chế rủi ro.
- Kiểm soát (Control): đánh giá, kiểm soát những thay đổi chính sách, quy chế hoạt động cũng nhu những khả năng biến động từ phía khách hàng.
thẩm định, tuy nhiên chất lượng thẩm định còn hạn chế, chưa có hệ thống các chỉ tiêu phân tích, đánh giá và dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế tác động đến đối tượng cần phân tích. Vì vậy trong thời gian tới Agribank Thanh Hoá cần triển khai một số giải pháp thực hiện quy trình thẩm định. Cụ thể là:
* Hoàn thiện nội dung thẩm định.
Trong việc thẩm định khách hàng vay vốn, ngoài việc thẩm định các điều kiện vay vốn, năng lực điều hành, tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh, uy tín của khách hàng, cán bộ thẩm định cần phải quan tâm đến các yếu tố cần được đề cập trong chu trình thẩm định khách hàng vay vốn. Đó là các chỉ số dự báo trước khi cho vay như giá vàng, tỷ giá, lạm phát và các biến cố có thể dự đoán về kinh tế - chính trị - xã hội.
* Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định.
Chuyên môn hoá cán bộ thẩm định theo từng chuyên ngành, lĩnh vực cụ thể. Đối với một số dự án phức tạp nên thuê chuyên gia để thẩm định, có như vậy chất lượng thẩm định mới thực sự đảm bảo.
Quy định cụ thể mức phán quyết cấp tín dụng đối với từng nhóm khách hàng cho ngân hàng cơ sở, những món vay vượt quyền phán quyết của phòng giao dịch, ngân hàng cơ sở phải do bộ phận thẩm định của ngân hàng cấp trên trực tiếp tái thẩm định để nâng cao chất lượng thẩm định.
* Hoàn thiện việc xây dựng và cung cấp thông tin phục vụ cho công tác thẩm định.
Trong thực tế nhu cầu những thông tin về khách hàng là rất lớn. Thông tin đầy đủ sẽ rút ngắn được thời gian thẩm định, tránh được các yếu tố chủ quan. Bên cạnh những thông tin từ hồ sơ của khách hàng, thông qua khách hàng cung cấp trực tiếp, cần phải tìm hiểu thêm thông tin từ nhiều nguồn khác. Do đặc thù hoạt động trên địa bàn nông thôn nên nguồn thông tin về khách hàng cần được thu thập thêm từ các tổ chức hội quần chúng, chính
quyền địa phương cơ sở. Vì vậy ở mỗi địa bàn (thôn, bản, xã, phường) phải lập hồ sơ khách hàng trên cơ sở điều tra kinh tế địa phương và điều tra khách hàng hàng năm. Hồ sơ phải được bổ sung hàng năm từ việc theo dõi kết qủa sản xuất kinh doanh, quan hệ kinh tế và việc thực hiện hợp đồng tín dụng của khách hàng; hồ sơ khách hàng theo địa bàn được lưu trữ và chuyển giao khi có sự thay đổi CBTD phụ trách địa bàn.
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong cho vay
Công tác kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên hơn và do Bộ phận quản lý RRTD thực hiện.
Đối với những khách hàng có dư nợ trên 10 tỷ, quá trình kiểm tra giám sát trong và sau khi cho vay được thực hiện định kỳ hàng tháng bởi Phòng Tín Dụng nhưng phải có xác nhận kiểm tra của Bộ phận quản lý RRTD.
Hàng quý, Bộ phận quản lý RRTD phải có phân tích RRTD cho tất cả các khách hàng có dư nợ trên 05 tỷ đồng đối với doanh nghiệp và 500 triệu đồng đối với cá nhân.
Đối với khách hàng lớn phải thường xuyên tra cứu thông tin tín dụng, hỏi tin phục vụ hoạt động giám sát cấp tín dụng và cập nhật thông tin cho Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC);
Bộ phận quản lý RRTD có thể thực hiện kiểm tra đột xuất bất kỳ khoản vay nào nếu nhận thấy có dấu hiệu rủi ro.
3.2.6. Hoàn thiện việc xây dựng phương án xử lý nợ xấu, nợ xử lý rủi ro và b ù đắp tổn thất
Lâu nay, việc xây dựng giải pháp khắc phục và bù đắp khi rủi ro xảy ra là chưa có, hoặc nếu có là chỉ riêng lẽ và chỉ có Bộ phận cấp tín dụng làm báo cáo và đề xuất phương án, tuy nhiên việc Bộ phận cấp tín dụng vừa cấp tín dụng lại vừa thực hiện xây dựng giải pháp và thực hiện khắc phục tổn thất của rủi ro xảy ra là không thực sự hiệu quả. Vì khi rủi ro xảy ra sẽ gây hoang
mang tư tưởng đối với cán bộ cấp tín dụng như vậy họ sẽ không sáng suốt để thực hiện xây dựng giải pháp.
Việc xây dựng giải pháp phải do Bộ phận quản lý rủi ro thực hiện và phối hợp với Bộ phận cấp tín dụng thực hiện giải pháp khắc phục rủi ro.
Giải pháp khắc phục và bù đắp tổn thất nên thực hiện:
- Tăng cường kiểm tra giám sát các khoản nợ có vấn đề (từ nhóm 3 trở lên). - Phân tích kỹ năng lực tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thái độ hợp tác của khách hàng để xem xét họ có khả năng hồi phục hay không và cùng khách hàng tìm cách giải quyết, nếu có khả năng và phương án giải quyết ta nên cho khách hàng thời gian và điều kiện để trả nợ.
- Khách hàng mất khả năng: đàm phán với khách hàng thực hiện bán tài sản đảm bảo hoặc tìm kiếm nguồn thu khác từ khách hàng để thu hồi nợ.
- Khách hàng không thiện chí phối hợp: kiểm tra rà soát hồ sơ và đưa hồ sơ ra cơ quan pháp luật để thu hồi.
- Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay. Rủi ro là khó lường trước, chính vì vậy sử dụng công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay để hạn chế tổn thất và bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.
- Thực hiện đánh giá tổn thất để có giải pháp bù đắp tài chính khi rủi ro xảy ra và không thể thu hồi nợ. Đây là thực hiện trích lập dự phòng để xử lý rủi ro từ thu nhập của Chi nhánh, tuy nhiên việc xây dựng giải pháp bù đắp phải dựa vào yếu tố thu nhập của Chi nhánh mình.
- Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng phải được thực hiện một cách nghiêm túc và chính xác, có như vậy mới đánh giá được chính xác kết quả kinh doanh của Chi nhánh.
3.2.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động tín dụng
3.2.7.1. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cho toàn bộ nhân viên, tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian nên chỉ đi vào tập huấn về quy trình cấp tín dụng hoặc ôn lại các nội dung văn bản của Agribank hoặc các ban ngành có liên quan.
Hiện nay kinh tế thị truờng phát triển và hòa nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đồng thời đi cùng với nó là rất nhiều rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Chính vì vậy Chi nhánh cần nâng cao trình độ của nhân viên về chất luợng thẩm định cấp tín dụng và chất luợng đánh giá RRTD.
Để nâng cao trình độ của nhân viên về chất luợng thẩm định cấp tín dụng và chất luợng đánh giá RRTD Chi nhánh cần thực hiện một số giải pháp:
- Tổ chức các lớp học về thẩm định cấp tín dụng. - Tổ chức các lớp tập huấn về RRTD.
- Thuờng xuyên cập nhật các tình huống RRTD xảy ra trên cả nuớc và trên thế giới qua đó xây dựng các bài học rút kinh nghiệm. Ví dụ tình hình khủng hoảng thị truờng bất động sản ở Mỹ ảnh huởng nhu thế nào đối với hoạt động tín dụng ngân hàng, tình hình xảy ra những vụ án tại Việt Nam liên quan đến hoạt động ngân hàng, tình hình đóng băng thị truờng bất động sản ở Việt Nam ảnh huởng tới hoạt động ngân hàng nhu thế nào... để từ đó xây dựng những bài học kinh nghiệm cho nhân viên toàn Chi nhánh.
- Việc tập huấn nâng cao trình độ cho nhân viên không nên chỉ dựa trên lý thuyết mà nên đi nhiều vào những tình huống thực tiễn và phân tích nó để