.9 Cấu trúc microgrid DC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lưới điện microgrid, nguyên tắc vận hành và các chế độ trong môi trường matlab (Trang 30 - 31)

1 .2Các thành phần trong MicroGrid

Hình 1 .9 Cấu trúc microgrid DC

Khi lưới phân phối thất bại, microgrid phải tự điều chỉnh điện áp bus DC, khơng có bộ chuyển đổi AC / DC chính. Hơn nữa, việc kiểm sốt dịng điện từ các nguồn phân tán và các thiết bị lưu trữ năng lượng phải được tính tốn đến năng lượng lưu trữ có sẵn để có được độ tin cậy tốt nhất.

Cấu trúc microgric DC có một số ưu điểm hơn so với cấu trúc microgrid AC: Giảm số lượng số lượng bộ chuyển đổi công suất (DC/DC, bộ chỉnh lưu ), nên cấu trúc sẽ có phần đơn giản hơn. Chất lượng điện áp và khả năng đáp ứng của điện áp trên bus DC với yêu cầu của microgrid rất cao. Do đó, một số tải DC có thể kết nối trực tếp với bus DC.

Hạn chế chính của mơ hình microgid DC này là bộ kết nối trực tiếp hai chiều AC/DC xử lí tồn bộ dịng điện chạy từ lưới phân phối, nên do đó làm giảm đi độ tin cậy. Ngồi ra, mơ hình này cịn u cầu lắp đặt cụ thể đó là khơng được sử dụng hệ thống cáp và

thiết bị AC hiện có. Một nhược điểm nữa của cấu trúc DC là tải AC không thể kết nối trực tiếp với microgrid và điện áp trên bus DC khơng được chuẩn hóa.

1.3.3 Cấu trúc MicroGrid kết hợp AC-DC

Cấu trúc của microgrid kết hợp AC-DC bao gồm một microgrid AC chính và một microgrid DC phụ được liên kết với nhau bằng bộ chuyển đổi AC/DC 2 chiều. Các nguồn phân tán có thể được kết nối trạm phân phối AC hoặc trạm phân phối DC. Tải AC sẽ được sẽ được kết nối với trạm phân phối AC, tải DC sẽ được kết nối với trạm phân phối DC. Lưới con DC có thể hoạt động như một máy phát hoặc tải của microgrid AC, tùy thuộc vào cân bằng công suất tại trạm phân phối DC.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lưới điện microgrid, nguyên tắc vận hành và các chế độ trong môi trường matlab (Trang 30 - 31)