CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀ MỞ HÀ NỘI
2.2 Thực trạng giải quyết việc là mở Hà Nội những năm qua
2.2.4 Một số chỉ số phản ánh chất lƣợng giải quyết việc làm cho ngƣời lao
động ở Hà Nội những năm qua.
- Hiệu quả sử dụng lao động kỹ thuật
Hiệu quả sử dụng lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật tại Hà Nội chưa cao. Điều này được biểu hiện trước hết ở việc sử dụng lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
Theo số liệu thống kê của Chi cục thống kê Hà nội, hiện nay trên toàn thành phố có 56 trường đại học và cao đẳng và 112 viện nghiên cứu. Hàng năm các trường, các viện này đào tạo hàng vạn sinh viên, hàng trăm thạc sĩ,
tiến sĩ. Như vậy về số lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, kể cả những cán bộ đầu đàn trong nhiều lĩnh vực, Hà Nội không thiếu và hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc sử dụng và thu hút lực lượng cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao vào công cuộc kiến thiết Thủ đô trong thời gian qua còn nhiều thiếu sót và hạn chế do chưa có cơ chế và chính sách rõ ràng.
Hà Nội chưa thiết lập được mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan hoạt động thực tiễn, các tổ chức kinh tế xã hội với các cơ quan nghiên cứu (các trường đại học, các viện nghiên cứu) đóng trên địa bàn Thủ đô. Không ít những trường hợp các tổ chức kinh tế xã hội làm công tác chỉ đạo thực tiễn tự mình nghiên cứu các đề tài khoa học. Việc xâm nhập của các cơ quan nghiên cứu khoa học vào thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn, việc xã hội hóa các sản phẩm khoa học còn có nhiều hạn chế. Sự phối hợp giữa các tổ chức nghiên cứu và tổ chức kinh tế xã hội với nhau trong nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phần lớn còn mang tính chất quen biết cá nhân, chưa có sự ràng buộc về mặt pháp lý và thiếu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực ứng dụng các đề tài nghiên cứu. Tình trạng này đã và đang hạn chế việc đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và chứng tỏ hiệu quả sử dụng lực lượng cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn chưa cao. Bên cạnh đó, do tác động của thị trường và chính sách tiền lương chưa đủ khuyến khích mạnh cán bộ khoa học kỹ thuật, một bộ phận lớn các cán bộ này không có điều kiện tập trung vào nghiên cứu lĩnh vực chuyên sâu của mình mà phải luôn luôn tìm cách đối phó với cuộc sống khó khăn hàng ngày. Tất cả tình hình đó đã dẫn đến sự lãng phí một cách nghiêm trọng ―chất xám‖ trong thời kỳ vừa qua.
Tại Việt nam nói chung và Hà Nội nói riêng, hiện chưa có cơ chế gắn chặt trách nhiệm của các tổ chức đào tạo với các tổ chức sử dụng cán bộ được đào tạo. Sinh viên ra trường không kiếm được việc làm hoặc làm việc trái với chuyên môn được đào tạo là hiện tượng phổ biến. Đây là một sự lãng phí nghiêm trọng cả về nhân lực và tài lực của xã hội.
- Hiệu suất sử dụng thời gian lao động.
Trong thời gian qua, nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản, thương mại, dịch vụ đã làm cho số lượng việc làm tăng thêm và thời gian làm việc trong một ngày, một tháng, một năm tăng lên, bình quân một lao động Hà Nội làm việc 227 ngày, với tỷ suất sử dụng thời gian khoảng 72%.
Xét theo loại hình tổ chức sản xuất thì lao động của các hộ sản xuất kinh doanh có số ngày làm việc bình quân năm lớn nhất - 338 ngày (như vậy họ phải làm việc quanh năm), tiếp đến là lao động công ty trách nhiệm hữu hạn với số ngày làm việc là 286 ngày, trong khi đó các doanh nghiệp nhà nước chỉ đạt 275 ngày. Người lao động ở các quận nội thành có hiệu suất sử dụng thời gian lao động cao hơn các huyện ngoại thành, ví dụ: ở quận Hai Bà Trưng là 83,47%, quận Thanh Xuân là 72,61%, trong khi đó ở các huyện ngoại thành chỉ đạt 65-66%.
- Năng suất lao động.
Năng suất lao động cũng là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của công tác giải quyết việc làm. Năm 2006, tổng giá trị sản phẩm nội địa trên địa bàn Hà Nội là 38.088 tỷ đồng (tính theo giá năm 1994). GDP bình quân đầu người của Hà Nội là 28,6 triệu đồng.
Nếu so sánh với thành phố Hồ Chí Minh, các chỉ tiêu về GDP; GDP/người; tốc độ tăng GDP; giá trị sản xuất công nghiệp, nông -lâm thủy sản của Hà Nội đều kém hơn. Điều này phản ánh năng suất lao động ở Hà Nội kém hơn. Bảng sau sẽ cho những số liệu để chúng ta hình dung về năng suất lao động ở Hà Nội hiện nay.
Bảng 2.17: Một số chỉ tiêu chủ yếu cả nƣớc và một số thành phố năm 2006 [10, tr.35] Đơn vị tính Toàn quốc Hà Nội Thành phố HCM Dân số trung bình 1000 người 84108,1 3283,6 6424,5
Tổng sản phẩm nội địa (giá năm
1994) Tỷ đồng 425088 38088 99672
Tốc độ tăng GDP % 8,2 11,5 12,2
GDP/ người (giá hiện hành) Triệu đồng 11,6 28,6 30,5
Giá trị sản xuất công nghiệp trên
địa bàn (giá năm 1994) Tỷ đồng 490819 48472 132217
Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy
sản (giá năm 1994) Tỷ đồng 190121 1052 2666
Những đánh giá khái quát trên đây về vấn đề giải quyết việc làm tại Hà Nội qua mấy năm gần đây cho thấy bên cạnh những tiến bộ về nhiều mặt đã đạt được trong phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, còn không ít khó khăn, trở ngại và thách thức. Đây cũng là cơ sở để khẳng định sự cần thiết phải có một chiến lược phát triển với một hệ thống các cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm ổn định quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và lực lượng lao động cho những năm tới.