Nguồn lực lao động ở Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm ở hà nội (Trang 50 - 53)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀ MỞ HÀ NỘI

2.1 Đặc điểm của Hà Nội ảnh hƣởng tới việc giải quyết việc làm

2.1.3 Nguồn lực lao động ở Hà Nội

2.1.3.1 Thể lực nguồn nhân lực Hà Nội

Tầm vóc và thể lực là những đặc điểm sinh thể quan trọng, phản ánh một phần thực trạng của cơ thể và đặc biệt liên quan chặt chẽ đến khả năng lao động của con người. Người lao động Việt nam nói chung cũng như người Hà Nội nói riêng có chiều cao và trọng lượng cơ thể thuộc loại trung bình thấp của thế giới. Nguồn nhân lực Hà Nội hiện nay còn kém cả về tầm vóc và thể lực, một mặt do thể trạng chung của người châu Á, mặt khác do sức khỏe trẻ em những năm trước đây của và Hà Nội còn rất yếu kém. Đến tận những năm đầu của thập kỷ 90, tại Hà nội vẫn có hơn 50% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, trong đó tỷ lệ bị suy dinh dưỡng nặng chiếm tới 14-16%. Đây là yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng tiêu cực đến tầm vóc và thể lực của nguồn lao động Hà Nội hiện nay.

Trên phạm vi toàn thành phố, những năm gần đây tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đã được cải thiện đáng kể (năm 1998 đã giảm đi gần một nửa so với năm 1994, số trẻ em suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ - cân nặng trẻ sơ sinh dưới 2,5 kg - năm 1998 chỉ còn 6,23 %). Hơn nữa, trẻ em Hà Nội hiện nay được chăm sóc y tế và sức khỏe khá tốt. Việc này có tác dụng tích cực đến thể lực của nguồn lao động trong tương lai vì các em sẽ là những người trực tiếp lao động làm ra của cải sau này.

Mức dinh dưỡng bình quân hiện tại của người dân Hà Nội khoảng 2000 kCalo /ngày. So với mức chuẩn về dinh dưỡng của thế giới thì còn thấp (mức chuẩn là 2.100 kCalo /ngày đối với người lao động bình thường). Đây cũng là một nhân tố làm cho nhiều người lao động không đáp ứng được số lượng và cường độ công việc trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Thủ đô.

2.1.2.2 Trình độ văn hoá của lực lƣợng lao động Hà Nội

Hà Nội là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - khoa học kỹ thuật, là đầu mối giao lưu kinh tế của cả nước, là nơi hội tụ các tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo đầu đàn. Hiện nay ở Hà Nội có 56 trường đại học và cao đẳng, 42 trường trung học chuyên nghiệp, 20 trường dạy công nhân kỹ thuật, 112 viện nghiên cứu chuyên ngành, ngoài ra còn có các tổ chức quốc tế, các công ty nước ngoài hoạt động trong các ngành công nghiệp tiên tiến, mũi nhọn... đây chính là yếu tố vật chất ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến chất lượng nguồn lao động, đến việc phân bổ, sử dụng lao động trên địa bàn Hà nội, tạo điều kiện cho Hà Nội có cơ hội hoà nhập vào quá trình phát triển năng động của các nước trong khu vực và trở thành động lực phát triển của cả nước.

Bảng 2.7: Trƣờng, giáo viên, học sinh các trƣờng dạy nghề, trung học chuyên nghiệp và cao đẳng, đại học tại Hà Nội tính đến 31/12/2006

[10, tr.185-186]

2000 2003 2004 2005 2006

1. Công nhân kỹ thuật

Số trường 21 21 23 21 20 Giáo viên - 2095 - - - Học sinh 13600 16400 15313 15785 13687

2. Trung học chuyên nghiệp

Số trường 28 38 42 42 42 Giáo viên 1343 1984 2793 1935 2142 Học sinh 24842 31856 51127 52908 53206 3. Cao đẳng, đại học Số trường 43 49 49 54 56 Giáo viên 11694 13124 14828 13556 13820 Sinh viên 364180 373421 466281 497072 506015

Tỷ lệ biết chữ của dân số Hà Nội là 99,6%. Số người chưa biết chữ trong độ tuổi lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn và vùng ngoại thành và ở những người cao tuổi.

Hà Nội là địa phương đạt tiêu chuẩn phổ cập cấp tiểu học đầu tiên trong cả nước, đã phổ cập trung học cơ sở (THCS) ở khu vực nội thành, hiện

nay đang phấn đấu hoàn thành phổ cập THCS toàn Thành phố và tiến tới phổ cập phổ thông trung học (PTTH) ở khu vực nội thành.

Trình độ văn hoá của người lao động Hà Nội tương đối cao, có 85,96% số người tốt nghiệp từ trung học cơ sở trở lên, riêng tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm 45,3% (trong đó tỷ lệ này ở quận Thanh Xuân đạt 61,61%). Số người có trình độ văn hoá thấp (tức là từ tiểu học trở xuống) của Hà Nội ít hơn nhiều so với số người có trình độ từ bậc THCS trở lên trong đó tỷ lệ người đã tốt nghiệp PTTH là 50,8%, riêng ở nội thành là 64,2%. Lớp học cao nhất đã qua bình quân cho 1 lao động của Hà Nội là 9,9 năm, riêng nội thành là 10, 6 năm, ngoại thành là 9, 1 năm. Tóm lại, trình độ văn hoá của lao động Hà Nội cao nhất so với vùng đồng bằng sông Hồng và so với cả nước.

2.1.3.3 Trình độ chuyên môn của lực lƣợng lao động Hà Nội

Lượng lao động của Hà Nội tuy lớn, nhưng lại thiếu lao động trong các ngành mũi nhọn như công nghệ phần mềm, tự động hoá..., tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề vẫn chỉ ở mức 17,6%, hơn nữa lao động có trình độ, chuyên môn kỹ thuật chủ yếu tập trung ở thành thị còn ở khu vực nông thôn còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Tuy nhiên công tác xã hội hoá đào tạo nghề đã và đang được đẩy mạnh. Đến nay, tổng số cơ sở dạy nghề trên địa bàn Hà Nội là 222 cơ sở, tuyển mới đào tạo nghề cho 77.500 người, trong đó, dài hạn là 33.000 người. Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được mở rộng, năm vừa qua đã đào tạo nghề cho 1515 người với các nghề nấu ăn, hàn, điện dân dụng, may, tin học...

Xét về chất lượng, đội ngũ lao động của Thủ đô vẫn còn yếu về trình độ, kỹ năng so với yêu cầu ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá Thủ đô và hoà nhập quốc tế. Chất lượng đầu ra ở các bậc giáo dục phổ thông, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học còn thấp. Thêm vào đó, sự phân bố, sử dụng nguồn nhân lực có kỹ thuật còn không hợp lý (một bộ phân không nhỏ người lao động phải làm công viêc không liên quan tới nghề nghiệp được đào tạo) càng làm giảm hiệu quả làm việc của đội ngũ lao động kỹ thuật.

Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và cấp bậc đào tạo cũng là một vấn đề lớn cần phải quan tâm giải quyết. Hiện nay, Hà Nội thiếu nhiều công nhân kỹ thuật, đặc biệt là CNKT bậc cao trong khi số người tốt nghiệp đại học thừa tương đối nên chưa phát huy được hiệu quả. Tỷ lệ tương lao động có trình độ cao đẳng, đại học / Trung học chuyên nghiệp / Công nhân kỹ thuật của Hà Nội là khoảng 100: 145: 391. Trong khi đó ở trên thế giới, tỷ lệ hợp lý là: 100: 400: 1400.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm ở hà nội (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)