Cơ sở thực hiện về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 35 - 37)

Ở nƣớc ta, nguồn lao động hàng năm tăng ở mức cao, so với cùng kỳ năm trƣớc, lực lƣợng lao động năm 2014 tăng 273 nghìn ngƣời. Số lao động chƣa có việc làm ở thành thị quý II năm 2014 là 155,7 nghìn ngƣời, theo (điều tra lao động quý II năm 2014). Tỷ lệ thất nghiệp quá cao sẽ là tỷ lệ vƣợt quá giới hạn cho phép để đảm bảo an toàn xã hội. khu vực nông thôn là nơi tập trung 80% dân số và lao động, nhƣng do chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, kinh tế hàng hóa còn ở trình độ thấp, do đó nạn thiếu việc làm là rất phổ biến và nghiêm trọng. Trong điều kiện bình quân đất canh tác trên một lao động rất thấp ( 0,3 ha/1lao động), nếu làm thuần nông sẽ dƣ thừa ½ số lao động. Đó cũng chính là những vấn đề còn tồn tại trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Việt Nam. Có thể khái quát những vấn đề nhƣ sau:

Một là, nhu cầu việc làm ngày càng lớn với khả năng giải quyết còn rất hạn hẹp, chƣa gắn kết đƣợc giữa lao động với tiềm năng sẵn có. Vấn đề đặt ra là Nhà nƣớc phải tạo ra điều kiện và môi trƣờng đồng bộ ( luật pháp, cơ chế, chính sách ) để tác động, khai thác đƣợc các nguồn lực (lao động, đất đai, tài nguyên, vốn…) để phát triển thị trƣờng lao động, giải quyết việc làm, làm cho cung cầu về lao động ăn khớp, phù hợp với nhau ở mức cao nhất.

Hai là, vấn đề việc làm vừa là vấn đề kinh tế - xã hội cơ bản, lâu dài có tính chất chiến lƣợc, vừa là vấn đề cấp bách trƣớc mắt mang tính xã hội sâu sắc đòi hỏi cùng một lúc phải tập trung giải quyết việc làm cho một số đối tƣợng nhƣ: con em các gia đình chính sách xã hội, bộ đội xuất ngũ, thanh niên đến tuổi lao động, đối tƣợng tệ nạn xã hội sau cải tạo, ngƣời xuất cảnh trái phép hồi hƣơng…,nếu không

giải quyết việc làm cho số đối tƣợng này sẽ dễ phát sinh những “điểm nóng” về mặt xã hội, dẫn đến nguy cơ mất an toàn xã hội.

Ba là, nền kinh tế nƣớc ta vẫn đang trong quá trình chuyển đổi, để có cơ cấu kinh tế tiến bộ đòi hỏi phải tổ chức lại lao động trên phƣơng diện toàn xã hội, vì vậy tất yếu dẫn đến xu thế đẩy lao động tách khỏi việc làm, dẫn đến dƣ thừa một bộ phận lớn lao động xã hội.

Bốn là, vấn đề lao động nông thôn còn trở nên nan giải với hiện thực thất nghiệp và bán thất nghiệp tƣơng đối lớn ở thành thị, nơi mà các doanh nghiệp tƣ nhân mới đƣợc khuyến khích gần đây, còn các doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm tỉ trọng đa số về vốn nhƣng chiếm một tỉ trọng nhỏ về công ăn việc làm, nhiều trong số đó nợ nần và thua lỗ ngập đầu và đang trải qua quá trình tái cơ cấu, sát nhập giải thể và tinh giảm biên chế. Mặt khác sau khi gia nhập WTO do tác động từ WTO lên thu nhập lao động nông thôn sẽ xảy ra theo hai hƣớng sau:

- Thứ nhất là tiền lƣơng thực tế của lao động nông thôn sẽ tăng tƣơng đối so với tiền lƣơng trong khu công nghiệp (thành thị). Lý do là cho đến nay, mức độ bảo hộ với hàng công nghiệp vẫn lớn hơn hàng nông sản, và do đó khi gia nhập WTO, sự cắt giảm thuế và các loại bảo hộ phi thuế quan khác trong nghành công nghiệp ở mức độ lớn hơn trong ngành nông nghiệp sẽ làm giảm giá cả tƣơng đối của các sản phẩm công nghiệp so với các sản phẩm nông nghiệp, dẫn đến thu nhập thực tế của công nhân thành thị sẽ giảm tƣơng đối so với lao động nông thôn.

- Thứ hai là gia nhập WTO còn có ý nghĩa là các hạn chế về dịch chuyển trong thị trƣờng lao động sẽ bị gỡ bỏ dƣới áp lực của WTO và tự thân của sự thay đổi trong chính sách về thị trƣờng lao động của chính phủ, trƣớc yêu cầu của thực tế đòi hỏi phải tự do hóa thị trƣờng lao động nhằm khắc phục tình trạng cách biệt nông thôn – thành thị.

Năm là, lực lƣợng lao động nông thôn đông đảo, phân bố không đồng đều; tập trung chủ yếu vào hai đồng văn lớn và một số tỉnh dẫn tới tình trạng đất chật ngƣời đông, đất đai bình quân đầu ngƣời rất thấp, với nền sản xuất chƣa phát triển, khả năng tạo việc làm mới hạn chế đã làm cho tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm

cho lao động nông thôn càng cao. Mặt khác việc phân bố lực lƣợng lao động phần lớn vào nghành trồng trọt, trong nghành trồng trọt lại chủ yếu tập trung vào cây lƣơng thực, làm cho tính thời vụ của lao động nông thôn rất cao, thời kỳ mùa vụ ngƣời lao động rất vất vả, nhƣng đến thời kỳ nông nhàn ngƣời lao động lại không có việc làm, rơi vào tình trạng thất nghiệp, đời sống thấp, không ổn định. Cộng với sự chênh lệch về mức sống giữa các làng quê với các đô thị, khu công nghiệp lớn dẫn tới tình trạng từng dòng ngƣời tƣ nông thôn lần lƣợt đổ ra các thành phố, khu công nghiệp quá tải, các “xóm liều”, “phố liều” gia tăng, tệ nạn xã hội tăng, trộm cắp, cƣớp dật tăng…

Vì vậy mặc dù đã qua nhiều năm xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật cao cho CNXH, đổi mới cơ chế kinh tế theo nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN nhƣng nƣớc ta về cơ bản vẫn là một quốc gia mang đậm màu sắc nông nghiệp. Vậy trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ, hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế thị trƣờng…với trình độ của lực lƣợng lao động nông thôn hiện nay đang là những động lực lớn cho việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, cũng nhƣ nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động nông thôn Việt Nam trên thị trƣờng khu vực và thế giới, hạn chế khả năng tìm kiếm việc làm cho ngƣời lao động. Ngoài ra, với phong tục tập quán của ngƣời nông dân (tính tƣ hữu cao, ý thức, tác phong công nghiệp hóa thấp…) cũng là yếu tố kìm hãm sự hợp tác, bứt phá của những ngƣời nông thôn, kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn và nền kinh tế cả nƣớc, trong xu thế phát triển nền kinh tế đất nƣớc, chúng ta cần sớm có biện pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)