Cơ cấu FDI theo khu vực kinh tế tại Hải Dƣơng giai đoạn 2010 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) FDI vào Hải Dương Thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 53)

giai đoạn 2010 - 2015

(Đơn vị: triệu USD)

TT Tiêu chí 2010 2011 2013 2015 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 1 Công nghiệp 290,5 28,7 769,7 33,4 1.206 38,9 2.615 43,6 2 Thƣơng mại và dịch vụ 112,1 16,9 421,6 18,3 638,6 20,6 1.253,5 20,9 3 Xây dựng 292,6 44,1 887 38,5 982,7 31,7 1.823,4 30,4 4 Nông nghiệp 38,5 5,8 117,4 5,1 158,1 5,1 215,9 3,6 5 Khác 29,9 4,5 108,3 4,7 114,6 3,7 90,2 1,5 Tổng 663,6 100 2.304 100 3.100 100 5.998 100

Hình 2.3: Cơ cấu FDI theo khu vực kinh tế tại Hải Dƣơng năm 2015

(Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Hải Dương)

Đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng.

Đối với lĩnh vực cơng nghiệp: vốn đầu tƣ đăng ký có xu hƣớng gia tăng cả về giá trị và tỷ lệ. Năm 2010 vốn đầu tƣ đăng ký thuộc lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt 290,5 triệu USD, tƣơng đƣơng với tỷ lệ 28,7% tổng vốn đầu tƣ đăng ký; đến năm 2011 giá trị vốn đầu tƣ đăng ký thuộc lĩnh vực này tăng lên 769,7 triệu USD, tƣơng đƣơng với 33,4%; năm 2013 và năm 2015 tỷ trọng vốn đầu tƣ đăng ký trong lĩnh vực công nghiệp lần lƣợt chiếm 38,9% và 43,6% trong tổng vốn đầu tƣ đăng ký của tỉnh.

Đối với lĩnh vực xây dựng vốn đầu tƣ đăng ký chiếm tỷ lệ cao nhƣng đang có xu hƣớng giảm dần theo các năm về tỷ trọng. Theo đó năm 2010 vốn đầu tƣ đăng ký trong lĩnh vực xây dựng của Hải Dƣơng đạt 292,6 triệu USD, tƣơng đƣơng với 44,1% tổng vốn đầu tƣ đăng ký, năm 2011; 2013 và năm 2015 tỷ lệ này giảm xuống

Đối với lĩnh vực thƣơng mại và dịch vụ: số vốn FDI đăng ký giai đoạn 2010 - 2015 đang có xu hƣớng gia tăng, năm 2010 vốn FDI đăng ký thuộc lĩnh vực thƣơng mại và dịch vụ của tỉnh đạt 112,1 triệu USD, chiếm 16,9% tổng vốn đăng ký; năm 2011 tăng lên 421,6 triệu USD (tăng 276,1% so với năm 2010), tƣơng đƣơng với 18,3%; năm 2013 và năm 2015 tỷ lệ tăng trƣởng của giá trị vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đăng ký trong lĩnh vực thƣơng mại và dịch vụ của Hải Dƣơng vẫn duy trì ở mức cao, với 51,5% và 96,4%. Kết quả này một phần do tác động của Hiệp định thƣơng mại Việt-Mỹ, tiếp đó đƣợc tăng lên do gia nhập WTO. Thực hiện Hiệp BTA và cam kết WTO đồng nghĩa với việc giảm dần những rào cản đối với nhà đầu tƣ trong một số loại dịch vụ, ví dụ tài chính, bảo hiểm, bất động sản, dịch vụ pháp lý...

Đối với lĩnh vực nông nghiệp vốn FDI đầu tƣ đăng ký chiếm tỷ trọng thấp và đang có xu hƣớng giảm dần, từ 38,5 triệu USD tƣơng đƣơng với 5,8% xuống còn 3,6% trong năm 2015. Là một tỉnh đồng bằng, diện tích đất nơng nghiệp chiếm hơn 63% diện tích đất tự nhiên, dân số 1,7 triệu ngƣời, trong đó 70% làm nơng nghiệp, có trình độ thâm canh khá cao so mặt bằng chung cả nƣớc thì đó là con số khá khiêm tốn, mà chủ yếu có trƣớc năm 2010, trong đó một số doanh nghiệp chế biến nơng sản chỉ hoạt động cầm chừng hoặc đã chuyển ngành nghề sản xuất, kinh doanh, chỉ còn bốn doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi hoạt động ổn định. Nguyên nhân một số dự án FDI hoạt động không hiệu quả là do thị trƣờng tiêu thụ bấp bênh; mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nông dân thiếu chặt chẽ. Việc khó thu hút đƣợc các dự án FDI đầu tƣ vào nông nghiệp là do lợi nhuận thấp và hệ số rủi ro cao; lịng tin giữa nơng dân và doanh nghiệp, nhất là đối với những doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu nông sản thiếu bền vững. Khi không tiêu thụ đƣợc doanh nghiệp tìm mọi cách từ chối mua sản phẩm, ngƣời nơng dân thì phải bán sản phẩm ra thị trƣờng khi giá thu mua của doanh nghiệp thấp. Liên kết "bốn nhà" còn lỏng lẻo và chƣa hƣớng tới mục tiêu cùng chung tay phát triển lâu dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) FDI vào Hải Dương Thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)