Thời gian tồn lưu của hóa chất BVTV trong đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn huệ, thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh​ (Trang 28 - 43)

Hóa chất BVTV Thời

gian tồn lưu Thuốc diệt côn trùng Chlorinalted(Vd: DDT,

chlordane, dieldrin) 2-5 năm

Thuốc diệt cỏ Triazin (Vd: Amiben, simazine) 1-2 năm Thuốc diệt cỏ Benzoic (Amiben, dicamba) 2-12 tháng Thuốc diệt cỏ Urea (Vd: Monuron, diuron) 2-10 tháng Thuốc diệt cỏ phenoxy (2,4-D;2,4,5-T) 1-5 tháng Thuốc diệt côn trùng Organophosphate (Vd: Mala-

thion, diazion) 1-12 tháng

Thuốc diệt côn trùng Carbamate 1-8 tuần Thuốc diệt cỏ Carbamate (Vd: barban, CIPC) 2-8 tuần

Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến mơi trường nước

Theo chu trình tuần hồn, hóa chất BVTV tồn tại trong môi trường đất sẽ rị rỉ ra sơng ngồi theo các mạch nước ngầm hay do q trình rửa trơi, xói mịn khiến hóa chất BVTV phát tán ra các thành phần môi trường nước. Mặt khác, khi sử dụng thuốc BVTV, nước có thể bị nhiễm thuốc trừ sâu nặng nề do người sử dụng đổ hóa chất dư thừa, chai lọ chứa hóa chất, nước súc rửa xuống thủy vực, điều này có ý nghĩa đặc biệt nghiêm trọng khi các nông trường vườn tược lớn nằm kề sông bị xịt thuốc xuống ao hồ. Hóa chất BVTV vào trong nước bằng nhiều cách: cuốn trơi từ những cánh đồng có phun thuốc xuống ao, hồ, sơng, hoặc do đổ hóa chất BVTV thừa sau khi đã sử dụng, phun thuốc trực tiếp xuống những ruộng lúa nước để trừ cỏ, trừ sâu, trừ bệnh. Ơ nhiễm nguồn nước do hóa chất BVTV cũng có nhiều hình thức khác nhau, từ rửa trơi thuốc từ các cánh đồng có chứa hóa chất BVTV, người sử dụng đổ hóa chất BVTV thừa, rửa dụng cụ ở các kênh mương hoặc do nuớc mưa chảy tràn từ các kho hóa chất BVTV tồn lưu.

Thuốc trừ sâu trong đất, dưới tác dụng của mưa và rửa trơi sẽ tích lũy và lắng đọng trong lớp bùn đáy ở sông, ao, hồ,…sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Thuốc trừ sâu có thể phát hiện trong các giếng, ao, hồ, sông, suối cách nơi sử dụng thuốc trừ sâu vài km. Mặc dù độ hồ tan của hố chất BVTV tương đối thấp, song chúng cũng bị rửa trôi vào nước tưới tiêu, gây ô nhiễm nước bề mặt, nước ngầm và nước vùng cửa sông ven biển nơi nước tưới tiêu đổ vào.

- Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến con người và động vật

Ngoài tác dụng diệt dịch bệnh, các loại cỏ và sâu bệnh phá hoại mùa màng, dư lượng hóa chất BVTV cũng đã gây nên các vụ ngộ độc cấp tính và mãn tính cho người tiếp xúc và sử dụng chúng, và cũng là nguyên nhân sâu xa dấn đến những căn bệnh hiểm nghèo. Các độc tố trong hóa chất BVTV xâm nhập vào rau quả, cây lương thực, thức ăn gia súc và động vật sống trong nước

rồi xâm nhập vào các loại thực phẩm, thức uống như: thịt cá, sữa, trứng,... Một số loại hóa chất BVTV và hợp chất của chúng qua xét nghiệm cho thấy có thể gây quái thai và bệnh ung thư cho con người và gia súc. Con đường lây nhiễm độc chủ yếu là qua ăn, uống (tiêu hóa) 97,3%, qua da và hơ hấp chỉ chiếm 1,9% và 1,8%. Thuốc gây độc chủ yếu là Wolfatox (77,3%), sau đó là 666 (14,7%) và DDT (8%).

Hình 2.2. Tác hại của hóa chất BVTV đối với con người

PHẦN III

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Mức độ ô nhiễm đất tại trung tâm và quang khu đất kho chứa hóa chất BVTV

- Phạm vi nghiên cứu: Kho hóa chất BVTV tồn lưu của kho hợp tác xã nông nghiệp Nguyễn Huệ tại thôn 8, xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

- Năm 1975 kho hóa chất BVTV của kho hợp tác xã nơng nghiệp Nguyễn Huệ được xây dựng. Kho được xây dựng nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của hợp tác xã lúc bấy giờ. Năm 1986 kho hợp tác xã đóng cửa và khơng được sử dụng cho tới hiện tại. Hiện nhà kho đã bị phá hủy hết, khi tới gần khu diện tích đất của kho, mùi hóa chất BVTV rất nồng khi thời tiết nắng mưa thất thường.

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu:

- Địa điểm: Tại xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh - Thời gian tiến hành: từ 11/02/2019 đến 13/4/2019

3.2.1. Vị trí kho hóa chất

Kho hóa chất BVTV của kho hợp tác xã nông nghiệp Nguyễn Huệ nằm tại cánh đồng của thôn 8, xã Nguyễn Huệ, có tọa độ địa lý là: X:0599975, Y:2334023, diện tích đã sử dụng làm kho chứa khoảng 14 m2.

Vị trí tiếp giáp kho:

Phạm vi khu vực thực hiện dự án nằm trên cánh đồng của thôn 8, xã Nguyễn Huệ, cách đến hộ dân gần nhất khoảng 120m, xung quanh các phía của khu đất là các ruộng lúa của người dân.

Khu đất đã được chính quyền địa phương lập hàng rào quây xung quanh để cách lý khu vực đất ơ nhiệm, tuy nhiên vẫn có 01 hộ dân trơng rau và đậu đũa lên trên nhưng sản lượng rất ít, chất lượng kém khơng đáng kể và cũng đang có dấu hiệu để hoang.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

- Đánh giá giá mức độ ơ nhiễm đất do tồn dư hóa chất BVTV - Đánh giá phạm vi ơ nhiễm đất do tồn dư hóa chất BVTV - Đề xuất biện pháp xử lý

3.4.Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu

- Thu thập, nghiên cứu tất cả các tài liệu liên quan đến đề tài, các quy định, các tiêu chuẩn mơi trường cho các mục đích khác nhau.

- Hệ thống các tài liệu, số liệu rời rạc sẵn có về đặc điểm khu vực nghiên cứuPhân tích, đánh giá các số liệu sẵn có: Với những số liệu về ơ nhiễm mơi trường do hóa chất BVTV, việc phân tích, đánh giá kèm theo sánh với tiêu chuẩn mơi trường tương ứng. Từ đó khoanh vùng, đánh giá phạm vi ơ nhiễm, mức độ ô nhiễm tại các điểm đã phát hiện

3.4.2. Phương pháp quan trắc, khảo sát thực địa

- Phương pháp quan trắc:

Đây là phương pháp quan trọng nhất nhằm định vị rõ vị trí và mức độ ơ nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật theo từng loại. Trong phương pháp này một mạng lưới quan trắc sẽ được xây dựng để thực hiện thu thập các mẫu đất tại khu vực nghi vấn và đánh giá mức độ phân tán của hóa chất BVTV. Q trình thực hiện quan trắc sự hỗ trợ của cơ sở dữ liệu bản đồ và thiết bị định vị vệ tinh là rất cần thiết

- Phương pháp khảo sát thực địa:

Phương pháp khảo sát thực địa là rất cần thiết giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng qt và sơ bộ về đối tượng nghiên cứu đồng thời kiểm tra lại tính chính xác của những tài liệu, số liệu đã thu thập từ đó xử lý tốt hơn trong bước tổng hợp và phân tích. Từ khảo sát thực tế đó đưa ra nhận xét chung cho tình trạng ơ nhiễm của tồn vùng và những ảnh hưởng của môi trường khác nhau.

3.4.3. Phương pháp lấy mẫu đất

Mẫu đất được lấy và phân tích theo QCVN 54:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng xử lý hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy tồn lưu theo mục đích sử dụng đất.

Bảng 3.1 Vị trí các điểm lấy mẫu đất ( ngày 15/02/2019) STT Vị trí Ký hiệu mẫu Ghi chú 11 MD -01 NH-01-50

Tại trung tâm nền kho hóa chất 22 NH -01-100 33 NH -01-200 44 NH -01-300 55 NH -01-400 66 MD -02 NH -02-50 Cách trung tâm nền kho 2m về phía Đơng

77 NH -02-100 88 NH -02-200 99 NH -02-300 110 MD -03 NH -03-50 Cách trung tâm nền kho 2m về phía Tây

111 NH -03-100 112 NH -03-200 113 NH -03-300 114 MD -04 NH -04-50 Cách trung tâm nền kho 2m về phía Nam

115 NH -04-100

116 NH -04-200

STT Vị trí Ký hiệu mẫu Ghi chú 118 MD -05 NH -05-50 Cách trung tâm nền kho 2m về phía Bắc 119 NH -05-100 220 NH -05-200 221 NH -05-300 * Các thông số giám sát - Nhóm Clo: DDT, Lindane (666) - Nhóm Photpho: Wofatox

3.4.3 Phương pháp lấy mẫu nước

Mẫu nước được lấy và phân tích theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất

Bảng3.2 Vị trí các điểm lấy mẫu nước ( ngày 17/02/2019) T

T

Ký hiệu Tên mẫu

1 NM01 Nước mặt Nguyễn Huệ mẫu số 1 (nước ao) 2 NM02 Nước mặt Nguyễn Huệ mẫu số 2 (nước ao) 3 NM03 Nước mặt Nguyễn Huệ mẫu số 3 (nước ao) 4 NM04 Nước mặt Nguyễn Huệ mẫu số 4 (nước ao)

- Nhóm Clo: DDT, Lindane (666)

- Nhóm Photpho: Parathion – methyl (Wofatox)

3.4.4 Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm

A. Đối với chỉ tiêu DDT

- Áp dụng theo TCVN 6124:1996 để xác định dư lượng DDT trong đất - Áp dụng theo TCVN 7876:2008 – Nước: Xác định hàm lượng thuốc trừ sâu clo hữu cơ

B. Đối với chỉ tiêu Lindan

- Áp dụng theo TCVN 6132:1996 để xác định hàm lượng Lindan trong đất - Áp dụng theo TCVN 7876:2008 – Nước: Xác định hàm lượng thuốc trừ sâu clo hữu cơ Lindan

- Áp dụng theo TCVN 7876:2008 – Nước: Xác định hàm lượng thuốc trừ sâu clo hữu cơ

3.4.4 Phương pháp tổng hợp, so sánh:

Tổng hợp các số liệu thu thập được, phân tích được so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam, trên cơ sở phương pháp luận sẵn có để đưa ra các đánh giá về hiện trạng chất lượng môi trường đất khu vực nghiên cứu và đưa ra kết luận cuối cùng.

Phần IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã của xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý:

Thị xã Đông Triều nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh, tọa độ địa lý từ 21029’04” đến 21044’55” vĩ độ Bắc; từ 106033’ đến 106044’57” kinh độ Đơng. Phía bắc giáp huyện Sơn Động và huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang, phía nam giáp huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng và huyện Kinh Mơn (tỉnh Hải Dương), phía đơng giáp thành phố ng Bí, phía tây giáp thị xã Chí Linh (tỉnh Hải Dương).

Thị xã Đông Triều nằm trên Quốc lộ 18A (Hà Nội - Quảng Ninh), là cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh).

- Địa chất:

Địa chất thị xã Đông Triều bao gồm 4 thành hệ địa chất, với các các loại đá chính là các đá cát bột kết chứa than, các đá phun trào, các thành tạo carbonat

và các thành tạo Đệ Tứ có tuổi từ Ordovic đến đệ Tứ: - Trầm tích Đệ Tứ: gồm 4 hệ tầng - Hệ tầng Thái Bình; Hệ tầng Hải Hưng; Hệ tầng Vĩnh Phúc; Hệ tầng Hà Nội; Hệ Tầng Hịn Gai. Trầm tích Trias: gồm 3 hệ tầng: Hịn Gai và Bình Liêu và Nà Khuất; Đá vôi tuổi Cacbon - Pecmi: hệ tầng Bắc Sơn; Trầm tích Ocdovic – Silua.

- Địa mạo:

Thị xã Đơng Triều có địa hình thấp dần từ bắc xuống nam, gồm 4 dạng: núi, đồi, đồng bằng và thung lũng:

* Địa hình núi: Phân bố chủ yếu ở các xã An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương và một phần của phường Mạo Khê, Hồng Thái Đông, Hồng Thái Tây, Hồng Quế.

* Địa hình đồi: Chủ yếu là các đồi thấp xen kẽ nhau, thích hợp phát triển

cây ăn quả, cây công nghiệp, sản xuất nơng nghiệp, chăn ni, cơng nghiệp,… Địa hình đồi dọc thung lũng kiến tạo: Dải đồi kéo dài liên tục kéo dài từ xã An Sinh (Đông Triều) sang Nam Mẫu - ng Thượng (ng Bí).

Địa hình đồi rìa đồng bằng: được hình thành theo phương thức kết hợp giữa bóc mịn và mài mịn, phân bố ở phía nam dải núi Đá Trắng - núi Bình Hương, có phương kéo dài á vĩ tuyến, cấu tạo bởi các đá trầm tích chứa than hệ tầng Hịn Gai.

* Địa hình thung lũng: Được hình thành chủ yếu do q trình xâm thực -

tích tụ vật chất tạo nên dải trũng kéo dài từ An Sinh sang xã Tràng Lương.

* Địa hình đồng bằng: tập trung ở phía nam, Tây nam của thị xã, giáp

sơng Kinh Thầy, Đá Bạc, kéo dài từ xã Bình Dương đến xã Hồng Thái Đông. - Đặc điểm khí hậu:

Khí hậu mang nét đặc trưng của miền Bắc, nóng và ẩm vào mùa hè (tháng V - đầu tháng X), khô và lạnh vào mùa đông (từ tháng XI - tháng IV).

Khí hậu thị xã Đơng Triều có những đặc trưng sau (Theo trung tâm dự báo khí tượng, thuỷ văn Quảng Ninh).

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 23,80C, dao động từ 16,60C - 29,40C.

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình chỉ đạt 1.444 mm/năm, giảm dần về

phía tây, có thể phân thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa nhiều từ tháng V - X, chiếm 80 - 90% tổng lượng mưa năm. Mùa ít mưa kéo dài từ tháng XI - IV năm sau, chỉ chiếm 10 - 15% lượng mưa cả năm.

Độ ẩm khơng khí: trung bình năm đạt 82% và có sự phân hóa theo mùa,

mùa mưa độ ẩm khơng khí cao hơn mùa ít mưa. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng III đạt 91%

Bão: Mỗi năm thị xã ảnh hưởng trực tiếp của 3-5 cơn bão với sức gió từ

cấp 8 đến cấp 10, thường gây nên mưa lớn 100 - 200 mm, có nơi lên đến 500 mm.

Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm là 1.289 mm, chỉ số khơ

hạn trung bình năm là 0,9. Như vậy, đây là khu vực tương đối khô.

4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

- Ngành nông – lâm – ngư nghiệp.

Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng: 11.345,7 ha, đạt 99,2% kế hoạch

so với cùng kỳ (11.384,1ha) đạt 99,7%; diện tích lúa: 8.985,9ha đạt 98,6% kế hoạch, đạt 98,8% so với cùng kỳ, trong đó, diện tích lúa chất lượng cao là 8.324,7 ha đạt 101% kế hoạch, đạt 92,64% so với diện tích lúa; diện tích cây màu: 2.359,8 ha đạt 102% kế hoạch, đạt 103% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực ước đạt 51.904,7 tấn, đạt 99% kế hoạch, đạt 98,5% so với cùng kỳ;

Trong đó: Sản lượng lúa đạt 51.319,7 tấn, bằng 97% so với cùng kỳ; sản lượng ngô: 585 tấn.

Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc 80.496 con, đạt 84% kế hoạch năm và bằng

84,1% so với cùng kỳ (giảm 16.407 con, trong đó đàn lợn giảm 11.194 con); đàn gia cầm 663.170 con, đạt 89,3% kế hoạch và giảm so với cùng kỳ (giảm 78.000 con); Đã chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, thống kê đàn gia súc, gia cầm, tiêu độc khử trùng... Kết quả tiêm phòng đợt 1 năm 2017 cơ bản đạt kế hoạch và tăng so với cùng kỳ, đang tích cực chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cơng tác tiêm phịng đợt 2 năm 2017; tình hình dịch bệnh ổn định, thu hút đầu tư dự án giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại xã Hồng Thái Tây tổng diện tích đất 15.281,7 m2 với tổng mức đầu tư gần 15 tỷ đồng.

Lâm nghiệp: Toàn thị xã đã trồng được toàn thị xã đã trồng được 253,9ha rừng đạt 101% kế hoạch; tỷ lệ che phủ rừng đạt 53,7%. Công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý khai thác, kinh doanh lâm sản được tăng cường kiểm tra; xảy ra 01 vụ cháy rừng tại xã Thủy An với diện tích 3,5ha và xảy ra 13 vụ cháy nhỏ, cháy lướt không ảnh hưởng đến cây rừng.

Thủy sản: Diện tích ni trồng thủy sản trên địa bàn thị xã là 1.500ha.

Diện tích chun dùng ni cá là 990ha, trong đó ni thâm canh và bán thâm canh là 962,18ha. Tổng sản lượng đạt 7.296 tấn, đạt 99,9% kế hoạch năm và bằng 103,3% so với cùng kỳ. Trong đó: tổng sản lượng nuôi đạt 6.400 tấn, đạt 100% kế hoạch năm và bằng 103,2% so với cùng kỳ; tổng sản lượng khai thác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn huệ, thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh​ (Trang 28 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)