Cưỡng chế thuế là hành vi thi hành pháp luật về thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu lực công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại cục thuế hà tĩnh (Trang 32 - 34)

- Cưỡng chế nợ thuế có là việc cơ quan thuế áp dụng các biện pháp nghiệp vụ được quy định trong văn bản Luật và các văn bản liên quan đối với những người nợ thuế không tự nguyện chấp hành quyết định của cơ quan thuế

duy trì sự công bằng giữa những người nộp thuế

- Cưỡng chế thuế là hành vi xuất hiện sau hành vi nợ thuế

Cưỡng chế nợ thuế chỉ được thực hiện khi phát sinh các khoản nợ thuế mà cơ quan thuế đã triển khai các biện pháp đôn đốc thu nợ mà vẫn chưa thu hồi được số tiền nợ thuế từ những người nợ thuế và các khoản nợ của NNT đã quá thời hạn nộp trên 90 ngày thuộc nhóm nợ thông thường. Khi đó, công tác cưỡng chế thuế sẽ phát huy được vai trò thu hồi tiền nợ thuế về cho NSNN.

- Thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế đòi hỏi có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các cơ quan thi hành pháp luật khác

Luật Quản lý thuế ra đời phần nào đã xã hội hóa được công tác Quản lý thuế. Thông qua việc quy định trách nhiệm và chế tài xử lý đối với các tổ chức cá nhân không thực hiện trách nhiệm của mình và phối hợp Quản lý thuế cùng cơ quan thuế đã giúp cho công tác quản lý thuế nói chung và công tác Cưỡng chế nợ thuế nói riêng có nhiều thuận lợi hơn trước. Việc thực hiện công tác cưỡng chế thuế đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan, ban, ngành chức năng như: kho bạc, công an, viện kiểm sát… Việc cưỡng chế thuế có liên quan đến lợi ích của người nộp thuế, do vậy, đòi hỏi những thủ tục pháp lý chặt chẽ liên quan đến chức trách của nhiều cơ quan khác nhau. Bởi vậy, việc phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các cơ quan nhà nước khác là tất yếu, qua đó, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của cưỡng chế nợ thuế.

1.3.3. Vai trò của công tác cưỡng chế nợ thuế

Cưỡng chế nợ thuế có vai trò tích cực trong việc đảm bảo việc quản lý thuế nói chung và quản lý nợ nói riêng đạt hiệu quả, vai trò của công tác cưỡng chế nợ thuế được thể hiện như sau:

Thứ nhất, cưỡng chế nợ thuế là biện pháp nhằm đảm bảo người nộp

thuế thực hiện nghiêm luật thuế, đồng thời đảm bảo thu đủ, thu đúng, thu kịp thời tiền thuế vào NSNN.

Thứ hai, Nếu sử dụng tốt, khách quan và đúng quy định thì công tác

cưỡng chế nợ thuế giúp đảm bảo duy trì công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế. Bên cạnh những người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế, thực hiện kê khai nộp thuế đúng thời hạn thì không ít người nộp thuế có hiện tượng chây ỳ, dây dưa, cố tình trốn hoặc tránh nghĩa vụ nộp thuế, nộp tiền phạt vào NSNN. Tuy cơ quan thuế đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý nợ nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các biện pháp còn chưa thực sự phù hợp, chế tài chưa đủ mạnh nên chưa thu hồi đủ số tiền thuế còn nợ vào NSNN, gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế, giữa các thành phần kinh tế. Chính vì vậy, việc thu nợ bằng các biện pháp cưỡng nợ chế đóng vai trò quan trọng trong quá trình chống thất thu thuế của NSNN, đảm bảo sự công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế, góp phần thực hiện thu đủ, thu đúng, thu kịp thời số tiền thuế nộp vào NSNN.

Thứ ba, cưỡng chế nợ thuế góp phần nâng cao ý thức về nghĩa vụ

thuế của người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế, góp phần giảm thiểu số nợ đọng và thực hiện công bằng về nghĩa vụ thuế giữa những người nộp thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu lực công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại cục thuế hà tĩnh (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)