Bảng 3 .2 Chức năng của các phòng thuộc cục thuế tỉnh Hà Tĩnh
Bảng 3.4 Tình hình thu nợ đọng thuế tại cục Thuế Hà Tĩnh, 2011-2014
Đơn vị: tỷ đồng
Năm Tổng số thu nợ vào cuối các quý trong năm
Số thu nợ đến 31/12 Tỷ lệ (%) (1) (2) (3) (4) = (2)/(3) 2011 84,86 156 54,4 2012 119,3 185 64,5 2013 135,8 292 46,5 2014 239,1 768 31,1 (Nguồn: Cục Thuế Hà Tĩnh)
Có thể nói công tác QLN&CCN thuế tại Cục thuế Hà Tĩnh là công tác chung của toàn thể các phòng chức năng, chính vì vậy mà trong những năm qua khi số thu liên tục tăng thì tỷ lệ nợ đọng thuế có xu hướng giảm và luôn duy trì ở mức thấp.
3.2.2. Công tác Cưỡng chế nợ thuế
Những năm qua việc thực hiện cưỡng chế tại địa bàn Hà Tĩnh cũng như các địa bàn trên cả nước đều rất khó khăn và chưa ngang tầm so với yêu cầu quản lý, điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
Sau thời điểm Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành, mặc dù đã có nhiều văn bản pháp luật quy định về các biện pháp cưỡng chế nợ thuế rất chặt chẽ nhưng thực tế việc triển khai lại rất khó thực hiện. Trong nhóm 7 biện pháp cưỡng chế nợ thuế được quy định trong Luật quản lý thuế thì có đến 5 biện pháp khi thực hiện Cục thuế Hà Tĩnh còn gặp khó khăn và hầu như là không thực hiện được hoặc nếu có thực hiện được thì số thu nợ là rất ít.
Việc phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo đúng trình tự quy gây ra khó khăn rất lớn cho việc thực hiện công tác Cưỡng chế nợ thuế, bởi vì thường thì các đơn vị đã lâm vào tình trạng khó khăn kéo theo việc các tài khoản của họ thường là số dư không có hoặc số dư rất ít. Theo quy định, DN chỉ phải khai báo với cơ quan thuế một hoặc vài tài khoản tiền gửi khi đăng ký thuế để được cấp mã số thuế. Việc đăng ký tài khoản đó tuy mang tính bắt buộc nhưng còn mang nặng tính hình thức vì không có chế tài xử lý nên các DN đã không chấp hành tốt. Do đó, khi muốn tiến hành xác minh thông tin về toàn bộ tài khoản tiền gửi của DN, cơ quan thuế buộc phải gửi văn bản xác minh thông tin ở tất cả các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn, nhằm tránh “bỏ sót” tài khoản tiền gửi của DN. Hàng tháng, việc gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin phát sinh khá nhiều, không chỉ làm mất thời gian và
mất công sức của các ngân hàng, mà còn làm gián đoạn việc xử lý cưỡng chế do phải chờ ngân hàng cung cấp thông tin.
- Về quy định yêu cầu người nợ thuế cung cấp số dư tài khoản, số hiệu và nơi mở tài khoản để ban hành quyết định cưỡng chế cũng chỉ mang tính hình thức bởi trên thực tế. Hầu hết số dư trên tài khoản do DN cung cấp cho cơ quan thuế chỉ mang tính đối phó, để có số liệu chính xác, cơ quan thuế phải đối chiếu với thông tin từ phía ngân hàng. Trường hợp các ngân hàng, tổ chức tín dụng vì lý do nào đấy mà không hợp tác, cung cấp thông tin chậm hoặc không chính xác, hiện cũng chưa có chế tài cụ thể để xử lý, ngoại trừ những quy định trách nhiệm chung chung tại Luật Quản lý thuế.
- Cũng liên quan đến tài khoản của DN nhưng lại phát sinh một vướng mắc khác, ấy là khi ghi nhận biên bản cung cấp thông tin thì tài khoản của DN có đủ số dư để ban hành quyết định cưỡng chế, đến khi ngân hàng nhận được quyết định cưỡng chế của cơ quan thuế thì số dư trên tài khoản tiền gửi của DN còn lại rất ít, nên không thể thực hiện được quyết định cưỡng chế. Đây cũng là một trong những tình huống làm vô hiệu quyết định cưỡng chế thuế.
- Đặc biệt các doanh nghiệp là khách hàng thường xuyên và quan trọng nhất là đối tượng khách hàng chính các Ngân hàng thương mại phục vụ nên công tác phối hợp giữa cơ quan thuế và các Ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn đôi khi không được thông suốt và đảm bảo tiến độ.
- Bên cạnh đó do trên địa bàn Hà Tĩnh chưa thực hiện đẩy mạnh công tác phối kết hợp cũng như xử lý bằng các biện pháp mạnh đối với các tổ chức tín dụng không thực hiện phối hợp cưỡng chế từ tài khoản tiền gửi dẫn tới một số tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện không nghiêm túc, có ý thức đối phó đối với trách nhiệm của mình trong thực hiện cưỡng chế nợ thuế.
- Biện pháp khấu trừ một phần tiền lương và thu nhập thì gần như không có giá trị bởi vì các doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn thường là các Cty TNHH, Cty CP của các tư nhân, họ tự hạch toán, tự chi tiêu mà việc trả lương chỉ là hình thức.
- Thông thường, các doanh nghiệp khi kinh doanh thường cầm cố, thế chấp tài sản của mình cho các Ngân hàng để được vay vốn, nên không thực hiện được biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định
của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt. Ngoài ra thủ tục cưỡng chế kê
biên tài sản của đơn vị là chi nhánh trực thuộc, hạch toán phụ thuộc của Cty ngoại tỉnh: hiện nay, các chi nhánh vẫn được phép tự khai thuế GTGT, có quyền in hoá đơn GTGT để sử dụng nhưng tài sản của chi nhánh lại do Cty chính quản lý. Vì vậy, trong trường hợp chi nhánh nợ thuế thì việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản là điều không thể, bởi Cty không phải là người nợ thuế, còn nếu cưỡng chế chi nhánh thì không có tài sản để kê biên. Do đó, quy định xử lý cho các trường hợp này nhất thiết phải được hướng dẫn cụ thể, để cơ quan địa phương thực hiện thống nhất, đảm bảo tính khả thi.
- Đối với biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ cũng không có giá trị bởi vì lượng tài sản của các doanh nghiệp nợ thuế là rất ít, tuy có các khoản phải thu tại bên thứ 3 tuy nhiên đó thường là các chủ đầu tư nhà nước, mà thực trạng chung của Việt Nam hiện nay là việc giải ngân ngân sách của các công trình XD gặp rất nhiều khó khăn, không đảm bảo đúng tiến độ thi công của nhà thầu, đây cũng chính là một nguyên nhân gây ra tình trạng doanh nghiệp nợ đọng thuế kéo dài. Việc quy định cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ cũng chưa rõ ràng, cách thức tiến hành xác minh để có căn cứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản của đối tượng bị
cưỡng chế hiện chưa được hướng dẫn cụ thể để thực hiện thống nhất trong toàn ngành.
- Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu; các doanh nghiệp tại Hà Tĩnh làm công tác xuất nhập khẩu là rất ít và họ thường là những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính tốt và ít khi nợ thuế.
- Công tác cưỡng chế nợ thuế khi thực hiện phải đi kèm với việc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuy nhiên do một số nguyên nhân mà việc thông báo này khó khăn, bởi vì: Các cơ quan Phát thanh- truyền hình, Báo chí trên địa bàn chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh, việc các cơ quan này được đăng các thông tin về vi phạm pháp luật thuế hay không còn phụ thuộc rất lớn vào ý chí của UBND tỉnh. Tuy nhiên các tỉnh thường xác định các doanh nghiệp là các cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực phát triển kinh tế, việc khó khăn là khó tránh khỏi nên khi quyết định các vấn đề cần công khai còn khá chần chừ vì sợ gây ảnh hưởng đến việc phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Khoản 2 Điều 93 Luật Quản lý thuế quy định các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định tại khoản 1 Điều này chấm dứt hiệu lực, kể từ khi tiền thuế, tiền phạt đã được nộp đủ vào ngân sách nhà nước, và chỉ được áp dụng cưỡng chế đối với các khoản nợ trên 90 ngày. Vì vậy khi các cán bộ quản lý thực hiện thu thập thông tin theo trình tự để áp dụng các biện pháp cưỡng chế thì các doanh nghiệp thực hiện nộp hết các khoản nợ trên 90 ngày thì cơ quan thuế không thực hiện các biện pháp cưỡng chế nữa, gây ra tình trạng lãng phí nguồn lực trong các khâu điều tra, thu thập thông tin và tâm lý của người thực hiện. Điều này phản ánh thực trạng chung của số nợ tại Cục thuế Hà Tĩnh là khoản nợ luân chuyển qua các kỳ chiếm tỷ
trọng rất lớn, các khoản nợ dài ngày ít và thường là những trường hợp bất khả kháng và đã rơi vào tình trạng phá sản.
- Tuy từ Điều 11 đến Điều 16 Luật Quản lý thuế quy định trách nhiệm của các cơ quan, các tổ chức trên địa bàn khá cụ thể tuy nhiên rất khó khăn cho cơ quan thuế trong việc xử lý việc các đơn vị trên thực hiện quy định của Luật không kịp thời và đôi khi còn thiếu thiện chí hợp tác.
Trong các biện pháp cưỡng chế nợ thuế được quy định thì hiện nay chỉ có biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong tỏa tài khoản là biện pháp có thể thực hiện được tương đối và đem lại hiệu quả tốt nhất.
Đối với biện pháp trích tiền gửi ngân hàng Cục thuế Hà Tĩnh đã tiến
hành các bước như sau:
Bước 1. Xác định người nợ thuế phải cưỡng chế
- Lập danh sách người nợ thuế bị cưỡng chế theo mẫu số 20/QTR- CCT:
+ Hàng tháng, chậm nhất sau ba (03) làm việc, sau ngày khoá sổ thuế, công chức lập danh sách người nợ thuế bị cưỡng chế phải áp dụng bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi.
+ Trình thủ trưởng cơ quan thuế duyệt danh sách đã lập. - Thông báo sẽ áp dụng cưỡng chế theo mẫu số 09-TB/CCNT:
+ Căn cứ vào danh sách được duyệt, công chức in Thông báo sẽ áp dụng cưỡng chế nhằm nhắc nhở người nợ thuế thực hiện nộp số tiền nợ thuế vào ngân sách nhà nước trước khi cơ quan thuế áp dụng các hình thức cưỡng chế.
+ Gửi thông báo đến người nợ thuế ngay ngày làm việc tiếp theo, kể từ ngày ký.
Bước 2. Thu thập, xác minh và kiểm tra thông tin
- Nội dung thu thập thông tin: nơi mở tài khoản tiền gửi của người nợ thuế, gồm: tên và địa chỉ ngân hàng, kho bạc và tổ chức tín dụng, số hiệu tài khoản, số dư tiền gửi, nội dung giao dịch qua tài khoản tiền gửi.
- Nơi thu thập, xác minh thông tin:
+ Đối với cơ quan thuế: tra cứu dữ liệu tại hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế, nộp thuế; thông tin qua mạng, đài báo...
+ Đối với người nợ thuế:
Cơ quan thuế yêu cầu người nợ thuế cung cấp thông tin theo 1 trong 2 hình thức sau:
Gửi văn bản yêu cầu người nợ thuế cung cấp thông tin qua đường bưu chính hoặc giao trực tiếp. Việc giao trực tiếp văn bản phải được bên giao và bên nhận xác nhận theo mẫu số 21-BB/CCNT (ban hành kèm theo quy trình này).
Gửi giấy mời người nợ thuế đến làm việc tại trụ sở cơ quan thuế để cung cấp thông tin; sau khi làm việc, công chức phải lập biên bản ghi nhận thông tin do người nợ thuế cung cấp theo mẫu số 11-BB/CCNT (ban hành kèm theo qui trình này).
Sau thời hạn yêu cầu cung cấp thông tin 5 ngày làm việc, kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin hoặc gửi giấy mời, nếu người nợ thuế không cung cấp thông tin hoặc cung cấp không đầy đủ, chính xác, thực hiện kiểm tra tại trụ sở của người nợ thuế. Thủ tục và trình tự kiểm tra được thực
Khi xác minh thông tin, nếu có đủ căn cứ kết luận không áp dụng được biện pháp cưỡng chế này, thì chuyển sang thực hiện các biện pháp tiếp theo.
+ Đối với bên thứ 3 (ngân hàng, kho bạc và các tổ chức tín dụng nơi người nộp thuế mở tài khoản tiền gửi) chọn một trong hai hình thức sau:
Cơ quan thuế cử công chức thuế đến làm việc tại trụ sở bên thứ 3; kết thúc làm việc, công chức phải lập biên bản ghi nhận thông tin theo mẫu số 11- BB/CCNT (ban hành kèm theo qui trình này).
Gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin qua đường bưu điện theo mẫu số 10-TB/CCNT (ban hành kèm theo quy trình này).
- Thời hạn thu thập, xác minh thông tin trong thời gian không quá 10 ngày, kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin, gửi giấy mời.
Trường hợp phải kiểm tra tại trụ sở của người nợ thuế thì thời hạn theo quy định tại Mục I - phần H - Kiểm tra, thanh tra thuế tại Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định 85/2007/NĐ- CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế.
Bước 3. Tổ chức thực hiện cưỡng chế
- Lập tờ trình đề xuất biện pháp cưỡng chế, kèm theo hồ sơ gồm: + Thông báo sẽ áp dụng cưỡng chế.
+ Biên bản làm việc hoặc văn bản cung cấp thông tin, hoặc biên bản kiểm tra đối với người nợ thuế.
+ Văn bản cung cấp hoặc biên bản ghi nhận thông tin của ngân hàng thương mại, kho bạc, tổ chức tín dụng khác.
+ Thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp.
+ Quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế (nếu có). + Quyết định về việc cưỡng chế nợ thuế trước đó (nếu có).
+ Báo cáo tình hình thực hiện quyết định cưỡng chế thuế (nếu có). + Dự thảo Quyết định cưỡng chế theo mẫu số 01-QĐ/CCNT (ban hành kèm theo Quy trình này) trình thủ trưởng cơ quan thuế duyệt.
Thời hạn lập tờ trình trong thời gian không quá hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thu thập, xác minh và kiểm tra thông tin đã qui định tại điểm 3 bước 2 (nêu trên).
- Thủ trưởng cơ quan thuế ký quyết định cưỡng chế nợ thuế. Thời hạn ban hành quyết định: trong thời gian không quá 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề xuất biện pháp cưỡng chế.
- Ban hành quyết định cưỡng chế: thực hiện theo hướng dẫn về thủ tục giao, nhận quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định tại Mục VI Phần A Thông tư 157/2007/TT-BTC ngày 24/12/2007 của Bộ Tài chính.
Bước 4. Theo dõi quá trình thực hiện CCNT - Báo cáo kết quả CCNT:
+ Chậm nhất, ngay trong ngày làm việc tiếp theo ngày thực hiện CCNT, công chức thực hiện CCNT báo cáo kết quả thực hiện cho thủ trưởng cơ quan thuế.
+ Hàng tháng, vào ngày làm việc cuối cùng của tháng, công chức được phân công tổng hợp tình hình thực hiện cưỡng chế nợ thuế theo mẫu số 23- BC/CCNT.
+ Chậm nhất sang ngày làm việc tiếp theo, chuyển cho bộ phận tổng hợp chung toàn cơ quan thuế (Chi cục Thuế hoặc Cục Thuế).
+ Gửi báo cáo cho cơ quan thuế cấp trên: các Chi cục Thuế gửi báo cáo về các Cục Thuế tỉnh, thành phố trước ngày 10 hàng tháng; các Cục Thuế gửi báo cáo về Tổng cục Thuế trước ngày 20 hàng tháng.
- Lưu hồ sơ:
+ Hồ sơ cưỡng chế nợ thuế được lập riêng cho từng người nợ thuế và theo từng quyết định cưỡng chế nợ thuế.