Những hạn chế và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây (Trang 83 - 88)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Đánh giá chung về thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại trƣờng Cao đẳng Cộng

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân:

3.3.2.1 Hạn chế:

Bên cạnh những kết quả tích cực đạt đƣợc nhƣ trên, thì việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây vẫn còn một số bất cập, hạn chế nhƣ sau:

Thứ nhất: về tạo lập, sử dụng nguồn tài chính.

* Tạo lập nguồn tài chính:

Mặc dù nhà trƣờng đã nỗ lực, chủ động tạo ra nhiều nguồn thu khác nhau nhƣng nguồn tài chính của trƣờng vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn NSNN cấp, điều này chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của nhà trƣờng là không cao. Đồng thời vẫn chƣa chủ động huy động các nguồn tài chính mà nhà trƣờng có khả năng nhƣ:

- Công tác tuyển sinh không có chuyển biến tích cực, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, liên doanh, liên kết còn trong trạng thái cầm chừng, chƣa thật sự mang lại kết quả nhƣ mong đợi

- Nhà trƣờng là đơn vị đào tạo nhƣng lại không huy động đƣợc kinh phí nghiên cứu khoa học từ NSNN, điều này là chƣa phù hợp với nhiệm vụ đƣợc giao của nhà trƣờng.

- Nhà trƣờng có nhiều mối quan hệ với các tổ chức nƣớc ngoài, đặc biệt là các tổ chức về phát triển mô hình đào tạo cao đẳng cộng đồng của Canada, Australia, Isarel… nhƣng cũng không huy động đƣợc các nguồn vốn viện trợ, tài trợ…

- Nghị định 43/2006/NĐ-CP cho phép đơn vị sự nghiệp vay vốn của các tổ chức tín dụng, huy động vốn của cán bộ, viên chức trong Trƣờng, nhƣng hiện nay Trƣờng chƣa nghiên cứu và khai thác nguồn thu này.

- Đối với nguồn thu từ dịch vụ, Trƣờng chƣa chú ý đến việc mở rộng quy mô đào tạo liên thông lên đại học, hiện nay trƣờng mới chỉ liên kết với một số trƣờng đại học nhƣ: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên để đào tạo liên thông trình độ Cao đẳng lên Đại học

* Sử dụng nguồn tài chính:

Việc sử dụng nguồn tài chính đã đƣợc nhà trƣờng quy định chi tiết tại quy chế chi tiêu nội bộ, các khoản chi đƣợc quy định rõ ràng, chi tiết nhằm đảm bảo công bằng, minh bạch và hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn tồn tại một số bất cập nhƣ một số khoản chi về quản lý hành chính còn chƣa đƣợc tiết kiệm triệt để, chi cho nghiệp vụ đào tạo còn khiêm tốn, chƣa thực sự chú trọng đầu tƣ trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập, các khoản chi cho nghiên cứu khoa học rất thấp, thu nhập của viên chức hành chính có phần thiệt thòi hơn so với viên chức là giảng viên.

Thứ hai: quản lý và sử dụng tài sản.

Nhà trƣờng đã có những văn bản quy định việc quản lý và sử dụng tài sản. Tuy nhiên, việc thực hiện các văn bản này còn nhiều bất cập.

Sự chồng chéo trong việc quản lý hành chính giữa các phòng, ban chức năng dẫn đến việc quản lý tài sản còn lỏng lẻo, rƣờm rà, chậm trễ... đặc biệt là giữa

phòng Kế toán Tài chính và phòng Quản trị vật tƣ. Hiện tại, dữ liệu về tài sản của nhà trƣờng còn chƣa chi tiết, các tài sản đƣợc quản lý trên sổ sách một cách chung chung, không cụ thể về quy cách, chủng loại...

Việc sử dụng tài sản của nhà trƣờng còn chƣa đƣợc hiệu quả, đối với các thiết bị, máy móc của các phòng thí nghiệm sử dụng chƣa hết công suất, chức năng.

Thứ ba: sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm.

* Chi trả thu nhập tăng thêm:

Phần trả thu nhập tăng thêm còn có sự chênh lệch khoảng cách thu nhập, theo công thức tính thu nhập tăng thêm của nhà trƣờng thì mặc nhiên ƣu tiên cho đối tƣợng có thâm niên công tác lâu dài (hệ số lƣơng cao), đối tƣợng là cán bộ quản lý (có hệ số chức vụ); mặc dù cách chi trả thu nhập tăng thêm của trƣờng có gắn liền với kết quả thi đua, nhƣng mang tính hình thức, nên hiệu quả của thu nhập tăng thêm trong việc khuyến khích, động viên ngƣời lao động hoàn thành nhiệm vụ là không cao.

* Sử dụng các quỹ:

Việc sử dụng các quỹ của nhà trƣờng chƣa đem lại hiệu quả khi để số dƣ quá nhiều, đặc biệt là quỹ phát triển sự nghiệp. Việc trích lập và sử dụng quỹ khen thƣởng là quỹ để khen thƣởng định kỳ cho cá nhân và tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, quỹ này còn dùng để tạo động lực, khuyến khích cán bộ viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, phấn đấu đạt thành tích tốt trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu của trƣờng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

3.3.2.2 Nguyên nhân:

* Nguyên nhân khách quan:

- Các văn bản pháp quy Nhà nƣớc chƣa thật sự đồng bộ, gây nên những rào cản cho việc thực hiện nhiệm vụ.

+ Quy định tại thông tƣ số 55/2012/TT-BGDDT quy định về đào tạo liên thông cao đẳng, đại học đã tác động không nhỏ tới tâm lý ngƣời học, đồng thời việc Bộ giáo dục và Đào tạo cho phép các trƣờng đại học đào tạo đa hệ từ trung cấp, cao

đẳng đến đại học cũng là một khó khăn lớn trong việc tiếp cận nguồn tuyển sinh của các trƣờng cao đẳng.

+ Một trong những khó khăn lớn nhất trong việc tự chủ sử dụng nguồn tài chính của nhà trƣờng là vẫn phải chịu sự kiểm soát chi của các cơ quan chức năng, đặc biệt là Kho bạc Nhà nƣớc. Kho bạc kiểm soát các khoản chi từ nguồn kinh phí NSNN cấp qua tài khoản ngân sách và quản lý nguồn thu từ học phí thông qua tài khoản tiền gửi, điều này hạn chế rất nhiều quyền tự chủ tài chính của nhà trƣờng, khi mà hệ thống định mức kỹ thuật, lao động, tài chính… của nhà nƣớc không còn đáp ứng đƣợc nhu cầu xã hội. Cụ thể là việc chi trả lƣơng cho ngƣời lao động phải dập khuôn theo quy định của nhà nƣớc, do đó nó không tạo động lực thu hút nguồn lao động chất lƣợng cao, mà còn làm chảy máu chất xám.

- Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây đóng trên địa bàn ngoại thành Hà Nội, thƣa dân cƣ nên rất khó cho việc quảng bá hình ảnh của trƣờng, bên cạnh đó hệ thống giao thông chƣa thuận tiện cho học sinh, sinh viên đi lại nên ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả tuyển sinh đầu vào của nhà trƣờng.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Nhà trƣờng chƣa chủ động đổi mới kịp thời, lên phƣơng án tuyển sinh trong bối cảnh mới, chƣơng trình đạo tạo chƣa theo kịp với tiến độ phát triển khoa học kỹ thuật, bải giảng của giảng viên vẫn còn sử dụng những kỹ thuật đã cũ, lạc hậu, đặc biệt là trong các ngành về khối kỹ thuật nông nghiệp nhƣ: chăn nuôi, trồng trọt, thú y…

- Bên cạnh đó là do tâm lý ngại khó, ngại đổi mới, nhận thức của cán bộ, viên chức về cơ chế tự chủ tài chính còn đơn giản, chƣa nghiêm túc, bộ phận chức năng chuyên về quản lý tài sản còn mỏng, trình độ không cao, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu quản lý.

- Năng lực đội ngũ kế toán, tài chính còn hạn chế, công tác kế hoạch, tài chính chƣa đƣợc chuẩn hóa, hệ thống văn bản quản lý chƣa hoàn thiện.

Mặc dù các cán bộ kế toán của trƣờng đều có trình độ đào tạo đại học và sau đại học (3/5 ngƣời có trình độ thạc sỹ) nhƣng đều không đƣợc đào tạo đúng chuyên môn.

- Nhà trƣờng chƣa xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao của cán bộ công nhân viên chức.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ TÂY

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)