Bối cảnh mới và ảnh hƣởng của nó đến tự chủ tài chính của các trƣờng Đại học,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây (Trang 88 - 89)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Bối cảnh mới và ảnh hƣởng của nó đến tự chủ tài chính của các trƣờng Đại học,

học, Cao đẳng công lập.

Nền kinh tế phát triển đã làm thay đổi hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam,

nhu cầu học tập của xã hội ngày càng nâng cao. Sự đòi hỏi về nhu cầu học tập ở bậc đại học, cao đẳng vì thế mà không ngừng tăng lên. Thu nhập các gia đình tăng gấp nhiều lần so với thời kỳ bao cấp trƣớc đây, mặt khác số con trong một gia đình giảm cho nên việc chăm lo đến việc học tập đặc biệt là bậc đại học, cao đẳng ngày một nhiều hơn. Hơn nữa, khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu của các doanh nghiệp và các tổ chức về nguồn nhân lực có trình độ cao ngày càng gia tăng. Đứng trƣớc những đòi hỏi nhƣ vậy, hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng cũng có những chuyển biến đáng kể khi số lƣợng các trƣờng đại học, cao đẳng có sự gia tăng nhanh chóng đồng thời các nguồn lực xã hội tham gia vào đào tạo đại học, cao đẳng cũng đã thay đổi.

Hiện nay, đối với công tác quản lý giáo dục đại học, cao đẳng đang có sự thiếu nhất quán trong toàn hệ thống, giữa các trƣờng công lập và ngoài công lập, với cơ chế hiện tại tạo ra sự cạnh tranh thiếu bình đẳng giữa các trƣờng, hệ quả là các trƣờng công lập và ngoài công lập đều không hài lòng vì cho rằng mình bị phân biệt đối xử. Nhìn dƣới góc độ tổng thể thì cơ chế quản lý hiện thời đã không còn phù hợp với một hệ thống giáo dục đại học phát triển nhanh, đa dạng và phức tạp nhƣ lúc này.

Hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng cần có một cơ chế quản lý mới, bình đẳng hơn, rõ ràng hơn. Vai trò quản lý của nhà nƣớc cần đƣợc tách bạch hơn từ vai trò quản lý cả vĩ mô lẫn vi mô sang quản lý vĩ mô, mang tính định hƣớng, điều phối. Các trƣờng đại học, cao đẳng cộng lập cần phải đƣợc chuyển đổi nhanh chóng sang cơ chế tự chủ hoàn toàn. Điều này cũng đã đƣợc thể hiện qua các hệ thống văn bản mới đây của nhà nƣớc. Khi không còn sự bao cấp của nhà nƣớc nữa, các trƣờng phải chủ động tìm kiếm các nguồn ngân sách tốt nhất, nguồn nhân lực tốt nhất, xây dựng cơ sở vật chất thích đáng để cạnh tranh thu hút sự đầu tƣ từ các nguồn khác nhau. Đồng thời cạnh tranh để

thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao, tạo dựng thƣơng hiệu. Sự tự chủ của các trƣờng đại học, cao đẳng phải gắn liền với tự chủ về ba mặt: học thuật, tài chính và tổ chức quản lý. Một trƣờng không thể chỉ có tự chủ về tài chính, điều này phản ánh tính nhất quán và tính toàn thể trong cách thức quản lý.

Hội nhập quốc tế của Việt Nam, trong đó có hội nhập về giáo dục và đào tạo đã bƣớc vào giai đoạn mới, sâu và toàn diện hơn. Sự xuất hiện của các cơ sở giáo dục đại học nƣớc ngoài ở Việt Nam đang mang đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các cơ sở giáo dục đại học trong và ngoài nƣớc. Để tồn tại và phát triển trong cạnh tranh, các trƣờng Đại học, cao đẳng của Việt Nam cần phải nâng cao căn bản chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu khoa học, đổi mới mạnh mẽ trong mọi hoạt động phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học, trong đó có hoạt động tài chính, mà cốt lõi là đổi mới và thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ tài chính.

Tóm lại việc tự chủ của đại học, cao đẳng không những chỉ mang lại sự phát triển mạnh mẽ hơn cho hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng, cho bản thân các trƣờng mà còn thúc đẩy tính trách nhiệm của các trƣờng với sự phát triển xã hội và đất nƣớc, phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)