3.2.1 Hộp điều khiển
Vỏ bảo vệ linh kiện điện tử được làm từ nhôm, sau đó uốn lại, mặt trên và mặt bên khoan 4 lỗ Ø4 để lắp 2 nửa trên và nửa dưới khối hộp.
Hình 3.16 Hộp điều khiển đã chế tạo. Có các nút điều khiển
Hình 3.17 Vị trí nút điều khiển đã chế tạo.
công tác có 3 vị trí
Vị trí 1 là điều khiển động cơ M1 (động cơ laser), vị trí thứ 2 ở chế độ về không, vị trí thứ 3 điều khiển động cơ M2 (động cơ bàn máy).
công tắc có 3 vị trí
- Động cơ laser : Vị trí „+‟ điều khiển trục quay cùng chiều kim đồng
hồ, đèn xanh sáng bình thường. Vị trí „0‟ động cơ dừng quay. Vị trí „-‟ điều khiển trục quay ngược chiều kim đồng hồ, đèn vàng sáng bình
thường.
công tắc 2 vị trí
Vị trí S „Slow‟ tốc độ động cơ quay chậm, trường hợp này chỉ áp dụng
khi đang quét vật thể, đèn vàng sáng hơn bình thường. Vị trí F „Fast‟ tốc độ động cơ quay nhanh, áp dụng khi tia laser ngoài vùng quét vật thể và muốn
duy chuyển nhanh thì ấn sang chế độ này, đèn xanh sáng hơn bình thường.
- Động cơ bàn máy : Khi đang ở vị trí „+‟, động cơ quay bàn máy cùng chiều kim đồng hồ, đồng thời kết hợp 2 nút Slow, Fast. Tốt nhất là để chế độ Slow. Khi ở vị trí „-‟, động cơ quay bàn máy ngược chiều kim đồng hồ.
3.2.2 Laser
Khi chọn mua laser cần phải chú ý một vài đặc điểm sau:
+ Quan sát nguồn sáng khi rọi, cái nào ánh sáng bị nhòe thì loại + Ánh sáng yếu, bị chập chờn thì tốt nhất nên loại bỏ.
Khi chọn mua nên kiểm tra hệ thống bên trong laser, xem có bị chạm hay không. Các nút bấm có nguyên vẹn hay không. Để thử nghiệm thành công, tốt nhất nên mua dự phòng 10 chiếc. Quét vật thể trong thời gian lâu nếu dùng pin kèm theo thì thời gian sử dụng rất ngắn, độ ổn định không cao. Do đó khi mua về tháo pin ra lấy kéo cắt cho đến phần lò xo, dùng mỏ hàn thiếc hàn một đầu dây điện vào lò xo, phần phía sau laser khoan lỗ Ø3 để bắt vít, nối đầu dây điện còn lại vào bulong được lắp trên vỏ laser. Để phân biệt dễ dàng khi lắp mạch điện, tốt nhất nên chọn loại dây điện có 2 màu khác nhau.