MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh ninh bình (Trang 109)

3.5.1. Đối với Chính phủ

- Cấp đủ vốn điều lệ hàng năm cho NHCSXH, có cơ chế cho ngân hàng vay lại nguồn vốn có lãi suất thấp, dài hạn từ các tổ chức quốc tế đảm bảo đủ nguồn vốn đầu tƣ cho các chƣơng trình cho vay ƣu đãi.

- Xem xét phê duyệt cơ chế khoán tài chính cho NHCSXH theo hƣớng nâng cao dần quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; cho phép ngân hàng đƣợc sử dụng nguồn tăng thu từ hoạt động nghiệp vụ để đầu tƣ sửa chữa, cải tạo, xây mới trụ sở các Phòng giao dịch cấp huyện hiện đang phải đi thuê ngoài.

- Chính phủ tiếp tục có văn bản chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền các địa phƣơng thực hiện nghiêm túc việc bình xét hộ nghèo, hàng năm phải rà soát lại danh sách hộ nghèo và công bố công khai để mọi ngƣời cùng giám sát. Bên cạnh đó, cần có cơ chế kiểm tra, giám sát việc bình xét hộ nghèo tại cấp xã, nhất là các xã ở vùng sâu, vùng xa.

3.5.2. Đối với NHCSXH Việt Nam

- Trong những năm qua, NHCSXH Ninh Bình đã nhận đƣợc sự quan tâm rất lớn của NHCSXH Việt Nam về việc hỗ trợ nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu về nguồn vốn cho vay tại Ninh Bình vẫn rất lớn, đề nghị NHCSXH Việt Nam tiếp tục quan tâm tạo điều kiện tăng thêm nguồn vốn để NHCSXH tỉnh Ninh Bình thực hiện tốt hơn nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác trên địa bàn.

- Nhƣ đã phân tích ở phần trƣớc, mức cho vay và thời hạn cho vay có tác động rất lớn đến hiệu quả cho vay hộ nghèo. Tuy nhiên, hiện nay NHCSXH cho vay với mức tối đa là 30 triệu đồng, thời hạn từ 12 đến 36 tháng. Mức cho vay này đối với một số hộ là phù hợp nhƣng đối với nhiều trƣờng hợp lại quá nhỏ, không đáp ứng đƣợc nhu cầu. Tƣơng tự nhƣ vậy, nhiều dự án vay vốn có thời gian hoàn vốn dài nhƣng vẫn phải chấp nhận vay ngắn, trung hạn. Do đó, NHCSXH cần nâng mức cho vay và xem xét lại thời hạn cho vay linh hoạt hơn. Đồng thời xử lý kịp thời các khoản nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan cho khách hàng vay vốn.

cấp huyện lên Chi nhánh cấp huyện, ban hành quy chế hoạt động và trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho Chi nhánh cấp huyện nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động trong giai đoạn hiện nay.

3.5.3. Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tại tỉnh Ninh Bình

- Đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng các cấp ở tỉnh Ninh Bình tiếp tục quan tâm tạo điều kiện để NHCSXH hoạt động có hiệu quả. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 09/2004/CT-TTg, ngày 16/3/2004 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của NHCSXH. UBND tỉnh Ninh Bình chỉ đạo sở Tài chính trích đủ nguồn vốn từ ngân sách địa phƣơng hàng năm hỗ trợ NHCSXH theo Nghị quyết số 151/2006/NQ-HĐND, ngày 08/7/2006 của HĐND tỉnh. UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục trích ngân sách địa phƣơng để làm nguồn vốn cho vay hộ nghèo, cấp đất và hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng trụ sở các Phòng giao dịch cấp huyện chƣa có trụ sở hoặc đã có nhƣng nhỏ, hẹp không đảm bảo phục vụ hoạt động (các huyện Yên Khánh, Hoa Lƣ, Kim Sơn còn khó khăn về trụ sở làm việc).

- UBND tỉnh phối hợp với NHCSXH trong việc đào tạo nghề, hƣớng dẫn sử dụng vốn và tƣ vấn kinh doanh gắn liền với việc cho vay vốn. Cụ thể nhƣ sau: Các chƣơng trình đào tạo nghề của tỉnh cần thiết thực, phù hợp với độ tuổi, khả năng và môi trƣờng sống của ngƣời nghèo. Sau khi đƣợc đào tạo nghề, những lao động này sẽ tiến hành sản xuất, kinh doanh tại nhà với vốn đầu tƣ ban đầu đƣợc tài trợ từ chƣơng trình tín dụng ƣu đãi hộ nghèo. Sự kết hợp này vừa góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo nghề đối với những đối tƣợng lao động trên 35 tuổi hoặc những đối tƣợng lao động có trình độ văn hóa thấp, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. Hơn nữa, sự kết hợp này còn góp phần kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay của các hộ, tránh trƣờng

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động cho vay của NHCSXH để đồng vốn của ngân hàng đầu tƣ đúng đối tƣợng, hộ vay sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao. Ngăn chặn, xử lý kịp thời tình trạng thu phí, lệ phí đối với hộ nghèo vay vốn của UBND, tổ chức chính trị xã - hội cấp xã.

3.5.4. Đối với Ban đại diện HĐQT - NHCSXH các cấp

- Nâng cao chất lƣợng hoạt động của Ban đại diện HĐQT - NHCSXH các cấp, coi trọng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của ngân hàng cấp tỉnh và các Phòng giao dịch cấp huyện trong việc chấp hành chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; các văn bản chỉ đạo của Ban đại diện HĐQT cấp trên nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các sai phạm và rủi ro trong hoạt động tín dụng chính sách, ngăn ngừa các tiêu cực có thể sảy ra.

- Tổ chức họp Ban đại diện HĐQT-NHCSXH các cấp theo định kỳ hàng quý để triển khai Nghị quyết của Ban đại diện, đồng thời có giải pháp chỉ đạo kịp thời hoạt động của các Phòng giao dịch cấp huyện. Hàng năm có hình thức khen thƣởng cụ thể đối với hộ nghèo điển hình vay vốn vƣơn lên thoát nghèo, các Tổ trƣởng tổ TK&VV, cán bộ hội đoàn thể nhận ủy thác hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cho vay để động viên kịp thời các cá nhân, tổ chức thực hiện tốt chƣơng trình tín dụng ƣu đãi.

3.5.5. Đối với các tổ chức nhận ủy thác

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền cho hội viên hiểu rõ về chính sách tín dụng ƣu đãi của Nhà nƣớc là sự hỗ trợ theo phƣơng thức tín dụng chứ không phải vốn cấp phát, nâng cao ý thức trách nhiệm hoàn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng.

- Có chƣơng trình kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp cơ sở trong thực hiện hợp đồng ủy thác. Đồng thời nâng cao hơn

nữa chất lƣợng đào tạo nghề, đƣa các nghề phù hợp với điều kiện địa phƣơng và khả năng của hộ nghèo, tránh tình trạng tổ chức theo phong trào, dạy nghề xong nhƣng không duy trì đƣợc gây lãng phí và tâm lý chán nản cho ngƣời học. Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác sơ, tổng kết kịp thời biểu dƣơng gƣơng ngƣời tốt, việc tốt, xử lý nghiêm minh những hành động xâm tiêu, chiếm dụng vốn.

3.5.6. Đối với NHCSXH tỉnh Ninh Bình

- Thƣờng xuyên tham mƣu cho Ban đại diện HĐQT tỉnh phân bổ nguồn vốn cho vay hộ nghèo, căn cứ vào nhu cầu đề nghị vay vốn của các hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn nhƣng chƣa đƣợc vay tại các địa phƣơng; ƣu tiên đối với các hộ nghèo thuộc khu vực miền núi và khu bãi ngang ven biển.

- Hàng năm tham mƣu cho UBND tỉnh trích một phần ngân sách địa phƣơng để làm nguồn vốn cho vay. Đồng thời tiếp tục chỉ đạo UBND cấp huyện trích một phần vốn ngân sách từ nguồn tăng thu tiết kiệm chi để làm nguồn vốn cho vay hộ nghèo.

Kết luận chƣơng 3

Chƣơng 3 đã tập trung nghiên cứu các vấn đề đó là:

1. Nêu lên định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2010 - 2015, trên cơ sở đó NHCSXH Ninh Bình đề ra định hƣớng hoạt động trong thời gian tới.

2. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH Ninh Bình và những kiến nghị với các cấp để các giải pháp đề xuất có thể thực hiện đƣợc.

KẾT LUẬN

NHCSXH là tổ chức tín dụng của Nhà nƣớc, hoạt động vì mục tiêu XĐGN, phát triển kinh tế xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận. Muốn XĐGN nhanh và bền vững thì vấn đề nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH là một yêu cầu hết sức quan trọng. Trong những năm qua, NHCSXH tỉnh Ninh Bình đã luôn bám sát chủ trƣơng, định hƣớng của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chƣơng trình, mục tiêu XĐGN. Vốn NHCSXH đã đầu tƣ tới 165.882 lƣợt hộ nghèo và đối tƣợng chính sách với với 8 chƣơng trình tín dụng ƣu đãi; trong đó, cho vay hộ nghèo chiếm 24,3% trong tổng dƣ nợ, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 18,02% năm 2003 xuống còn 9,85% vào năm 2011 (theo tiêu chí mới); tăng tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian ở lao động nông thôn từ 71,3% năm 2007 lên 86,5% năm 2011. Qua đó, đã tạo lòng tin và ấn tƣợng tốt đẹp trong nhân dân, đặc biệt là nông dân nghèo phấn khởi ngày càng tin tƣởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc. Tuy nhiên, hoạt động của NHCSXH tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục, đó là nhiều hộ nghèo đủ điều kiện có nhu cầu vay nhƣng chƣa đƣợc vay, số hộ thoát nghèo từ nguồn vốn vay của NHCSXH chƣa cao, tình trạng cho vay không đúng đối tƣợng diễn ra khá phổ biến... dẫn đến hiệu quả tín dụng hộ nghèo vẫn thấp so với mục tiêu đề ra. Do đó, tìm giải pháp nâng cao hiệu quả của tín dụng hộ nghèo mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng không chỉ cho NHCSXH Ninh Bình mà của cả tỉnh Ninh Bình.

Luận văn “Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Ninh Bình” sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu thích hợp đã hoàn thành những nội dung chủ yếu nhƣ sau:

quả tín dụng và rút ra sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo.

Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Ninh Bình. Đồng thời, chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân trong cho vay hộ nghèo tại Ninh Bình trong thời gian vừa qua.

Thứ ba: Trên cơ sở mục tiêu hoạt động của NHCSXH tỉnh Ninh Bình, luận văn đƣa ra các nhóm giải pháp và một số kiến nghị với Chính phủ, NHCSXH Việt Nam, với cấp ủy Đảng chính quyền các cấp tại Ninh Bình, Ban Đại diện HĐQT các cấp, NHCSXH tỉnh Ninh Bình, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo.

Mặc dù có nhiều cố gắng, song vì điều kiện thời gian và khả năng còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong đƣợc sự góp ý của các nhà khoa học và những ngƣời quan tâm đến đề tài, để bản luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Phạm Tiến Bình, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo về những lời nhận xét quý báu, đóng góp đối với bản luận văn.

Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo về những bài giảng lý thú đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi đối với em trong quá trình học tập.

Cảm ơn NHCSXH tỉnh Ninh Bình đã tạo điều kiện, giúp đỡ trong quá trình viết luận văn.

Cuối cùng, em xin cảm ơn sự khuyến khích, quan tâm tạo điều kiện của những ngƣời thân trong gia đình đã giúp em hoàn thành bản luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Hoàng Anh (2000), “Tín dụng Ngân hàng phục vụ đối tƣợng chính sách và các chƣơng trình kinh tế của Chính phủ: Những tồn tại và kiến nghị tháo gỡ”, Tạp chí Ngân hàng, (4), tr 17-26.

2. Võ Thị Thúy Anh (2010), “Nâng cao hiệu quả tín dụng chƣơng trình tín dụng ƣu đãi hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội tại thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí KHCN Đà Nẵng, (5), tr 52-59.

3. Lê Hữu Báu (2005), Những giải pháp về quản lý nhằm xóa đói, giảm nghèo tại vùng nông thôn Ninh Bình giai đoạn hiện nay, Đề tài khoa học cấp tỉnh, Ninh Bình.

4. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XX, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ninh Bình. 5. Bộ Lao động Thƣơng Binh xã hội (2010), Kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2010, Hà Nội.

6. Bộ Lao động Thƣơng Binh xã hội (2010), Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010, Hà Nội.

7. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Công văn số 291/CV-CP về điều chỉnh một số điểm của Nghị định 78/2002/NĐ, Hà Nội. 8. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Châu (2009), Ảnh hưởng tín dụng ưu đãi Ngân hàng chính sách xã hội đến giảm tỷ lệ hộ nghèo tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Thái Nguyên.

10. Học viện Ngân hàng (2001), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

11. Nguyễn Viết Hồng (2001), “Về việc tách bạch tín dụng chính sách với tín dụng thƣơng mại trong hoạt động ngân hàng”, Tạp chí Ngân hàng (3), tr 22-29, Hà Nội.

12. Hội đồng Dân tộc Quốc hội (2011), Chính sách cho vay vốn, tạo việc làm đối với đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay – thực trạng và giải pháp, Hà Nội. 13. Ngô Thị Huyền (2008), Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

14. Luật các tổ chức tín dụng (2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Mishkin, S.F (1993), Tiền tệ ngân hàng và Thị trường tài chính, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

16. Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình (2010), Báo cáo tình hình thực hiện tín dụng ưu đãi các năm từ 2007 đến 2011, Ninh Bình.

17. Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình (2010), Sổ tay tiết kiệm và vay vốn, Ninh Bình

18. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2011), Tổng quan về các chính sách, chương trình cho vay vốn đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay, thực trạng và giải pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

19. Ngân hàng chính sách xã hội (2004), Cẩm nang chính sách và nghiệp vụ tín dụng đối với hộ nghèo, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt nam (2001), Báo cáo kết quả nghiên cứu khảo sát hệ thống Ngân hàng và chính sách cho vay hộ nghèo tại ấn Độ, Hà Nội. 21. Sở Lao động, Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình, Báo cáo tình hình hộ nghèo, cận nghèo năm 2011, Ninh Bình.

22. Lê Thanh Tâm (2008), Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

Giang thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

24. Nguyễn Trung Tăng (2001), “Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng XĐGN”, Tạp chí Ngân hàng, (11), tr 12-17.

25. Tỉnh ủy Ninh Bình (2010), Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 10-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác giảm nghèo đến năm 2010, Ninh Bình.

26. Tỉnh ủy Ninh Bình (2012), Ninh Bình 20 năm đổi mới và phát triển, Ninh Bình.

27. UBND tỉnh Ninh Bình (2010), Báo cáo tổng kết Đề án số 15-ĐA/UBND về công tác giảm nghèo đến năm 2010, Ninh Bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh ninh bình (Trang 109)