NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ HUY ĐỘNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái bình (Trang 41 - 46)

VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.3.1. Yếu tố nội tại của doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp:

Mỗi doanh nghiệp tồn tại dưới một hình thức pháp lý nhất định về tổ chức doanh nghiệp, theo luật doanh nghiệp 2005 quy định các loại hình doanh nghiệp sau: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến việc khả năng huy động vốn như phương thức hình thành vốn khi thành lập doanh nghiệp, khả năng tiếp cận vốn, quyền chuyển nhượng, phân phối lợi nhuận và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính của DNNVV. Mỗi hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp có những ưu điểm và hạn chế riêng. Điều quan trọng là phải cân nhắc quyết định lựa chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp với quy mô kinh doanh, trình độ quản lý và đặc điểm ngành nghề mà doanh nghiệp hoạt động.

- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành nghề kinh doanh:

Mỗi ngành nghề kinh doanh có những đặc thù riêng và có ảnh hưởng không nhỏ tới việc huy động vốn của DNNVV:

o Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao hơn, tốc độ chu chuyển vốn lưu động cũng nhanh hơn so với các ngành nông nghiệp, công nghiệp đặc biệt là công nghiệp nặng. Ở các ngành này, vốn cố định thường chiếm tỷ lệ cao hơn vốn lưu động, thời gian thu hồi vốn cũng chậm hơn..

o Những doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có chu kỳ sản xuất ngắn thì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm thường không có biến động lớn, doanh nghiệp thường xuyên thu được tiền bán hàng, nhờ đó có thể dễ dàng đảm bảo cân đối giữa thu và chi bằng tiền, cũng như đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu kinh doanh. Ngược lại, những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài, phải ứng ra lượng vốn lưu động lớn hơn. Những doanh nghiệp hoạt động trong những ngành sản xuất có tính thời vụ thì nhu cầu về vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm chênh lệch nhau rất lớn, giữa thu và chi bằng tiền thường có sự không ăn khớp nhau về thời gian. Do đó, phải tính toán để đảm bảo vốn kịp thời, đầy đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Uy tín của doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Uy tín của doanh nghiệp khởi đầu từ chất lượng sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra, thể hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tốc độ tăng trưởng hàng năm, doanh nghiệp được xây trên nền tảng vững chắc, tạo lợi nhuận tối đa, thường xuyên có tính lịch sử tín dụng tốt là nhân tố tác động đến khả năng huy động vốn kinh doanh của DNNVV.

1.3.2. Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến mối quan hệ huy động vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả những điều kiện bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp: môi trường kinh tế - tài chính, môi trường chính trị, môi trường luật pháp, môi trường công nghệ, môi trường văn hóa - xã hội,… Khi xem xét tác động của môi trường không chỉ xem xét ở phạm vi trong nước mà còn cần phải xem xét đánh giá môi trường kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, những biến động lớn về kinh tế, tài chính trong khu vực và trên thế giới ảnh hưởng mau lẹ đến nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp của mỗi quốc gia và DNNVV không phải là ngoại lệ, mặc dù mức độ tác động đến các doanh nghiệp có sự khác nhau.

+ Chính sách lãi suất:

Lãi suất tín dụng là công cụ chủ yếu để điều hành lượng cung tiền trong nền kinh tế. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn của doanh nghiệp. Khi lãi suất tăng làm cho chi phí vốn tăng. Nếu doanh nghiệp không có cơ cấu vốn hợp lý, kinh doanh kém hiệu quả thì hiệu quả sử dụng vốn thấp, nhất là đối với phần vốn vay. Mặt khác, khi lãi suất thấp người dư thừa vốn không muốn giữ tiền của mình trong ngân hàng mà tính đến chuyện đầu tư và tiêu dùng. Do đó khả năng huy động vốn của doanh nghiệp trở nên khó khăn, kênh huy động vốn của doanh nghiệp từ ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính sẽ không được khai thông. Lãi suất tiền gửi cao chứa đựng yếu tố tích cực là giúp cho việc phân phối lại thu nhập trong quảng đại quần chúng nhưng lại khó khăn cho việc huy động vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất là vấn đề quan trọng quyết định một hoạt động đầu tư hay phương án kinh doanh. Doanh nghiệp phải tính toán, cân nhắc xem liệu hoạt động đầu tư hay phương án kinh doanh có đảm bảo được yêu cầu là tỷ suất lợi nhuận phải cao hơn lãi suất cho vay, cao hơn tỷ lệ

lạm phát hay không. Nếu nhỏ hơn thì doanh nghiệp sẽ không có lãi và cũng không thu hồi được vốn. Đối với hoạt động đầu tư với phương án sản xuất kinh doanh bằng vốn tự có cũng phải tính toán đến chi phí vốn nếu có hiệu quả thì mới thực hiện.

+ Chính sách tỷ giá:

Tỷ giá hối đoái vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa biểu hiện quan hệ cung cầu về ngoại tệ. Tỷ giá có tác động điều tiết cung cầu ngoại tệ, điều tiết sản xuất thông qua việc thức đẩy hoặc hạn chế sản xuất hàng hóa xuất nhập khẩu. Khi tỷ giá giảm, hàng hóa nhập khẩu sẽ rẻ tương đối so với hàng hóa sản xuất trong nước. Điều này sẽ khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu và do đó sẽ tác động đến thu nhập của doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Mặt khác, bản thân tỷ giá hối đoái cũng tác động đến thu nhập của doanh nghiệp khi tỷ giá thay đổi, có những doanh nghiệp được lợi và cũng có những doanh nghiệp bị thua lỗ từ sự thay đổi này. Tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến việc huy động vốn bằng ngoại tệ của doanh nghiệp nhất là các khoản vay dài hạn. Một nền kinh tế ổn định duy trì một tỷ giá ít biến động sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp dự báo tính toán được việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả và ngược lại.

+ Chính sách thuế:

Thuế là một khoản đóng góp từ các tổ chức cá nhân cho Nhà nước theo luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước. Người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại. Đối với Nhà nước, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng cho mục đích phát triển kinh tế xã hội. Thuế là công cụ quan trọng của Nhà nước để kiểm soát, hướng dẫn và điều tiết hoạt động của nền kinh tế nói chung và các đơn vị ở các thành phần kinh tế nói riêng, nó là công cụ của

doanh nghiệp, thuế phải nộp được coi như một khoản chi phí của doanh nghiệp là khoản nộp có tính chất nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước. Chính sách thuế có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Bởi vì nếu chính sách thuế hợp lý sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự tích lũy vốn, tập trung vốn vừa kích thích doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu chính sách thuế không hợp lý, mức thuế quá cao sẽ hạn chế khả năng tích tụ vốn của doanh nghiệp làm hạ thấp phần lợi nhuận sau thuế, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp (thuế thu nhập doanh nghiệp và một số thuế khác).

- Thị trường tài chính và hệ thống các trung gian tài chính:

Hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp gắn liền với hoạt động của thị trường tài chính nơi mà các doanh nghiệp có thể huy động để gia tăng về vốn, đồng thời có thể đầu tư các khoản tài chính tạm thời nhàn rỗi để tăng thêm mức sinh lời của vốn. Hiện nay, sự phát triển của thị trường làm đa dạng hóa các hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp, chẳng hạn như sự xuất hiện và phát triển của các công ty cho thuê tài chính, sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán, sự phát triển lớn mạnh của các trung gian tài chính sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính ngày càng phong phú, đa dạng hơn cho doanh nghiệp. Sự cạnh tranh của các trung gian tài chính tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng nguồn vốn tín dụng với chi phí thấp hơn.

- Tổ chức cung cấp vốn:

Đây là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của DNNVV. Tổ chức cung ứng vốn dùng tiền huy động từ nhiều nguồn để cho vay. Tổ

cơ sở cho việc ra quyết định cho vay. Phải xác định được khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay, qua phân tích dự đoán các tình huống rủi ro có thể xảy ra, dự đoán các biện pháp khắc phục rủi ro để hạn chế tổn thất cho các tổ chức cung ứng vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái bình (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)